Báo cáo kiên cố hóa kênh mương bắc hà tĩnh năm 2024

Cường Lợi là xã thuần nông của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn dù không quá xa trung tâm huyện nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã không chủ động được nguồn nước.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hàng năm xã Cường Lợi huy động nhiều nguồn lực, ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư, người dân cũng đồng lòng góp công, góp của để xây dựng, sửa chữa, duy tu các công trình thủy lợi.

Công trình thủy lợi nhỏ giúp nhiều diện tích đất ở xã Cường Lợi có nước sản xuất. Ảnh: Ngọc Tú.

Sau một thời gian dài đầu tư, đến nay xã Cường Lợi đã có 19 công trình thủy lợi, trong đó có 14 công trình do Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn quản lý, 5 công trình do xã quản lý. Ngoài ra hệ thống kênh, mương nội đồng dẫn nước đến những khu đất thường xuyên thiếu nước cũng được chú trọng đầu tư. Nhờ đạt được các tiêu chí về thủy lợi, nước sạch nên năm 2021, xã Cường Lợi đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nhằm khai thác hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, hàng năm xã phối hợp với trạm thủy nông huyện xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác duy tu, sửa chữa. Với những công trình nhỏ, xã vận động nhân dân vào cuộc thường xuyên nạo vét, sửa chữa đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trên địa bàn xã vẫn còn nhiều diện tích đất sản xuất ở khu vực ven chân đồi, không có nguồn nước, chưa chủ động nước tưới.

Anh Ngô Văn Chu, thôn Pò Nim [xã Cường Lợi] cho biết, thôn không có nguồn nước, hầu hết đất sản xuất thiếu nước, một số hộ phải dẫn nước từ xa về để sản xuất nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Do thiếu nước nên người dân trong thôn chủ yếu trồng ngô, cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích ruộng trồng lúa rất ít. Người dân rất mong muốn được đầu tư thêm hồ chứa để tích nước phục vụ sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Tại xã Cư Lễ [huyện Na Rì], toàn xã cũng đã xây dựng 15 công trình thủy lợi, trong đó có 4 công trình do xã quản lý. Từ năm 2018 đến nay, xã có 4 công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng mới. Đến nay, cơ bản các công trình thủy lợi đều đáp ứng được nhu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ông Lâm Ngọc Tá, Chủ tịch UBND xã Cư Lễ thông tin, hàng năm xã phối hợp với đơn vị quản lý công trình tiến hành kiểm tra các hồ, đập, công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ. UBND xã cũng định kỳ ban hành kế hoạch nạo vét, phát dọn kênh mương, giao trách nhiệm cho trưởng thôn huy động nhân dân thực hiện và tuyên truyền nhân dân trong việc bảo vệ công trình. Khi phát hiện các điểm rò rỉ hay hư hỏng làm giảm hiệu quả các công trình thủy lợi phải kịp thời xử lý.

“Việc duy tu, sửa chữa nhỏ được thực hiện ngay nhằm khắc phục triệt để những điểm rò rỉ của các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt trên địa bàn, đảm bảo phục vụ tốt sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân. Do đặc thù miền núi, sông suối độ dốc cao, sau mỗi mùa mưa lũ, kênh, mương thủy lợi nội đồng thường bị đất đá vùi lấp nên các thôn huy động nhân dân tham gia nạo vét trước mỗi vụ sản xuất”, ông Tá cho biết thêm.

Công trình thủy lợi quy mô vừa và nhỏ phù hợp với địa hình, nhu cầu sử dụng nước ở huyện Na Rì. Ảnh: Ngọc Tú.

Dồn lực đầu tư

Hiện nay, trên địa bàn huyện Na Rì có 232 công trình thủy lợi, trong đó Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Kạn quản lý 95 công trình, địa phương quản lý 109 công trình. Có 28 công trình chưa được phân cấp quản lý do mới được đầu tư từ năm 2019 đến nay. Số công trình thủy lợi này đảm bảo nước tưới cho hơn 1.600ha đất sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp có nước tưới chủ động đạt trên 83%.

Một trong những điểm nổi bật của huyện Na Rì là hệ thống thủy lợi nhỏ khá hoàn chỉnh. Toàn huyện đã xây dựng được gần 360km kênh mương nội đồng, trong đó có gần 177km đã được kiên cố hóa, xây dựng được 10 hồ chứa có dung tích dưới 50.000m3, 10 trạm bơm có tổng lưu lượng dưới dưới 1.000m3/h. Hệ thống thủy lợi nhỏ khá hoàn thiện đã góp phần giải quyết bài toán khô hạn ở một số vùng thuộc các xã vùng cao.

Riêng năm 2022, huyện Na Rì được đầu tư gần 3,5 tỷ đồng để các xã hoàn thiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, người dân đã đóng góp hơn 1,2 tỷ đồng bằng vật chất và ngày công lao động để xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn. Đến nay huyện Na Rì có 15 xã đạt tiêu chí thủy lợi trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, năm 2023 phấn đấu có thêm một xã đạt tiêu chí thủy lợi nâng cao [Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao].

Để khai thác, quản lý hiệu quả các công trình thủy lợi, từ năm 2018 đến năm 2021 các tổ dùng nước do UBND các xã thành lập thực hiện việc điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân. Từ năm 2022 các công trình được giao cấp huyện quản lý, UBND huyện giao Phòng NN-PTNT đặt hàng với các tổ chức thuỷ lợi cơ sở. Phòng Nông nghiệp và PTNT đã ký hợp đồng đặt hàng quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi được phân cấp với Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Kạn để quản lý khai thác, điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhu cầu vốn đầu tư công trình thủy lợi ở khu vực miền núi còn rất lớn. Ảnh: Ngọc Tú.

Các công trình do địa phương quản lý hoạt động tương đối ổn định, đảm bảo phục vụ diện tích gieo trồng hàng năm. Để khai thác hiệu quả, các xã tuyên truyền, vận động các hộ hưởng lợi chủ động nạo vét, phát dọn kênh mương đảm bảo dẫn nước tưới phục vụ sản xuất.

Ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Na Rì cho biết, do đặc thù huyện vùng cao, đất sản xuất manh mún nên nhiều khu vực chưa chủ động nguồn nước sản xuất. Hàng năm huyện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn sự nghiệp để tiếp tục đầu tư công trình thủy lợi.

Với chương trình xây dựng nông thôn mới, các xã trên địa bàn vận động nhân dân tham gia góp ngày công. “Hiện nay công chức được giao phụ trách quản lý lĩnh vực thủy lợi ở các xã không có trình độ chuyên môn, kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên gặp khó khăn. Ngoài ra, các công trình chủ yếu quy mô nhỏ, diện tích tưới tiêu ít nên khó khăn trong việc duy tu, sửa chữa, một số công trình chưa được đầu tư kiên cố nên lượng nước thẩm thấu nhiều, chưa đảm bảo phục vụ sản xuất. Thời gian tới huyện sẽ tăng cường phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, đưa các chế tài quản lý, khai thác, xử phạt về công tác bảo vệ công trình vào hương ước của các thôn bản. Bên cạnh đó tiếp tục vận động nhân dân tham gia, thành lập, nâng cao năng lực tổ chức thuỷ lợi cơ sở”, ông Lộc cho biết thêm.

Tại Bắc Kạn, công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất được đầu tư nâng cấp, cải tạo thực hiện tốt việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng, khai thác và đảm bảo an toàn. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt khoảng 90%. Tổng số chiều dài kênh mương hơn 2.000km, trong đó kiên cố hóa là 1.291km, chiếm hơn 55,5%. Trong 9 tháng năm 2023, các xã trên địa bàn tỉnh đã kiên cố hóa được 43 công trình kênh mương nội đồng. Tỉnh Bắc Kạn có 94/96 xã đã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới.

Chủ Đề