Bao giờ có điểm đại học luật hà nội năm 2022

Đại học Luật Hà Nội cho biết, năm nay trường dự kiến tuyển 2.265 chỉ tiêu [tăng 265 chỉ tiêu so với năm 2021]. Trong đó 100 chỉ tiêu dành cho hệ đào tạo liên kết với Đại học Arizona - Hoa Kỳ và 165 chỉ tiêu cho phân hiệu tại Đắk Lắk.

Với 2.000 chỉ tiêu tại cơ sở chính, trường dành 49% cho xét kết quả thi THPT, 49% cho xét kết quả học bạ và 2% dùng để xét tuyển học sinh giỏi, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Trường có thể tuyển sinh bổ sung 30 chỉ tiêu đợt tiếp theo cho phân hiệu Đắk Lắk tùy thuộc điều kiện thực tế tuyển sinh tại phân hiệu. Trường hợp không tuyển hết chỉ tiêu tại Phân hiệu thì chỉ tiêu còn lại sẽ chuyển về phân bổ cho trụ sở chính.

Điểm trúng tuyển của các tổ hợp D01, D02, D03, D05, D06 bằng nhau.

Với thí sinh mắc COVID-19 không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, được đặc cách xét tốt nghiệp, phòng đào tạo nhà trường cho biết, các em vẫn có cơ hội để trúng tuyển vào Đại học Luật Hà Nội nếu có nguyện vọng.

Như năm 2021, với những thí sinh xét tuyển đặc cách, nhà trường cho thực hiện một bài luận và có 2 em trúng tuyển bằng hình thức này.

Ngoài 4 chuyên ngành truyền thống: Luật, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, năm nay trường mở thêm 3 chuyên ngành: Luật Kinh tế chất lượng cao, Sở hữu trí tuệ và Pháp luật thi hành án. Là năm đầu tiên tuyển sinh ngành mới, trường dự kiến dành 50 chỉ tiêu cho mỗi chuyên ngành.

48 chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Năm 2022, trường tuyển sinh theo hai phương thức chính: tuyển thẳng và xét tuyển theo đề án riêng. Trong tuyển sinh riêng, Đại học Luật Hà Nội tiếp tục chia ra bốn phương thức.

Thứ nhất, trường dành 48 chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng, quý, năm của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thời gian xét tuyển dự kiến là tháng 8-12/2022.

Thứ hai, xét học bạ, trường dành 50% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức này. Để nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh phải loại giỏi năm kỳ học [trừ kỳ II lớp 12], trong đó kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển ở kỳ I lớp 12 tối thiểu 7,5 [đối với trụ sở chính Hà Nội] và 7 [phân hiệu tại Đắk Lắk].

Năm nay, các tiêu chí về giải thưởng học sinh giỏi, là học sinh trường THPT chuyên không còn là điều kiện chính thức để nộp hồ sơ như năm 2021. Thay vào đó, nếu đạt các thành tích này, các em được cộng 0,5-1,5 điểm khuyến khích. Ngoài ra, khi có chứng chỉ ngoại ngữ, thí sinh cũng được quy đổi điểm để thay cho điểm môn ngoại ngữ trong học bạ.

Với phương thức xét học bạ này, thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng/một tổ hợp duy nhất.

Thứ ba, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại trụ sở chính Hà Nội của tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] là 20, các tổ hợp còn lại là 18. Riêng với hai ngành Luật Thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không dưới 7. Tại phân hiệu Đắk Lắk, điểm sàn là 15, áp dụng cho mọi tổ hợp.

Điểm khuyến khích cho phương thức này được áp dụng tương tự [cả về tiêu chí và mức điểm cộng] với xét học bạ.

Thứ tư, với thí sinh đăng ký vào chương trình liên kết với Đại học Arizona [Mỹ], Đại học Luật Hà Nội xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương. Thời gian xét tuyển dự kiến 4-12/2022.

Đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ có giá trị sử dụng theo quy định tính đến thời điểm xét tuyển sẽ được quy đổi điểm môn Ngoại ngữ tương ứng để xét tuyển.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh: IELTS 6.5 điểm, TOEFL ITP 587 điểm, TOEFL iBT 95 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 10 điểm môn Tiếng Anh; IELTS 6.0 điểm, TOEFL ITP 563 điểm, TOEFL iBT 85 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 9,5 điểm môn Tiếng Anh; IELTS 5.5 điểm, TOEFL ITP 537 điểm, TOEFL iBT 75 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 9.0 điểm môn Tiếng Anh.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật được quy đổi điểm ngoại ngữ dùng để xét tuyển tương ứng như sau: Cấp độ C2 được quy đổi tương ứng với 10 điểm; cấp độ C1 được quy đổi tương ứng 9,5 điểm; cấp độ B2 được quy đổi tương ứng 9 điểm.

Năm 2021, Ngành Luật Kinh tế [tổ hợp C00] điểm trúng tuyển là 29,25 điểm, kế đó ngành Luật là 28 [tổ hợp C00] và 26,55 tổ hợp D01. Các ngành còn lại chủ yếu có điểm trúng tuyển từ 25 đến 27,25 điểm, riêng các tổ hợp của ngành Luật tuyển sinh tại Phân hiệu của trường tại Đắk Lắk có điểm trúng tuyển từ 18,40 - 22,75 điểm.

Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội cao nhất là 29.25 điểm. Năm 2022 Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển 2.265 chỉ tiêu [không bao gồm 100 chỉ tiêu cho các trường dự bị dân tộc]. Trong đó, ngành Luật tuyển 1.410 chỉ tiêu bao gồm cả 130 chỉ tiêu cho phân hiệu Đắk LắK, ngành Luật Kinh tế 450 chỉ tiêu, ngành Luật Thương mại Quốc tế 205 chỉ tiêu và ngàng Ngôn ngữ Anh 200 chỉ tiêu.

Xem thêm: Tuyển sinh Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2022

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại trụ sở chính của Trường như sau: Tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển C00 đạt ≥ 20.00 điểm, các tổ hợp khác đạt ≥ 18.00 điểm [không tính điểm ưu tiên].

Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2022 sẽ được công bố vào ngày 16/9. Các bạn có thể tham khảo bảng điểm chuẩn của Trường Đại học Luật Hà Nội qua các năm gần đây phía bên dưới. Dự kiến các ngành học có điểm chuẩn tăng nhẹ từ 0.5-2 điểm so với năm 2021.

1. Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021

Như vậy, điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021 tăng nhẹ so với năm 2020. Đứng đầu là điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế với số điểm là 29.25 khối C00, tiếp sau đó là ngành Luật với số điểm 28 khối C00.

2. Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020

Điểm chuẩn Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020 tăng khá cao so với năm 2019. Theo đó, ngành Luật Kinh tế có số điểm cao nhất là 29.00 điểm khối C00, tiếp sau đó là ngành Luật với số điểm là 27.75 điểm khối C00.

3. Tìm hiểm thêm về Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội với khẩu hiệu “Chất lượng cao tạo nên giá trị bền vững“, trải qua 46 năm lịch sử giờ đây ngôi trường HLU mến yêu này đã được mọi người công nhận là trường đào tạo luật hàng đầu trên cả nước. Ngoài bề dày lịch sử trường cũng có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ tham gia nghiên cứu và giảng dạy đứng đầu trên cả nước, vì thế chất lượng giảng dạy của trường ngày càng được nâng cao và phát huy truyền thống đó của trường.

Hiện tại, trường thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp và đang được Nhà nước quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển trở thành cơ sở đào tạo luật trọng điểm hàng đầu tại miền Bắc. Sau những ngày tháng đứng vững bên con đường Nguyễn Chí Thanh, trường đã và đang mở rộng cơ sở hai tại Từ Sơn, Bắc Ninh [cách cơ sở chính khoảng 25km].

Cơ sở hai của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện đang được xây dựng và sắp hoàn thành. Cơ sở hai của trường được đầu tư xây dựng với cơ sở vật chất hiện đại, các phòng học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, người cũng chú trọng xây dựng ký túc xá cho sinh viên. Ngoài ra, trường cũng xây dựng thêm khuôn viên trường, sân bóng nhân tạo, hồ bơi… nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục của sinh viên cũng như giảng viên toàn trường.

Như vậy, Trường Đại học Luật Hà Nội ngoài chất lượng giảng dạy đã đạt được thì trường đang tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, công nghệ và sức khỏe của giảng viên, sinh viên trên toàn trường.

Bạn nên đọc:

Video liên quan

Chủ Đề