Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Xương cụt là phần cuối cùng, nhỏ nhất và khác biệt nhất của xương cột sống. Khi đau xương cụt, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái “đứng ngồi không yên” khiến cuộc sống bị xáo trộn. Nếu bạn muốn biết tại sao xương cụt bị đau và hướng giải quyết cơn đau này như thế nào, hãy dành vài phút theo dõi bài viết này nhé!

Mục lục

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống

Nhận diện xương cụt và cơn đau xương cụt

Xương cụt hay xương cùng (tiếng anh là Tailbone hoặc Coccyx) nằm ở cuối cột sống và được cấu tạo bởi 4 hoặc 6 đốt sống (xương cụt của nữ giới thường ngắn hơn của nam giới). Một điều đặc biệt là nếu các đốt sống ở vùng khác được tách biệt với nhau bởi đĩa đệm thì các đốt sống ở xương cụt hợp nhất với nhau thành một khối duy nhất.

Phần xương bé nhỏ này sẽ dịch chuyển về phía trước và làm nhiệm vụ giảm xóc mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái và ổn định khi ngồi. Tuy nhiên, do một số yếu tố bệnh lý và sinh lý khiến xương cụt bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau nhức.

Đau xương cụt là gì?

Đau xương cụt (Coccydynia hoặc Tailbone Pain) xảy ra do xương cụt bị mất ổn định dẫn đến viêm các khớp lân cận (đặc biệt là khớp cùng chậu). Cơn đau ở xương cụt sẽ chuyển biến từ nhẹ đến dữ dội và thường tăng nặng khi ngồi xuống, đứng lên hoặc ngả người ra sau khi ngồi trên ghế.

Cơn đau xương cụt có thể lan xuống hông và chân khiến cho việc đi lại gặp khó khăn. Đôi khi, chúng ta có thể cảm thấy nhói đau ở xương cụt khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.

Nếu kéo dài hơn 3 tháng, đau xương cụt có nguy cơ trở thành mãn tính khiến việc điều trị trở nên phức tạp và khó đạt được kết quả tốt nhất. Quan trọng hơn, xương cụt bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của toàn bộ xương sống, làm suy giảm chức năng hệ vận động.

Triệu chứng đặc trưng của đau xương cụt

Khi thấy đau hông, đau chân hay kể cả đau vùng lưng, hầu như ai cũng chỉ nghĩ vấn đề thuộc về cột sống hoặc khớp cùng chậu mà không biết rằng cơn đau này có thể do xương cụt gây ra. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng giúp bạn phần nào nhận diện được cơn đau đến từ xương cụt:

  • Đau và căng cứng ở vùng ngay trên mông.

  • Phần lớn thời gian, cơn đau diễn ra âm ỉ và chỉ đôi khi mới đau nhói.

  • Mức độ đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi xuống, đứng lên, đứng lâu, cúi thấp người, đi vệ sinh và quan hệ tình dục.

  • Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên lưng, hông, đi xuống mông và chân.

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Đau xương cụt trở nên tồi tệ hơn khi đi vệ sinh

Biểu hiện của các triệu chứng này sẽ không hoàn toàn giống nhau ở tất cả mọi người. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn với những cơn đau xương khớp khác, chúng ta cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và xác nhận lại.

Nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt

Cơn đau xương cụt có thể xuất hiện từ chính những tổn thương tại xương cụt, nhưng cũng có thể là hậu quả của một vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý nào khác bên trong cơ thể, cụ thể:

  • Xương cụt bị dị dạng hoặc lệch vị trí bẩm sinh.

  • Sự phát triển của các gai xương trên xương cụt.

  • Chịu ảnh hưởng từ cơn đau thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng.

  • Chấn thương khiến xương cụt bị rạn nứt, gãy hoặc lệch khỏi vị trí.

  • Căng thẳng kéo dài tạo áp lực lên xương cụt, chẳng hạn như ngồi xe máy / xe đạp  hoặc ngồi trên mặt ghế cứng quá lâu.

  • Xương cụt bị hao mòn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

  • Nhiễm trùng, ung thư hoặc khối u (trường hợp này hiếm gặp).

  • Thừa cân béo phì (chỉ số BMI của nữ vượt quá 27,4 và của nam vượt quá 29,4).

  • Giảm cân đột ngột.

Riêng phụ nữ, xương cụt bị đau còn bởi những thay đổi trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Bên cạnh đó, các bệnh phụ khoa, sự bất thường của tử cung cũng là những nguy cơ khiến tỷ lệ đau xương cụt ở nữ giới cao hơn nam giới.

Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Nếu như xương cụt bị đau do căng thẳng kéo dài thì không có gì đáng lo ngại. Chỉ cần chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt và tư thế vận động (đặc biệt tránh ngồi quá lâu trên ghế), cơn đau sẽ dần thuyên giảm và không tái phát.

Tuy nhiên, trường hợp đau xương cụt bắt nguồn từ các vấn đề xương khớp nghiêm trọng hay bệnh lý phụ khoa, chúng ta cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Bởi vì, nếu không được điều trị kịp thời, cơn đau sẽ chuyển thành mãn tính khiến chức năng vận động bị hạn chế và chất lượng cuộc sống giảm sút.

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Cơn đau xương cụt bùng phát ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi

Dù nguy hiểm hay không, chúng ta cũng cần phải “xử lý” dứt điểm cơn đau xương chậu để không làm gián đoạn sinh hoạt hàng ngày. Và quan trọng là những nhu cầu căn bản như ngồi nghỉ, đi vệ sinh hay quan hệ tình dục sẽ không vì xương chậu đau mà bị đình trệ.

Chẩn đoán đau xương cụt chính xác

Hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể xác nhận cơn đau xương cụt thông qua bệnh sử y tế và kết quả kiểm tra thể chất. Trong trường hợp bác sĩ cần chắc chắn đau xương cụt có phải do tổn thương hay bệnh lý xương khớp hay không, phương pháp chẩn đoán hình ảnh lại hữu dụng.

  • Thu thập bệnh sử y tế

Xác nhận những thông tin như: Thời điểm cơn đau xuất hiện; vị trí cảm nhận rõ cơn đau nhất; từng bị đau tương tự trước đó; chấn thương gần đây; đang điều trị bệnh phụ khoa… giúp bác sĩ bước đầu chẩn đoán được mức độ và nguyên nhân khiến xương cụt bị đau.

  • Kiểm tra thể chất

Bác sĩ dùng tay trực tiếp sờ nắn vùng quanh xương cụt để kiểm tra phản ứng đau của cơ thể. Tiếp theo, bác sĩ sẽ quan sát người bệnh thực hiện động tác đứng lên, ngồi xuống hoặc ngồi trên ghế và ngửa ra phía sau. Thông qua bước kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ biết được cơn đau có phải do xương cụt hay đến từ một tổn thương ở vị trí khác trên cột sống.

  • Phân tích hình ảnh

Nhìn vào hình ảnh chụp X-quang, MRI hay CT, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương, bao gồm gai xương, khối u, gãy xương, nhiễm trùng và sự bất thường hoặc mất ổn định của xương cụt (nếu có).

Sau khi tiến hành chẩn đoán, xác định cụ thể nguyên nhân gây đau xương cụt và tình trạng hiện tại của xương cụt, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có người chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi là cơn đau từ từ biến mất, nhưng có người phải tiến hành phẫu thuật khắc phục những tổn thương ở xương cụt hoặc cột sống mới “cắt đuôi” được cơn đau.

Điều trị đau xương cụt như thế nào?

Cách điều trị đau xương cụt được điều chỉnh theo từng mức độ và nguyên nhân đau xương cụt, cụ thể như sau:

  • Thay đổi tư thế ngồi

Để giảm bớt sự khó chịu và cảm giác đau, bạn hãy thay đổi tư thế ngồi để hạn chế áp lực lên xương cụt. Một tư thế ngồi đúng và tốt cho xương cụt đó là rướn người về phía trước rồi mới nhẹ nhàng đặt mông xuống ghế.

Và khi ngồi, hãy giữ thẳng lưng và tựa vào ghế, đồng thời hai chân đặt ngay ngắn trên sàn nhà. Làm như vậy, trọng lực cơ thể sẽ không đổ dồn lên xương cụt.

Nếu được, bạn nên chuẩn bị một chiếc gối đệm đặt dưới ghế để ngồi làm việc. Lớp đệm êm ái sẽ giúp xương cụt được thư giãn và ít nhạy cảm hơn.

  • Uống thuốc giảm đau

Đối với cơn đau nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn để để làm dịu vùng xương cụt. Nhưng nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau liều mạnh hơn hoặc tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào xương cụt hoặc cột sống.

  • Bổ sung dưỡng chất hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong

Hàn gắn những tổn thương, tăng cường độ vững chắc và dẻo dai cho sụn khớp nói chung và xương cụt nói riêng bằng dưỡng chất chuyên biệt là cách giảm đau từ gốc. Và hiện nay, những dưỡng chất được giới chuyên gia đánh giá cao trong việc hỗ trợ phục hồi và giảm đau nhức xương khớp là Chondroitin Sulfate, White Willow Bark (chiết xuất từ vỏ cây liễu), Eggshell Membrane (chiết xuất từ màng vỏ trứng), Turmeric Root (chiết xuất từ nghệ), Collagen Type II không biến tính và Collagen Peptide. Tác dụng hỗ trợ giảm đau của các tinh chất này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học từ những trường ĐH lớn tại Hoa Kỳ, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Pháp…

Những dưỡng chất này giúp hỗ trợ thúc đẩy tái tạo sụn và xương dưới sụn, hỗ trợ bảo vệ và ngăn ngừa viêm khớp cùng chậu – nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn đau xương cụt. Thật tiện lợi khi tất cả tinh chất này đều có trong JEX thế hệ mới, thế nên bạn hãy bổ sung sản phẩm vào chế độ chăm sóc xương khớp hàng ngày để vừa hỗ trợ giảm đau xương cụt vừa tăng độ bền, dẻo dai cho khớp xương toàn thân hiệu quả nhé!

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

  •  Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ, hỗ trợ xương cụt chắc khỏe và dẻo dai hơn. Một số bài tập trị liệu của chuyên gia có thể đưa xương cụt bị lệch về đúng vị trí để bạn không còn đau nhức mỗi khi cử động.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật luôn là lựa chọn cuối cùng khi những phương pháp điều trị trên không có kết quả. Phần lớn những trường hợp cần phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ xương cụt.

Lưu ý: Cơn đau sẽ không bị loại bỏ ngay lập tức sau khi phẫu thuật. Chúng ta sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để xương cụt ổn định và lành thương thì cảm giác đau nhức, khó chịu mới hoàn toàn biến mất.

Điều trị đau xương cụt cho phụ nữ mang thai

Đau xương cụt khi mang thai không đáng lo ngại bởi nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên xương cụt. Chị em chỉ cần tránh ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu và nằm nghiêng khi ngủ sẽ làm dịu cơn đau đáng kể.

Phòng ngừa đau xương cụt hiệu quả

Không giống những vấn đề xương khớp khác, đau xương cụt chủ yếu liên quan đến chấn thương. Vậy nên, điều quan trọng nhất giúp phòng tránh hoặc giảm thiểu đau xương cụt đó là không để chấn thương xảy đến với phần xương này. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không ngồi, đứng hoặc chạy xe trong thời gian dài.

  • Ngồi thẳng lưng, không cúi gập người về phía trước.

  • Trang bị nệm ghế hoặc dụng cụ đỡ lưng khi làm công việc cần ngồi nhiều.

  • Hạn chế mang vác vật nặng.

  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao.

  • Giảm rượu bia, bỏ thuốc lá.

  • Tăng cường thực phẩm có lợi cho xương khớp.

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Trang bị tấm đệm lót ghế nếu phải ngồi một chỗ nhiều giờ

Ngoài những lưu ý kể trên, dùng thêm sản phẩm chứa dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp như JEX thế hệ mới sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương và bảo vệ xương cụt tốt hơn. Dưỡng chất trong JEX thế hệ mới không chỉ hỗ trợ điều trị, giảm đau xương cụt mà còn hỗ trợ ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp giúp duy trì hệ vận động chắc chắc khỏe, linh hoạt dài lâu.

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Cập nhật lần cuối: 09:16 26/08/2023

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Chia sẻ:

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?
Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?
Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Bài viết khác

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Thực phẩm bổ sung chất nhờn giúp khớp hoạt động “trơn tru”

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị tận gốc

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Trật khớp gối: Nguyên nhân,dấu hiệu và cách điều trị

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là gì?

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Ngón tay bị sưng là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu


Tin nổi bật

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Bệnh gout (gút) – Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Thoái hóa đốt sống cổ: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Đau mỏi vai gáy cổ là biểu hiện của những bệnh gì?

Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ECO

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102637020 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/01/2008

Địa chỉ: 148 Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

180 Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 028 7102 6089 - Email: [email protected]

Bản quyền © 2014 thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ECO.

THÔNG TIN

  • Giới thiệu

  • Điều khoản sử dụng

  • Hình thức giao hàng

  • Chính sách bảo mật thông tin

  • Liên Hệ

LIÊN KẾT VỚI CHÚNG TÔI

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Đăng ký để nhận những thông tin mới nhất

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Chính sách bảo mật thông tin

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Bao nhiêu đốt sống cùng cụt?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Cơ bao nhiêu đốt xương cụt?

Các đốt sống cụt là phần xương thấp nhất trong hệ thống xương cột sống của cơ thể với các đốt sống nhỏ. Có từ 4 đến 6 đốt sống cụt dính lại với nhau tạo nên xương cụt.

Rạn xương cụt bao lâu thì khỏi?

Thời gian hồi phục sau khi bị rạn nứt xương. Vết rạn, nứt xương thường hồi phục sau khoảng 6 – 8 tuần, khi các triệu chứng sưng đau đã hoàn toàn biến mất. Trong khoảng thời gian này, người bệnh nên ngừng các hoạt động có thể gây tổn thương để tránh vết nứt tiến triển nghiêm trọng hoặc tái phát về sau.

Đốt sống L1 nằm ở đau?

Đốt sống L1 là vị trí bản lề của cột sống ngực thắt lưng, là vị trí thường bị chấn thương. Khi bị xẹp thân L1 thì tùy vào mức độ đau, tổn thương thần kinh trên lâm sàng, tùy vào mức độ tổn thương xương trên hình ảnh chụp XQ hoặc CT scan cột sống, từ đó bác sĩ sẽ phân loại mức độ tổn thương và chọn giải pháp điều trị.

Hẹp lỗ liên hợp là bệnh gì?

Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ là bệnh xuất hiện do thoái hóa cột sống. Các diện khớp trên và dưới bị phì đại, kết hợp với sự phì đại của khớp Luschka làm hẹp đường ra của rễ thần kinh cổ tương ứng. Hậu quả là bệnh nhân xuất hiện bệnh lý rễ cổ.