Bao nhiêu lâu có tim thai

Sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần thai là vấn đề nhiều mẹ quan tâm, nhất là việc mấy tuần có tim thai. Bởi đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự hiện diện của bé cưng trong bụng mẹ.

Mấy tuần có tim thai? Muốn biết tường tận sự phát triển của thai nhi là tâm lý chung của hầu hết các mẹ, nhất là những người lần đầu lên chức. Từ lúc biết mình mang thai đến khi lần đầu nghe được tim thai, hẳn mẹ không tránh khỏi cảm giác mong chờ. Tuy nhiên, thai mấy tuần có tim thai? Tim thai “nói” gì về sự phát triển của thai nhi? Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Sau khi gặp được tinh trùng, nàng trứng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong khoảng 13 ngày. Sau khi thụ tinh 16 ngày, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Vậy mấy tuần thì có tim thai? Câu trả lời là hơn 2 tuần đã có tim thai. Mặc dù vẫn chưa thành hình rõ ràng, nhưng tim thai đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đầu tiên, làm đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Thai bao nhiêu tuần thì có tim thai? Sự xuất hiện của tim thai là cột mốc quan trọng trong 40 tuần thai

Mấy tuần thì có tim thai? Đáp án này đã được giải thích nhưng mẹ vẫn cần theo dõi chặt chẽ nhé! Sau 2 tuần chậm kinh, bạn nên đi siêu âm để biết chắc mình có thai hay không, hoặc thai đã di chuyển về tử cung chưa. Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm 1 lần nữa vào tuần thai thứ 6 để kiểm tra tim thai. Tim thai cuối tuần thứ 5, đầu tuần thai thứ 6 thường chỉ có âm vang. Tới tuần thai 7-8 của thai kỳ, nhịp đập của thai nhi mới trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, phôi thai cũng đã rõ ràng hơn trong hình ảnh siêu âm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi

Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện rõ vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn.

Tới thời điểm tuần 5-6 thai kỳ mà không có tim thai, bạn đừng thắc mắc mấy tuần có tim thai nữa mà hãy ngay lập tức tìm ra nguyên nhân không có tim thai.

Thắc mắc mấy tuần thì có tim thai đã được giải đáp, tuy nhiên khi nào thì mẹ nghe được tim thai? Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Chú ý nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

Theo kinh nghiệm của một số người, tim của bé gái luôn đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, bé có khả năng là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140, khả năng bé là con gái sẽ cao hơn. Chính vì vậy, nhiều mẹ thường dựa vào nhịp tim thai để dự đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.

Kiểm tra nhịp tim thai bằng ống nghe vào tuần thứ mấy của thai kỳ?

Thai mấy tuần có tim thai?

Mấy tuần có tim thai? Giải đáp là hơn hai tuần nhưng từ tuần 18-20 của thai kỳ, mẹ mới có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe tại nhà. Cách nghe tim thai như sau:

  • Đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim của bé.
  • Ví trí đặt ống nghe thường là phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau nên mẹ có thể di chuyển ống nghe xung quanh bụng để kiểm tra.

1. Nhịp tim thai bình thường là bao nhiêu?

Vào khoảng tuần thai 12, tuần kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng của mình. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày.

Cùng với sự gia tăng về kích thước và cân nặng của thai nhi, tim thai cũng tăng kích thước và khối lượng. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần /phút, nhưng khi em bé trong bụng cựa quậy nhiều, nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút. Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi sẽ khác nhau.

2. Tim thai yếu có đáng lo?

Thắc mắc mấy tuần thì có tim thai không quan trọng bằng câu hỏi tim thai yếu có đáng lo. So với tim thai đập nhanh, mẹ nên lưu ý những trường hợp tim thai yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển của thai nhi. Nếu nhịp tim thai ở tuần 6-8 của thai kỳ dưới 70 nhịp/phút, bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai còn 50%.

Những trường hợp nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu huyết áp thấp, bất thường nhau thai hoặc do dị tật thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Lưu ý khi sử dụng máy nghe tim thai ở nhà

Tùy theo nguyên nhân cũng như tuổi thai, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra tình trạng tim mạch của thai nhi. Những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

Tóm lại, ngoài việc mang thai mấy tuần có tim thai, mẹ bầu cũng nên lưu ý nhịp tim thai. Cùng với thai máy, tim thai là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện điều bất thường, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Xuất huyết âm đạo với mẹ bầu mang thai 6 tuần, cũng như trong 3 tháng đầu thai kỳ là thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều mẹ mang thai 6 tuần thắc mắc hiện tượng ra máu đỏ tươi liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đối với hiện tượng các mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, cũng như chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ khá là thường gặp, xảy ra trong 20 – 30% các trường hợp mang thai. Nhiều mẹ trong số này có thai kỳ hoàn toàn bình thường và sinh con khỏe mạnh.

Có thể nói mức độ nguy hiểm của tình trạng mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, nhưng cũng có thể đến từ những nguyên nhân lành tính, ít nguy hiểm. Dù nguyên nhân có là gì, trong mọi trường hợp mang thai 6 tuần mà ra máu âm đạo đỏ tươi, thì các mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử trí phù hợp.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Ra máu hồng khi mang thai: Có nên lo lắng không?

Các nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Vậy cụ thể các nguyên nhân nào có thể khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, các mẹ hãy cùng tìm hiểu.

1. Ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần, dấu hiệu cảnh báo sảy thai

Thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sảy thai tự nhiên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì, ra máu vẫn là triệu chứng thường gặp nhất.

Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu âm đạo bị ra máu đỏ tươi, để được các bác sĩ thăm khám loại trừ khả năng có tình trạng sảy thai xảy ra.

Không phải tất cả những thai nhi 6 tuần tuổi đều có thể nhìn thấy trên siêu âm. Vì vậy trong trường hợp này, các mẹ được xác nhận tình trạng có thai của mình thông qua que thử thai mà chưa biết được vị trí của thai có nằm trong tử cung hay không.

Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Vì thai làm tổ ở những vị trí bất thường, nguy cơ thai ngoài tử cung không được phát hiện vỡ và gây xuất huyết là rất cao. Vì vậy khi có dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới mẹ cần đến ngay bệnh viện.

3. Tụ máu nhau thai cũng có thể là nguyên nhân ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần tuổi

Tụ máu nhau thai là tình trạng máu tụ giữa nhau thai và tử cung. Khi những cục máu này lớn dần có thể làm nhau thai bóc tách khỏi tử cung. Những trường hợp tụ máu nhẹ không gây nguy hiểm gì lớn ngoài việc ra máu. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng tụ dịch này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc làm hạn chế sự phát triển của thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!

4. Thai trứng

Thai trứng gây ra do sự phát triển bất thường của các gai nhau. Giống trường hợp thai ngoài tử cung, thai trứng cũng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến, gặp trong 90% các trường hợp thai trứng. Các triệu chứng đi kèm có thể là ốm nghén nặng, bụng phình to bất thường.

5. Chảy máu màng, nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Trong những tuần đầu mang thai, một lượng lớn hormone liên quan thai kỳ được tiết ra. Dẫn đến hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đẩy ra ngoài, gây nên tình trạng chảy máu màng với lượng máu ít. Hiện tượng này được xem là bình thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên các mẹ cũng không được chủ quan vì vẫn cần loại trừ những nguy nhân nguy hiểm khác.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn các nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo không liên quan tới thai như nhiễm trùng âm đạo, quan hệ tình dục, chấn thương, bệnh về rối loạn đông máu…

Mang thai 6 tuần bị ra máu, mẹ nên làm gì?

Ngoài việc liên hệ bác sĩ để được tư vấn, thăm khám, tìm ra nguyên nhân, các mẹ cũng cần:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Tái khám ngay nếu có tình trạng chảy máu âm đạo tái phát.
  • Trường hợp dọa sảy thai [chưa sảy thai] mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, không nên quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
  • Trong trường hợp bình thường cần khám thai, theo dõi định kỳ tại các bệnh viện.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề