Bắp trồng bao lâu thu hoạch

Ngô bao tử [bắp non] là cây có giá trị cao, cả trong tiêu dùng và xuất khẩu, có chất lượng dinh dưỡng cao, có nhiều vitamin E, các chất khoáng và protein. Bắp non ngày càng được tiêu thụ mạnh, vì bắp non vừa ngon vừa bổ lại vừa an toàn hơn so với các loại rau khác. Là loại bao tử an toàn, do thu hoạch vào giai đoạn bắp non [giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất], ít bị sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, phần ăn được bọc kín trong lá bi nên tồn dư chất độc do nấm không có và hàm lượng NO3 trong sản phẩm cũng rất thấp. Ngoài ra thân lá và lá bi khi thu hoạch còn rất xanh non là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc [nhất là bò sữa], cá... ở nước ta đã trồng ngô bao tử ở nhiều nơi gấp giá trị thu được gấp 2 - 4 lần trồng lúa. Tuy nhiên, trồng bắp non không phải chỉ đơn giản là trồng bắp rồi thu hoạch lúc non là được, mà nó đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật riêng, kết hợp với giống bắp thích hợp mới cho ra sản phẩm bắp non vừa ngon vừa đẹp mẫu mã và đạt năng suất cao đúng quy cách phẩm chất với yêu cầu ăn tươi và chế biến đóng hộp.

A. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

Bắp non thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Yêu cầu về nhiệt độ của ngô bao tử là trên 18oC. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây là 23-250C và nhiệt độ này cũng là nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn tạo bắp tới thu hoạch sản phẩm. Bắp non là cây trồng ngắn ngày, rất cần ánh sáng trong ngày nhất là giai đoạn cây con và giai đoạn ra trái.

Đất trồng cần tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng ở dạng hữu cơ, bón nhiều phân vô cơ, bắp non kém vị ngọt, thơm, do vậy cần bón nhiều phân hữu cơ.

B. GIỐNG BẮP VÀ KỸ THUẬT TRỒNG BẮP NON

Sử dụng các giống nhập nội có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như Baby corn nhập nội hoặc có thể dùng các giống sau: DK 49, 9088, TSB2, Pacific 11, LVN23...Các giống này được trồng quanh năm miễn sao có đầy đủ mức nước tưới và vụ mưa nhiều không bị ngập úng.

Các giống lai tạo trong nước: giống TSB-2, SG-7. Các giống này trồng cũng tốt như các giống nhập nội mà hạt giống lại rẻ hơn.

1. thời vụ trồng

Chủ yếu biên độ nhiệt thích hợp từ 20-300C là có thể trồng bắp lấy bắp non. Thường từ tháng 2 đến tháng 11. Tuy nhiên thời vụ để trồng bắp non có hiệu quả cao nhất là:

- Gieo hạt tháng 2, thu hoạch giữa cuối tháng 4.

- Gieo hạt cuối tháng 9, thu hoạch nửa đầu tháng 11.

- Nơi thoát nước tốt có thể trồng được vụ mưa.

2. Cách trồng

Trồng bắp non cần bố trí nơi cao, gần nguồn nước tưới, dễ thoát nước. Đất được cày bừa nhỏ tơi xốp, sạch cỏ dại lên luống ruộng 70 cm, cao 15 - 20 cm. Trồng trên luống, nếu gieo 2 hàng thì đánh luống rộng 0,9m, còn 3 hàng thì luống rộng 1,2m. Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc gieo trong bầu sau đó đưa ra trồng để khắc phục tính căng thẳng mùa vụ.

Ngô được trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách:

- Hàng x hàng: 45 - 50 cm.

- Cây x cây: 12 - 15 cm.

- Mật độ khoảng 130.000 - 160.000 cây/ha.

- Lượng hạt giống: 85-100kg/ha tuỳ loại giống.

3. Phân bón

Ngô bao tử cần nguyên tố đạm hơn lân và ka li, riêng phân chuồng bón càng nhiều càng tốt, không dùng phân tươi, nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục, lượng phân bón theo định mức sau:

- Phân chuồng 8 - 10 tấn/ha.

- Đạm 330 - 350 kg.

- Supe lân 370 - 400 kg.

- Kali 80 kg

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 30% đạm + 30% kali.

Bón thúc:

- Lần 1: Sau mọc 10 - 15 ngày dùng 20% đạm + 20% kali.

- Lần 2: Sau mọc 25 - 30 ngày dùng 30% đạm + 40% kali.

- Lần 3: Sau mọc 35 - 40 ngày dùng 20% đạm + 10% kali.

Bón cách gốc 5 cm, lần 2 vun cao để chống đổ [nhất là vụ xuân hè] khi bón phân kết hợp xới xáo làm cỏ.

Chăm sóc:

- Như ngô hạt, nếu ngô sinh trưởng kém hoặc gặp hạn có thể phun phân qua lá.

4. Tưới nước, rút cờ

Dùng nước sạch, nước sông, hồ lưu thông để tưới. Không dùng nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước bẩn ao tù, cần giữ ẩm thường xuyên cho đến lúc thu hoạch.

Rút cờ là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng với ngô bao tử, đặc biệt đem lại hiệu quả cao, tập trung dinh dưỡng cho bắp phát triển nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng trọng lượng bắp non. Thường sau khi gieo từ 45 - 50 ngày hoặc trước khi tung phấn là tiến hành rút cờ.

5. Phòng trừ bệnh

Trồng bắp non thường bị các bệnh: Đốm lá lớn nhỏ, gỉ sắt và khô vằn. Do vậy cần luân canh với các cây trồng khác, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc cây luôn khoẻ mạnh. Nếu bị bệnh cần dùng thuốc hoá học: Validacine 0,15% trừ khô vằn, Alvin 0,05% để trừ gỉ sắt và đốm lá.

- Sâu phá hoại: Có sâu xám xuất hiện vào thời kỳ bắp nảy mầm và lúc cây có 1-2 lá. Cần tổ chức bắt sâu bằng tay, hạn chế sử dụng thuốc hoá học trừ sâu. Nếu tỉ lệ cây bị hại cao [trên 5%] dùng thuốc Oncol dạng hạt rắc quanh gốc với lượng 2-3 kg/ha.

Sâu cắn lá có nhiều loại, xuất hiện rải rác suốt quá trình sinh trưởng của cây nhưng tập trung vào tháng 4-5. Nếu mật độ sâu 5-10 con/m2 dùng BT nồng độ 0,3% hoặc bộ HCD để phun. Nếu mật độ sâu trên 10 con/m2 dùng Sherpa với 25 EC với lượng 0,5 lít/ha.

Trừ rệp bằng HCD 4% hoặc Trebon 0,1%.

Sâu đục thân: mật độ trứng 0,3 ổ/m2 trở lên dùng Sherpa 0,1% hoặc Summidicine 0,1% với lượng 0,5-1lít/ha. Chú ý theo dõi xác định thời điểm bắt đầu sâu nở để phun thuốc diệt trừ mới đạt hiệu quả trong phòng trừ.

6. Thu hoạch

Đây là khâu quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Bắp non nếu thu hoạch sớm quá thì không được mà nếu như trễ một ngày thì coi như bỏ vì bắp đó bị xem như đã già. Do vậy, trong quá trình thu hoạch cần bám sát đồng ruộng ngày trước để sang ngày sau quyết định thu hoạch, nhằm đảm bảo được năng suất và chất lượng bắp.

Thường căn cứ khi thu hoạch là đường kính bắp chỗ lớn nhất trên trái khi chưa bóc vỏ < 2,2cm, khi bóc vỏ rồi < 1,5cm.

Sau trồng 40 - 75 ngày [tuỳ theo giống] có thể được thu hoạch, thu làm nhiều lần, mỗi ngày 1 lần [từ 7 - 12 ngày là kết thúc] khi thấy bắp ngô phun râu được 0,5 - 1,5 cm là thu hoạch được.

Trước khi thu hoạch nên kiểm tra nếu lõi dài 5 - 9 cm, đường kính lõi từ 1 - 1,5 cm là tốt nhất, nên thu vào sáng sớm. Sau khi thu phải xử lý ngay sản phẩm, tránh sây sát, ôi hỏng, nên thu cả lá bi để bảo vệ lõi tươi ngon lâu hơn.

Kỹ thuật trồng bắp vụ hè thu

Ngô hay còn được gọi là bắp là một trong những loại lương thực được thuần cạnh tại các khu vực Trung Mỹ và sau đó nó được lan tỏa ra khắp các khu vực châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi đã có sự tiếp xúc của con người vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.

Ngô là loại lương thức được gieo trồng nhiều tại các khu vực châu Mỹ, các giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các loại giống ngô thuần chủng, bởi những loại ngô lai ghép thường cho ra năng suất cao, ăn có vị ngọt hơn.

Sau 1-2 vụ chuyên canh bắp thì nên trồng xen vào đó một vụ bắp – đậu nành nhằm tạo sự cải thiện cho đất.

Chuẩn bị đất trồng ngô:

Ngô là một trong những loại cây có thể trồng trên rất nhiều loại đất khác nhau, song tốt nhất thì vẫn là đất thịt, đất thịt pha cát giàu chất hữu cơ, khoáng và giữ được nước trong đất.

Trước khi trồng ngô thì cần phải làm sạch ro, tàn dư cây trồng từ vụ trước. Sau đó thì tiến hành làm luống, đánh rãnh, rảnh rộng khoảng 30cm, cách khoảng 5m đánh một rãnh. Thời điểm tốt nhất để gieo trồng ngô vào vụ hè thu khá thuận tiện cho sự phát triển của cây ngô vào tháng 4,5 thu hoạch vào khoảng tháng 7,8. Vào thời vụ này thường gặp hạn đầu vụ, nhưng ở giai đoạn sau rất thuận tiện cho cây ngô phát triển.

Khoảng cách để trồng ngô:

Lượng ngô cần trồng cho mỗi Hecta là khoảng 13-17kg. Trước khi gieo hạt thì bà con cần thử tỷ lệ nảy mầm, nếu đạt đến khoảng 90% thì nên tiến hành trồng theo đồng loạt, khi ngô đã nảy mầm nên kiểm tra kỹ dặm lại những cây bị còi cọ, không nảy mầm để đảm bảo mật độ và thời gian dặm không bị quá 7 ngày sau khi ngô mọc mầm.

Bà con có thể tùy thuộc vào đặc tính của từng giống ngô, loại đất để bố trí mật độ sao cho phù hợp. Nên chọn các loại giống ngắn ngày, dạng lá đứng, có năng suất cao như những loại: C919, G49, NK46, NK67, ĐK414, VN25-99… để giảm đi chi phí đầu tư. Giống ngắn ngày thường có hai cách trồng, trồng khoảng cách 60x30cm tương đương với 50 ngàn cây/hecta hoặc trồng với mật độ 70x25cm tương đương với khoảng 57 ngàn cây/hecta.

– Trước khi xuống giống, bón lót toàn bộ phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh. Riêng đất chua nên bón thêm 0,5-1 tấn vôi/hécta.

– Lượng phân hữu cơ cần cho một hecta bắp là 3-5 tấn, trường hợp dùng phân hữu cơ vi sinh khoảng 0,5-1 tấn/hécta.

+ Đối với cây bắp có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày lượng phân vô cơ cần cho 1 hecta bắp khoảng 200 – 250kg ure + 300kg super lân + 100kg kali. Khi bón thúc phân vô cơ cho bắp phải chú ý cách gốc từ 5-10cm và nên chia làm ba lần để bón sẽ hiệu quả hơn.

* Lần 1: Sau khi gieo bắp từ 7-10 ngày bón 70 – 90kg ure + 30kg kali.

* Lần 2: Sau khi gieo bắp 20-25 ngày bón 70 – 90kg ure + 30kg kali.

* Lần 3: Sau khi gieo bắp 35-40 ngày bón 60 – 70kg ure + 40kg kali.

+ Với cây bắp có thời gian sinh trưởng trên 100 ngày, lượng phân vô cơ cần cho 1 hecta bắp là 300kg ure + 400kg super lân + 150kg kali và cũng chia làm ba lần để bón thúc.

* Lần 1: Sau khi gieo bắp từ 10-13 ngày bón 100kg ure + 50kg kali.

* Lần 2: Sau khi gieo bắp 25 – 30 ngày bón 100kg ure + 50kg kali.

* Lần 3: Sau khi gieo bắp 40- 45 ngày bón 100kg ure + 50kg kali.

Cách chăm sóc bắp

– Ở giai đoạn cây con [từ lúc nảy mầm đến 5-7 lá] và giai đoạn gần thu hoạch bắp cần rất ít nước, độ ẩm thích hợp 50-60%. Giai đoạn bắp đòi hỏi nhiều nước tưới nhất là từ khi gần trổ cờ đến khi tạo hạt [từ 10 ngày trước khi trổ cờ đến 20 ngày sau khi trổ cờ], độ ẩm thời gian này phải đạt từ 75-85%, vì giai đoạn này thiếu nước năng suất bắp sẽ giảm.

– Chú ý, cây bắp cần đạm trong suốt thời gian sinh trưởng, trường hợp thiếu đạm bắp phát triển chậm, trái nhỏ, hạt lép. Biểu hiện của thiếu đạm là các lá già trên cây bắp vàng trước và cháy theo chữ V từ chóp lá cháy vào. Nếu thiếu đạm trầm trọng thì cây sẽ còi cọc, các lá gần ngọn có màu xanh lợt và lá già bị cháy khô nhanh. Ngược lại, dư đạm cây yếu ớt, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công. Trồng mật độ thưa, dư ánh sáng, đạm bắp ra nhiều trái trong nách lá và năng suất giảm.

– Ngoài đạm, cây bắp rất cần lân để gia tăng rễ, số gié hoa, diện tích lá và tuổi thọ của lá để tăng khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh. Nếu thiếu lân trong giai đoạn cây còn nhỏ, bắp sẽ phát triển chậm, thân lá có màu xanh thẫm. Trường hợp thiếu quá nhiều lân, bìa và chóp lá xuất hiện màu tím đỏ, cây phun râu trễ, hàng hột không đều, xoắn lại.

– Kali là loại phân bón cũng không thể thiếu với cây bắp, vì nó góp phần thúc đẩy cây hấp thu đạm, lân, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết bất lợi và tăng phẩm chất hạt. Cây bắp cần kali nhất trong thời kỳ tăng trưởng cho nên phải bón thúc kali cho cây. Thiếu kali cây phát triển chậm lại, trái và hạt nhỏ, cây dễ đổ ngã và sâu bệnh.

Thu hoạch

– Khi thấy bắp chín thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch xong phải đem phơi, sấy ngay tránh bị nấm mốc làm giảm chất lượng của hạt.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, không nên trồng bắp thuần liên tục nhiều vụ trên cùng một diện tích, đất sẽ nghèo dinh dưỡng, sâu bệnh phát triển mạnh. Vì vậy, sau 1-2 vụ chuyên canh bắp, bà con trồng xen canh bắp – đậu nành, bắp – đậu để cải tạo đất.

Chúc bà con thành công!

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline:02422050505 – 0948912688 – 0914567869 – 0916478186

Email:

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email:

Website://may3a.com/

Fanpage: //www.facebook.com/maynhanong/

Mời quý vị và bà con theo dõi video sử dụng Máy tách hạt ngô 2 nòng 3A750W

Video liên quan

Chủ Đề