Be nổi hạch cổ nguyên nhân

Tôi bị nổi hạch ở cổ đã hơn một tháng nay. Khi tôi sờ vào hạch có cảm giác mềm nhưng lại không đau. Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư không thưa bác sĩ? (Minh An, 34 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ, nổi hạch ở cổ là tình trạng xảy ra khi các hạch bạch huyết ở cổ bị sưng lên. Hạch bạch huyết là một cơ quan được cấu tạo từ nhiều loại tế bào khác nhau của hệ miễn dịch. Các tế bào này sẽ lọc dịch bạch huyết và bắt giữ phần tử ngoại lai, từ đó hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus... trước khi chúng lây lan sang những khu vực khác.

Các hạch bạch huyết nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể như vùng cổ, dưới cằm, nách, bẹn... Bình thường, hạch bạch huyết có kích thước bằng hạt đậu nhưng khi bị sưng có khả năng phát triển to bằng quả trứng gà.

Tình trạng nổi hạch cổ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, không chỉ riêng ung thư. Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng, thường là nhiễm virus. Một số tình trạng nhiễm trùng thông thường có thể gây nổi hạch ở cổ là cảm lạnh, cúm, viêm họng hạt, sởi, nhiễm trùng tai, áp xe răng, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng da hoặc vết thương...

Bệnh lao, nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis... cũng có khả năng khiến hạch bạch huyết bị sưng. Ngoài nhiễm trùng, các rối loạn miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp cũng khiến người bệnh bị nổi hạch ở cổ. Các tình trạng này gọi là nổi hạch cổ lành tính và có thể điều trị khỏi.

Be nổi hạch cổ nguyên nhân

Bác sĩ bệnh viện đa khoa Tâm Anh thăm khám cổ cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Trong một số trường hợp, tình trạng nổi hạch ở cổ là ác tính và do ung thư hạch bạch huyết hoặc ung thư cơ quan khác di căn đến hạch gây ra. Ung thư có thể gây nổi hạch đơn lẻ hoặc nổi nhiều hạch cùng lúc, hạch mềm hoặc cứng chắc. Kích thước hạch cổ khá đa dạng, tùy vào loại ung thư và giai đoạn bệnh nhưng thường lớn hơn 1 cm. Các hạch vùng cổ có thể nằm ở vùng góc hàm, vùng hố thượng đòn...

Việc chẩn đoán hạch cổ là ác tính hay lành tính cần được thực hiện ở bệnh viện bởi các chuyên gia y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác gây nổi hạch cổ để từ đó tìm ra hướng điều trị phù hợp. Tình trạng nổi hạch do nhiễm trùng thường sẽ khỏi trong 1-2 tuần.

Nếu tình trạng nổi hạch ở cổ xuất hiện không rõ lý do, hạch tiếp tục to ra hoặc tồn tại trong 2-4 tuần, hạch cứng, mềm hoặc không di chuyển khi chạm vào, nổi hạch kèm sốt dai dẳng, đổ mồ hôi đêm, khó thở, mệt mỏi hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm. Bạn không nói rõ kích thước của hạch ở cổ nhưng nếu có các dấu hiệu như đã nêu thì nên đi khám.

Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không; thông thường, câu trả lời là không sao vì hạch thường là phản ứng sinh lý của hệ miễn dịch.

Hệ thống hạch của cơ thể làm việc như một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu trẻ em đang chống lại nhiễm trùng hoặc chấn thương hoặc dị ứng, hạch của chúng có thể to. Hạch của trẻ em nhìn chung to hơn hạch của người lớn, vì thế nó dễ cảm nhận hơn.

Trên thực tế; cha mẹ có thể thường cảm nhận hạch con ở cổ; thậm chí khi con khỏe mạnh. Nếu cha mẹ phát hiện thấy hạch nhỏ hơn 1,2 cm; và không có biểu hiện gì khác ở trẻ; đây là hạch bình thường. Đừng cố gắng tìm kiếm thêm vì có thể cha mẹ sẽ phát hiện thêm một số hạch nữa; đặc biệt là vùng cổ, nách, bẹn. Trẻ có thể bị nổi hạch ở cổ bên trái hoặc cổ bên phải.

Hạch có thể to vì phản ứng với nhiều thứ khác nhau; ví dụ như vết đứt, xước, bỏng, và bị côn trùng cắn. Hạch được coi như là một phin lọc vi khuẩn và cũng có thể trở lên to hơn trong các nhiễm trùng thực sự như là viêm họng.

Be nổi hạch cổ nguyên nhân
Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không? Cần hiểu rằng hạch có thể là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch

1.2 Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không? Có, nếu nguyên nhân do bệnh lý

Hạch cũng có thể to trong đáp ứng với nhiễm vi rút như là viêm hạch bạch huyết. Hạch sưng ở tất cả các thời điểm có thể liên quan đến eczema. Ung thư hiếm khi gây sưng hạch ở trẻ em. Hạch có thể tồn tại trên 1 tháng sau khi nhiễm trùng hết. Trong trường hơp này, trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không thì câu trả lời là có. Và mẹ cần nhận diện dấu hiệu bệnh để đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.

Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng cổ nổi hạch (nổi hạch ở cổ bên trái hay nổi hạch ở cổ bên phải) thường liên quan đến nhóm bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng (bệnh bạch hầu, sởi, dịch hạch thể hạch, xoắn khuẩn lepto, tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm…).
  • Bệnh lao (lao phổi hoặc lao hạch).
  • Ung thư (ung thư hạch, hoặc di căn từ nơi khác vào hạch): đây là trường hợp hiếm gặp.

Hạch thường xuất hiện ở da hoặc các vùng tai – mũi – họng như mô mềm vùng đầu cổ, khoang miệng, lưỡi, họng, thanh quản, tai… Ngoài ra, một số ít các trường hợp bị nổi hạch do dị ứng, nhiễm siêu vi, phản ứng phụ với loại thuốc nào đó; hoặc gặp phải tình trạng rối loạn miễn dịch…