Bệnh nào sau đầy là bệnh không truyền nhiễm Công nghệ 7

Khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đó được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch. Tùy theo loại bệnh và cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, đây là dạng bệnh rất phổ biến. Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật [như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng] gây ra, bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch với số người mắc nhiều.

Tuy nhiên, khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đó được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch. Tùy theo loại bệnh và cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm được phân loại theo đường lây và chia ra 5 nhóm bệnh. Cụ thể:

  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm mạc
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp
  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường

Bệnh truyền nhiễm do các vi sinh vật gây ra

2.1. Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm

Thông thường, đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm như sau:

  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều con đường khác nhau.
  • Bệnh do vi sinh vật gây ra nên gọi đó là mầm bệnh. Thông thường mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên, tuy nhiên có một số trường hợp có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh gây nên.
  • Có thể lây bằng một đường, nhưng cũng có thể lây bằng nhiều con đường.
  • Bệnh phát triển theo các giai đoạn và diễn ra kế tiếp nhau.
  • Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình đó gọi là miễn dịch bảo vệ.

2.2. Giai đoạn phát triển của bệnh truyền nhiễm

  • Thời kỳ ủ bệnh: Đa phần người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì trong giai đoạn này. Thời kỳ ủ bệnh sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể.
  • Thời kỳ khởi phát: Các triệu chứng của bệnh xuất hiện nhưng chưa nặng và rầm rộ nhất. Bệnh khởi phát theo một trong 2 kiểu: từ từ hoặc đột ngột.
  • Thời kỳ toàn phát: Giai đoạn này bệnh phát triển rầm rộ nhất, đầy đủ các triệu chứng nhất và bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này.
  • Thời kỳ lui bệnh: Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh và tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi.
  • Thời kỳ hồi phục: Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần hồi phục, chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Tuy nhiên cần phải được tiếp tục theo dõi bởi vì một số trường hợp tái phát.

Điều trị bệnh truyền nhiễm bằng các loại thuốc khàng sinh

Điều trị bệnh truyền nhiễm phải điều trị đặc hiệu, cơ chế bệnh sinh, điều trị triệu chứng và chế độ chăm sóc dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Điều trị đặc hiệu: Diệt cơ chế gây bệnh. Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh và hoá dược, thảo dược..
  • Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Đây là biện pháp đặc biệt quan trọng đối với các bệnh do vi rút, vì hiện tại thuốc có tác dụng thực sự diệt vi rút còn rất ít. Phương pháp này nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý.
  • Điều trị triệu chứng: Làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh dễ chịu hơn, đây là phương pháp điều trị hỗ trợ cần thiết.
  • Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng: Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, do vậy ngoài điều trị bệnh phải rất quan tâm đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng.

Thường xuyên rửa tay sát khuẩn để phòng chống bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm có thể nhập vào cơ thể thông qua: Da, hít phải vi trùng trong không khí; ăn thức ăn bị ô nhiễm hoặc nước; bị côn trùng cắn hoặc bị muỗi đốt; quan hệ tình dục không an toàn.

Do vậy, để phòng ngừa bệnh, mọi người nên thực hiện theo các phương pháp sau để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân hoặc người khác:

  • Thường xuyên rửa tay: Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh cần rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Tiêm vắc-xin đầy đủ: Tiêm vắc-xin đầy đủ có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
  • Không đi làm hoặc đến trường nếu đang có các hiện tượng như nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.
  • Ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm và nguồn nước sạch.
  • Vệ sinh cơ thể, nơi ở, học tập và làm việc thường xuyên. Không dùng chung vật dụng cá nhân [bàn chải đánh răng, lược, lưỡi dao cạo...]. Tránh dùng chung ly uống hoặc đồ dùng ăn uống.
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Chung thuỷ 1 vợ 1 chồng.
  • Không du lịch đến nơi có vùng dịch.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh. Do đó, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

XEM THÊM:

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi [có đáp án] thuộc bộ sách mới Kết nối tri thức. Hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 chi tiết nhất, qua đó giúp bạn ôn luyện và học bài tốt hơn.

Câu 1: Đâu là vai trò chính của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?

A. Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển

B. Cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên

C. Chống được bệnh tật.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện phổ biến nào sau đây?

A. Nhanh nhẹn, linh hoạt.

B. Bỏ ăn hoặc ăn ít.

C. Nhanh lớn, để nhiều.

D. Thường xuyên đi lại.

Câu 3: Có mấy nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi?

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 4: Nguyên nhân nào dưới đây có thể gây dịch, bệnh cho vật nuôi?

A. Chuồng trại không hợp vệ sinh.

B. Không cho vật nuôi tiếp xúc với nguồn bệnh.

C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi.

D. Cho vật nuôi ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Câu 5: Đối với cơ thể vật nuôi, thức ăn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để?

A. Tăng sức đề kháng của vật nuôi.

B. Vật nuôi hoạt động.

C. Cả A và B đúng

D. Đáp án khác

Câu 6: Bệnh nào dưới đây do các vi sinh vật gây ra?

A. Bệnh giun, sán.

B. Bệnh cảm lạnh.

C. Bệnh gà rù.

D. Bệnh ve, rận.

Câu 7: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?

A. Bệnh truyền nhiễm

B. Bệnh không truyền nhiễm

C. Bệnh kí sinh trùng

D. Bệnh di truyền

Câu 8: Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây chuồng nuôi phải lưu ý?

A. phải thực hiện đúng kĩ thuật và chọn địa điểm

B. hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che

C. bố trí các thiết bị khác

D. tất cả đều đúng

Câu 9: Bệnh nào dưới đây có thể phát triển thành dịch?

A. Bệnh viêm dạ dày.

B. Bệnh giun đũa ở gà.

C. Bệnh ghả.

D. Bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Câu 10: Đâu là tác dụng của việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi?

A. Tiêm vaccine có tác dụng tạo miễn dịch cho vật nuôi, giúp vật nuôi chống lại tác nhân gây bệnh.

B. ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

C. Giảm tác hại của bệnh và giúp vật nuôi nhanh hồi phục.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Nếu thấy vật nuôi có hiện tượng bị dị ứng [phản ứng thuốc] khi tiêm vắc xin thì phải?

A. Tiếp tục theo dõi

B. Tiêm vắc xin trị bệnh cho vật nuôi

C. Cho vật nuôi vận động để tạo ra khả năng miễn dịch

D. Dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y đến giải quyết kịp thời.

Câu 12: Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là

A. do thời tiết không phù hợp.

B. do vi khuẩn và virus.

C. do thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

D. do chuồng trại không phù hợp.

Câu 13: Đâu là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi?

A. Tiêm vaccine

B. Vệ sinh chuồng trại

C. Môi trường chuồng trại quá nóng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Có mấy nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi?

A. 3 nguyên nhân chính.

B. 4 nguyên nhân chính.

C. 5 nguyên nhân chính.

D. 6 nguyên nhân chính.

Câu 15: Cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi để chúng?

A. Tồn tại

B. Lớn lên

C. Làm việc và tạo ra sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Khi phát hiện vật nuôi bị ốm, hành động nào sau đây của người chăn nuôi là đúng?

A. Tiếp tục theo dõi thêm một vài hôm.

B. Bán ngay khi có thể.

C. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám để điều trị kịp thời.

D. Tự mua thuốc về điều trị.

Câu 17: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm?

A. Đặc điểm di truyền.

B. Điều kiện môi trường.

C. Sự chăm sóc của con người.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

>>> Xem trọn bộ: Trắc nghiệm Công nghệ 7 có đáp án Kết nối tri thức

------------------------------------------

Trên đây là tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 11: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi - Kết nối tri thức có đáp án chi tiết nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé!

Video liên quan

Chủ Đề