Bệnh phù quynh là gì

Bệnh phù là chỉ tình trạng tăng lượng dịch ngoài tế bào và lượng dịch ngoài mạch máu. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Biểu hiện bệnh phù cũng được phân chia thành nhiều loại dựa trên đặc điểm và tính chất phù.

Bệnh phù là hiện tượng có quá nhiều dịch trong các tổ chức đệm và trong các hốc tự nhiên của cơ thể con người. Bệnh có thể chỉ khu khú tại một vài tổ chức, cơ quan của cơ thể hoặc có thể phù toàn thân. Phù khu trú có thể kể đến các loại như phù não, phù phổi, phù xung quanh hốc mắt.

Dịch phù có bản chất là dịch nhớt, có màu vàng nhạt trong suốt, gần giống với huyết tương nhưng chứa ít albumin hơn. Y học chia dịch phù thành 2 loại là dịch rỉ và dịch thấm.

Là dịch phù có chứa nhiều protein và các tế bào máu, thường gặp trong các trường hợp viêm nhiễm, khi có các tổn thương nội mô lớn, khiến albumin thoát ra, đôi khi kèm theo các hồng cầu.

Dịch phù có màu vàng nhạt trong suốt, gần giống với huyết tương

Dịch thấm là dịch phù có chứa ít protein và ít các tế bào hơn so với dịch rỉ. Bản chất của dịch này là sự siêu lọc huyết tương, do tổn thương nội mô rất nhỏ, các phân tử albumin to không thể qua được. Do đó, dịch phù chứa ít albumin, dịch này thường nằm trong tổ chức.

Mỗi nguyên nhân bệnh phù sẽ có cơ chế gây phù khác nhau. Phân loại nguyên nhân bệnh phù dựa trên cơ chế gồm:

Dịch viêm rò rỉ qua thành mạch do hiện tượng tăng tính thấm thành mạch từ nhiều yếu tố: Tác động của chất trung gian hoá học, thiếu oxy do máu chảy chậm làm tổn thương tế bào nội mô, sự kết dính của tế bào bạch cầutiểu cầu vào thành mạch, tăng áp lực thuỷ tĩnh của mạch máu ngoại vi [đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng vận chuyển dịch từ lòng mạch ra ngoài mô đệm và gây phù].

Huyết áp cao làm tăng áp lực trong lòng động mạch khiến dịch vị vận chuyển ra ngoài nhiều hơn và gây phù.

Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra phù

Phù do suy tim hay còn gọi là phù do ứ máu. Suy tim làm tăng áp lực của tĩnh mạch chủ đến các tĩnh mạch ngoại biên, làm tổn thương thành mạch dẫn đến tăng tính thấm thành mạch gây phù [phù do xung huyết thụ động].

  • Phù gan: Do thiếu albumin, giảm quá trình tổng hợp protein.
  • Phù thận: Thiếu albumin do bài tiết nhiều protein ra ngoài theo đường nước tiểu, gặp trong các bệnh thận mạn tính.

Phù do tắc nghẽn bạch huyết thường hiếm xảy ra.

  • Phù do tắc nghẽn bạch huyết thường hay gặp trong tình trạng tắc mạch lympho do khối u hoặc tắc mạch do viêm mạn tính.
  • Ở các nước Châu Phi, nhiễm ký sinh trùng như giun chỉ sẽ gây tắc nghẽn đường bạch huyết chi dưới khiến chân bệnh nhân phù to như chân voi.

Phù do tắc nghẽn bạch huyết gọi là phù mạch bạch huyết

Muối và nước được bài tiết ra ngoài phụ thuộc vào hệ thống điều chỉnh phức tạp, trên cơ sở tác động của renin, angiotensin và aldosteron. Bệnh nhân mắc bệnh thận sẽ làm tăng tiết renin, kích thích hình thành angiotensin tác động lên vỏ thượng thận giải phóng aldosterone, làm tăng cường giữ muối nước gây phù.

Dấu hiệu đầu tiên của phù được nhận biết bằng cách dùng ngón tay cái ấn vào da ở mặt trong xương chày trong 10 – 20 giây, nếu vết lõm xuất hiện và tồn tại lâu nghĩa là có hiện tượng có phù.

  • Phù ở 1 chi là hậu quả của tình trạng viêm tắc tĩnh mạch, chèn ép tĩnh mạch hoặc có phù bạch huyết. Phù loại này thường có tổn thương da đi kèm [loét da, viêm da...].
  • Phù do viêm: Bệnh phù thường kèm theo tình trạng nóng, đỏ.
  • Phù thoáng qua ở mặt hoặc có khi lan xuống lưỡi và niêm mạc mũi họng là dấu hiệu điển hình của tình trạng phù dị ứng [hay còn gọi là phù Quincke].
  • Phù “áo choàng”: thường gặp trong chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, khi chèn ép tĩnh mạch chủ dưới thì sẽ gây phù ở chi dưới.

  • Phù do tim: Kèm theo khó thở, nếu khó thở khi nằm có thể là do huyết ứ ở phổi và ứ ở tĩnh mạch.
  • Phù do thận: Biểu hiện bệnh phù thường rõ nhất vào buổi sáng ở mặt và ở mi mắt.
  • Phù mặt trong viêm màng ngoài tim co thắt
  • Phù do xơ gan thường kèm theo hiện tượng cổ trướng, phù ở chi dưới và tràn dịch tại màng tinh hoàn.

Xơ gan là biểu hiện của bệnh phù

  • Phù mới mắc thường có đặc điểm là phù mềm, có thể ấn lõm. Phù mãn tính thường trở nên rắn và khó ấn lõm hơn.
  • Phù do nguyên nhân tắc mạch bạch huyết có đặc điểm là không lõm và có thể rất rắn.
  • Phù có kèm theo triệu chứng xanh tím tại chỗ thường là phù do tắc tĩnh mạch.
  • Phù tim thường có biểu hiện xanh tím toàn thân.
  • Phù trong hội chứng thận hư hay phù do mức protein trong máu thấp có đặc điểm là phù trắng, mềm.
  • Phù niêm thường gặp trong thiểu năng tuyến giáp, đây không phải là bệnh phù thực sự mà bản chất là toàn bộ da bị dày lên, da lạnh, thô ráp và khô hơn bình thường.

BSCK I Nguyễn Hồng Phúc đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong Hồi Sức cấp cứu. Trước khi là Bác sĩ Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, bác sĩ Phúc từng tại công tác tại các bệnh viện: Bệnh Viện Phổi Bắc Ninh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Phù là tình trạng sưng nề các mô mềm do thoát dịch vào khoảng kẽ. Dịch chủ yếu là nước, nhưng cũng có thể có sự tích tụ protein và chất lỏng giàu chất protein nếu có nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn bạch huyết.

Phù có thể xuất hiện ở toàn thân hoặc cục bộ [giới hạn ở một chi hoặc một phần chi]. Đôi khi, triệu chứng này xuất hiện đột ngột, bệnh nhân có thể mô tả rằng chân hoặc tay họ đột ngột xuất hiện tình trạng phù nề. Nhưng thông thường, triệu chứng phù xuất hiện kín đáo và từ từ tăng dần, khởi phát bằng các biểu hiện tăng cân, nặng mí mắt khi thức dậy vào buổi sáng, hay đi giầy thấy chật vào cuối ngày. Phù tuy tiến triển chậm, nhưng thường đã ở mức độ nặng trước khi bệnh nhân đi khám.

Triệu chứng phù thường ít gây khó chịu ngoài việc mặc quần áo chật; các triệu chứng đi kèm khác thường do bệnh lý nền gây ra. Bệnh nhân phù do suy tim Suy tim [HF] [nguyên nhân thường gặp] thường có khó thở gắng sức, khó thở khi nằm và khó thở kịch phát về đêm. Bệnh nhân bị phù do huyết khối tĩnh mạch sâu Huyết khối tĩnh mạch sâu [DVT] [DVT] thường kèm theo đau.

Phù do tăng thể tích dịch ngoại bào thường thay đổi theo tư thế. Do đó, ở bệnh nhân đi lại được, phù khu trú ở cẳng chân và bàn chân; ở bệnh nhân nằm nhiều, phù xuất hiện ở mông, bộ phận sinh dục, và mặt sau đùi. Bệnh nhân nữ hay nằm nghiêng một bên, phù có thể chỉ khu trú ở một bên vú. Tắc mạch bạch huyết gây phù ở phần ngoại vi của vùng tắc nghẽn.

Sinh lý bệnh

Phù xuất hiện do sự gia tăng dịch từ lòng mạch vào khoảng kẽ, hoặc giảm dịch từ khoảng kẽ vào mao mạch và mạch bạch huyết. Cơ chế bao gồm:

  • Tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch

  • Giảm áp lực keo huyết tương

  • Tăng thẩm thấu mao mạch

  • Tắc nghẽn hệ bạch huyết

Khối lượng tuần hoàn trong lòng mạch suy giảm do có sự di chuyển dịch từ lòng mạch vào khoảng kẽ. Sự suy giảm thể tích nội mạch kích hoạt hệ thống renin-angiotensin-aldosterone-vasopressin [ADH], dẫn đến hiện tượng tái hấp thu natri tại thận. Do có sự gia tăng áp lực thẩm thấu, việc tái hấp thu natri sẽ kéo theo tái hấp thu nước, và giúp duy trì thể tích huyết tương. Hiện tượng tăng tái hấp thu natri tại thận cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng quá tải dịch Quá thể tích , từ đó gây phù. Hấp thu quá nhiều muối từ khẩu phần ăn bên ngoài cũng có thể góp phần gây phù.

Phù cũng có thể xảy ra do sự suy giảm áp lực keo huyết tương, từ đó dịch di chuyển từ lòng mạch ra khoảng kẽ, ví dụ như trong hội chứng thận hư, bệnh lý mất protein qua đường ruột, suy gan hoặc suy dinh dưỡng.

Tăng thẩm thấu mao mạch trong các bệnh lý nhiễm trùng, hoặc do hậu quả của độc tố, hoặc viêm gây tổn thương thành mao mạch.

Hệ thống bạch huyết chịu trách nhiệm loại bỏ protein và bạch cầu [cùng với một phần nước] ra khỏi khoảng kẽ. Tắc mạch bạch huyết tạo điều kiện cho các chất này tích tụ trong khoảng kẽ.

Nguyên nhân

Phù toàn thân thường do

  • Suy tim Suy tim [HF]

  • Suy gan Xơ gan

  • Bệnh thận Bệnh thận mạn [đặc biệt là hội chứng thận hư]

Phù khu trú thường do

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới Huyết khối tĩnh mạch sâu [DVT] hoặc các bệnh lý tĩnh mạch khác, hoặc các bệnh lý gây tắc nghẽn tĩnh mạch [như khối u]

  • Nhiễm trùng

  • Phù mạch Phù nề

  • Tắc mạch bạch huyết Lymphedema

Suy tĩnh mạch mạn tính Suy tĩnh mạch mạn tính và Hội chứng hậu huyết khối có thể gây phù ở một hoặc cả hai chân.

Nguyên nhân thường gặp được liệt kê theo cơ chế gây bệnh chính.

Đánh giá

Lịch sử

Tiền sử các bệnh đang mắc nên có sự mô tả vị trí và thời gian phù, các triệu chứng đau và khó chịu đi kèm, cùng mức độ của chúng. Bệnh nhân nữ nên được hỏi về tình trạng thai sản và sự liên quan của triệu chứng phù đến chu kỳ kinh nguyệt. Các bệnh nhân phù mạn tính nên ghi chép về sự thay đổi cân nặng của mình.

Khám tổng quát các triệu chứng do bệnh lý nguyên nhân gây ra, bao gồm khó thở gắng sức, khó thở khi nằm và khó thở về đêm [suy tim]; sử dụng rượu hoặc các chất gây độc gan, vàng da và dễ bị bầm tím [các bệnh lý gan]; mệt mỏi, chán ăn [ung thư hoặc các bệnh lý gan hoặc thận]; bất động kéo dài, chấn thương tại các chi, hoặc tiền sử phẫu thuật gần đây [huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới].

Các bệnh lý có thể gây phù nên được nêu rõ trongtiền sử, trong đó có các bệnh lý tim mạch, gan, thận và ung thư [bao gồm những lần phẫu thuật hoặc xạ trị]. Phần tiền sử cũng nên nêu rõ những tác nhân gây khởi phát các bệnh này, như nhiễm liên cầu, tiền sử nhiễm virus trong khoảng thời gian gần đây [như virus viêm gan], lạm dụng rượu kéo dài hay các bệnh lý tăng đông. Tiền sử dùng thuốc nên bao gồm các câu hỏi về các loại thuốc đặc hiệu có thể gây sốt. Cần hỏi về lượng muối bệnh nhân sử dụng trong bữa ăn.

Khám thực thể

Khám vùng phù để xác định giới hạn, mức độ sưng nóng đỏ đau; đồng thời lưu ý tính chất đối xứng của triệu chứng. Đánh giá mức độ ấn lõm [người khám sử dụng ngón tay ấn lên vùng phù để tạo ra các vùng lõm nhìn và sờ thấy rõ].

Khám toàn thân để phát hiện các triệu chứng vàng da, bầm tím và sao mạch [gợi ý có bệnh lý tại gan].

Khám phổi để phát hiện các triệu chứng gõ đục, rì rào phế nang giảm hoặc tăng, các tiếng rales nổ hoặc rales ẩm và tiếng cọ màng phổi.

Khám tĩnh mạch cổ để đánh giá các triệu chứng tĩnh mạch cổ nổi và phản hồi gan tĩnh mạch cổ.

Khám tim để phát hiện các dấu hiệu ổ đập bất thường không đồng bộ và ổ đập cạnh mũi ức. Nghe tim nhằm phát hiện các tiếng P​2 [thành phần thứ 2 của tiếng T2, tiếng T3 [S​3] hoặc T4 [S​4], các tiếng thổi, tiếng cọ màng ngoài tim. Đây đều là những tiếng gợi ý bệnh lý có nguồn gốc tại tim.

Khám bụng để phát hiện các triệu chứng cổ chướng, gan to, lách to. Đây là các các triệu chứng gợi ý bệnh lý tại gan hoặc suy tim. Khám phát hiện dấu hiệu thận to, gõ tìm diện đục bàng quang. Sờ các khối bất thường trong ổ bụng nếu có.

Dấu hiệu nguy hiểm

Cần nghĩ đến những nguyên nhân nguy hiểm nếu khám thấy những biểu hiện sau:

  • Khởi phát đột ngột

  • Đau đáng kể

  • Hụt hơi thở

  • Tiền sử rối loạn nhịp tim hoặc khám tim mạch phát hiện bất thường

  • Ho máu, khó thở, hoặc có tiếng cọ màng phổi

  • Gan to, lách to, vàng da, cổ trướng hoặc nôn máu

  • Phù không cân xứng hai bên, đi kèm ấn đau

Giải thích các dấu hiệu

Cần xác định các nguyên nhân gây phù có khả năng gây đe dọa tính mạng, chúng thường xuất hiện đột ngột và gây phù cục bộ. Bệnh cảnh lâm sàng như vậy thường gợi ý chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, Huyết khối tĩnh mạch sâu [DVT] nhiễm trùng mô mềm hoặc phù mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể gây tắc mạch phổi Tắc mạch phổi [PE] từ đó dẫn tới tử vong. Nhiễm trùng mô mềm có thể ở mức độ từ nhẹ cho tới gây đe dọa tính mạng, tùy thuộc vào tác nhân căn nguyên cũng như toàn trạng chung của bệnh nhân. Phù dị ứng cấp có thể tiến triển với các triệu chứng tại đường thở và gây hậu quả nghiêm trọng.

Khó thở có thể xuất hiện cùng với phù trong bệnh cảnh suy tim, tắc mạch phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, suy hô hấp cấp, hoặc phù dị ứng có triệu chứng tại đường thở.

Phù toàn thân tiến triển chậm gợi ý bệnh lý tim mạch, gan hoặc thận mạn tính. Mặc dù các bệnh lý này cũng có thể gây đe doạ tính mạng, nhưng các biến chứng của bệnh có xu hướng xuất hiện chậm hơn.

Các yếu tố này, cùng với các biểu hiện lâm sàng khác, sẽ giúp định hướng chẩn đoán nguyên nhânxem bảng Nguyên nhân gây phù Một số nguyên nhân gây phù .

Xét nghiệm

Với hầu hết các bệnh nhân có phù toàn thân, nên tiến hành xét nghiệm: công thức máu, điện giải đồ, ure, creatinine, chức năng gan Các xét nghiệm dùng trong bệnh lý gan và túi mật , protein huyết thanh, nước tiểu [đặc biệt lưu ý protein niệu và hồng cầu niệu vi thể]. Nên tiến hành các xét nghiệm khác dựa trên căn nguyên đang hướng tới Một số nguyên nhân gây phù - ví dụ: BNP nếu nghi ngờ suy tim hay D- Dimer nếu nghi tắc mạch phổi.

Nếu có phù đơn độc chi dưới, nên tiến hành siêu âm để loại trừ tắc tĩnh mạch.

Điều trị

Các nguyên nhân cụ thể được điều trị.

Bệnh nhân có biểu hiện tăng tái hấp thu muối nước thường được hưởng lợi từ chế độ ăn hạn chế muối. Bệnh nhân suy tim nên loại bỏ muối trong khẩu phần ăn, đồng thời tránh các thực phẩm chế biến sẵn có muối.

Bệnh nhân xơ gan tiến triển hoặc hội chứng thận hư thường cần hạn chế muối nghiêm ngặt hơn [ 1 g/ngày]. Muối kali thường được thay thế cho muối natri để làm cho khẩu phần ăn dễ dung nạp hơn; tuy nhiên, cần đặc biệt thận trọng với những bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II và những bệnh nhân có bệnh thận, do có thể gây tăng kali máu Tăng kali huyết .

Bệnh nhân có biểu hiện tăng tái hấp thu muối nước cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng lợi thiểu quai hoặc lợi tiểu thiazide. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc lợi tiểu chỉ nhằm mục đích giảm phù. Thuốc lợi tiểu có thể gây tích lũy kali và gây nguy hiểm tới một số đối tượng bệnh nhân. Những loại thuốc lợi tiểu giữ kali [amiloride, triamterene, spironolactone, eplerenone] ức chế sự tái hấp thu natri trong ống lượn xa và hệ thống ống góp. Khi sử dụng đơn độc, chúng chỉ gây tăng nhẹ mức bài tiết natri. Sử dụng kết hợp triamterene và amiloride với thiazide để ngăn thải kali qua thận. Sự kết hợp giữa nhóm ức chế men chuyển và thiazide cũng làm giảm thải trừ kali.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, việc sử dụng thuốc điều trị các nguyên nhân gây phù đòi hỏi sự thận trọng đặc biệt:

  • Liều khởi đầu thấp, đánh giá toàn diện bệnh nhân khi thay đổi liều

  • Theo dõi triệu chứng hạ huyết áp tư thế nếu dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, hoặc thuốc chẹn beta giao cảm

  • Đánh giá triệu chứng nhịp tim chậm hoặc block tim nếu sử dụng digoxin, các thuốc chẹn kênh canxi có gây chậm nhịp hoặc thuốc chẹn beta giao cảm

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng hạ kali máu hoặc tăng kali máu

  • Không cần dừng thuốc chẹn kênh canxi nếu có phù chân, vì đây là tình trạng lành tính

Ghi lại trọng lượng cơ thể hàng ngày, từ đó giúp theo dõi những chuyển biến trên lâm sàng.

Những điểm chính

  • Phù có thể gây ra bởi các bệnh lý toàn thân hoặc cục bộ.

  • Bệnh lý tim, gan, thận là các nguyên nhân chính gây phù.

  • Cần khẩn trương đánh giá nếu phù xảy ra đột ngột.

  • Phù có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong cơ thể, kể cả não.

  • Triệu chứng phù không phải lúc nào cũng nguy hại; hậu quả của nó phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân.

Video liên quan

Chủ Đề