Bệnh tim sống được bao lâu

Suy tim độ 3 vẫn có cơ hội sống được lâu và kéo dài tuổi thọ như những người có sức khỏe bình thường nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách và tích cực trong điều trị.

Nhiều người bệnh suy tim độ 3 lo lắng không biết có thể sống được bao lâu, bởi ở giai đoạn này các triệu chứng suy tim mới bộ lộ rõ ràng. Người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng khó thở, ho phù, mệt mỏi, khiến họ phải nhập viện thường xuyên hơn. Nhưng thật may mắn vì y học ngày càng phát triển và có nhiều giải pháp để kiểm soát triệu chứng, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim.

Suy tim độ 3 ảnh hưởng tới tuổi thọ, chất lượng sống như thế nào?

Mặc dù suy tim độ 3 không phải là giai đoạn cuối cùng nhưng là suy tim ở mức độ nặng. Triệu chứng của suy tim độ 3 rất dễ nhận biết và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường ngày của người bệnh. Người bệnh sẽ thường xuyên bị mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi, kèm theo đó là triệu chứng khó thở, ho khi gắng sức hoặc ở tư thế đầu thấp, phù làm ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của người bệnh. Ở giai đoạn này suy tim có thể lấy đi sự sống của người bệnh bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi biến chứng cấp xảy ra như phù phổi cấp do ứ máu ở phổi, ngừng tim do rối loạn nhịp tim, suy thận, suy gan, huyết khối [cục máu đông] là thuyên tắc phổi, gây nhồi máu não. 
Nếu điều trị không tốt ở giai đoạn này, suy tim tiến triển nhanh hơn đến giai đoạn cuối - suy tim độ 4, khi đó rất khó tiên lượng thời gian sống.

Suy tim độ 3 gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày

Vẫn có thể đảo ngược tiến trình suy tim để kéo dài tuổi thọ

Nhiều thống kê cho thấy, trên 50% người bệnh suy tim sống được trên 5 năm và 25% sống được trên 10 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp, có thể kéo dài tuổi thọ từ 5 - 25 năm - tùy theo thời điểm phát hiện và tình trạng suy tim ở mỗi người.
Điều đó cho thấy, mặc dù suy tim là tập hợp tất cả các triệu chứng cuối cùng của các bệnh tim mạch, nhưng không có nghĩa là không có phương pháp để kiểm soát triệu chứng và ngăn tiến triển của bệnh sang giai đoạn nặng nặng hơn. Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều trường hợp suy tim kể cả suy tim nặng như suy tim độ 3 vẫn có thể kéo dài thời gian sống bằng cách kết hợp nhiều phương pháp. 
Cùng với việc tuân thủ điều trị, người bệnh cần dành nhiều thời gian cho việc tập thể dục, xây dựng chế độ ăn phù hợp và tìm thêm các giải pháp hỗ trợ để hiệu quả điều trị được nâng cao hơn.

Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ đối với người bệnh suy tim rất quan trọng để giúp giảm áp lực cho tim và loại bỏ chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể. Cụ thể người bệnh cần lưu ý một số điểm dưới đây:

- Giảm muối và chất béo trong bữa ăn, đặc biệt là mỡ động vật cũng như các loại thịt có màu đỏ đậm, nội tạng, đồ ăn qua chiên xào nhiều lần hoặc chế biến sẵn.

- Thêm rau xanh, hoa quả tươi hằng ngày; bổ sung tối thiểu 3 bữa cá mỗi tuần và lựa chọn nguồn protein nạc thì thịt gà bỏ da, thịt heo nạc, các loại đậu đỗ

- Không uống quá nhiều nước, chỉ uống khi thực sự khát

- Bỏ thuốc lá và tránh xa nguồn khói thuốc

- Giảm thiểu bia rượu cũng như các loại đồ uống có cồn khác

- Kiểm tra huyết áp và mỡ máu thường xuyên, đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ

- Luôn giữ thái độ lạc quan, dành thời gian tự thư giãn mỗi ngày và ngủ đủ giấc

- Vẫn nên vận động thể lực khoảng 30 phút mỗi ngày nhưng không được gắng sức, chỉ lựa chọn bài tập hoặc hoạt động nhẹ nhàng như thiền định, đi bộ hoặc dưỡng sinh.

Kết hợp sử dụng thực phẩm bổ sung từ thảo dược tự nhiên

Sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ở người suy tim cũng là cách để giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, suy tim. Đây cũng là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ đã được nghiên cứu lâm sàng. Năm 2014, kết quả nghiên cứu về vai trò hỗ trợ của Tpbvsk Ích Tâm Khang trên người bệnh suy tim được công bố trên Tạp chí Quốc tế. 

Với kết quả nghiên cứu này, nhiều người mắc bệnh tim mạch có thêm cơ sở vững chắc khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ.

Tpbvsk Ích Tâm Khang – Hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe trái tim

Tuy rằng suy tim độ 3 là mức độ suy tim nặng, nhưng người bệnh thực hiện tốt những hướng dẫn trên đây, hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh để nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ và không còn bận tâm vì suy tim sống được bao lâu.

Nguồn tham khảo:

//www.quora.com/How-long-is-life-expectancy-after-being-diagnosed-with-congestive-heart-failure

//www.quora.com/How-long-is-life-expectancy-after-being-diagnosed-with-congestive-heart-failure

//www.everydayhealth.com/heart-failure/living-with/congestive-heart-failure-life-expectancy/

Suy tim độ 2 sống được bao lâu là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh

Suy tim độ 2 là gì?

Theo Hiệp hội Tim mạch New York [NYHA - Mỹ], bệnh suy tim được chia thành 4 giai đoạn, dựa theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như sự giới hạn trong hoạt động thể chất của người bệnh.

Theo đó, suy tim độ 2 là mức độ suy tim trung bình. Trong giai đoạn này, khi hoạt động gắng sức, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, thở dốc, đánh trống ngực… khiến hoạt động thể lực bị ảnh hưởng nhẹ. Những triệu chứng này sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.

Người bệnh suy tim độ 2 thường mắc kèm các bệnh lý như bệnh van tim, tim bẩm sinh, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiền sử nhồi máu cơ tim, phân suất tống máu thấp… nhưng chưa xuất hiện triệu chứng suy tim khi nghỉ ngơi.

Suy tim độ 2 có thể gây ra các triệu chứng khó thở, đau ngực… khi người bệnh gắng sức

Người bệnh suy tim độ 2 sống được bao lâu phụ thuộc vào thái độ điều trị

Việc người bệnh suy tim sống được bao lâu sau khi chẩn đoán bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác của người bệnh, mức độ nặng - nhẹ của bệnh, người bệnh có mắc các bệnh nền nào dẫn tới suy tim hay không…

Quan trọng hơn cả, việc bạn có ý thức tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, có chủ động duy trì lối sống lành mạnh [bao gồm cả chế độ ăn và thói quen vận động thể chất] hay không cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tiên lượng sống của người bệnh suy tim.

Khó có thể dự đoán chính xác tuổi thọ của người bệnh suy tim độ 2. Có nhiều trường hợp người bệnh chung sống tốt với suy tim trong một khoảng thời gian dài mà không khiến suy tim tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh suy tim biểu hiện triệu chứng rất từ từ, nhưng nhanh chóng tiến triển xấu, thậm chí dẫn tới tử vong khi không tìm được hướng điều trị phù hợp.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Y học Nội khoa [Mỹ], các nhà khoa học đã xác định được sau khi ra viện, người bệnh suy tim có thể sống thêm trung bình 5,5 năm nữa.

Suy tim độ 2 được đánh giá là giai đoạn "then chốt" trong điều trị

Với người bệnh suy tim độ 2, đây được coi là giai đoạn “then chốt” trong điều trị. Theo đó, nếu tìm và duy trì được hướng điều trị tốt, bạn có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn nhiều con số 5,5 năm như dự đoán trên. Tuy nhiên, nếu không điều trị tốt, chức năng tim sẽ ngày càng suy yếu và nhanh chóng tiến triển thành suy tim độ 3, độ 4 - các giai đoạn muộn của bệnh suy tim, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Cách kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim độ 2

Để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim độ 2, bạn sẽ phải tìm được hướng điều trị đúng cách, kết hợp với việc duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh, duy trì sức khỏe tối ưu.

Điều trị suy tim độ 2

Nhìn chung, người bệnh suy tim sẽ cần dùng thuốc Tây y theo chỉ dẫn của bác sỹ để giảm và kiểm soát các triệu chứng suy tim, cải thiện khả năng bơm máu của tim và ngăn ngừa suy tim tiến triển. Các bác sỹ có thể kê đơn thuốc ức chế men chuyển angiotensin [ACE], thuốc ức chế thụ thể angiotensin [ARBs] hoặc thuốc chẹn beta giao cảm giúp giãn mạch, giảm gánh nặng cho tim, kiểm soát nhịp tim để giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các thuốc lợi tiểu cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy tim, giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, giảm tình trạng phù nề, khó thở. Người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sỹ, không tự ý ngưng dùng hay giảm liều, bỏ liều thuốc kể cả khi sức khỏe đã được cải thiện. Đặc biệt, bạn cần tới bệnh viện tái khám định kỳ để được điều chỉnh thuốc phù hợp.

Duy trì lối sống lành mạnh

Người bệnh suy tim độ 2 sẽ cần tập thể dục đều đặn, vừa sức, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh [hạn chế thực phẩm nhiều muối natri và chất béo bão hòa; Tăng cường rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt] để làm chậm tiến triển của bệnh suy tim.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý duy trì sức khỏe tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress bằng cách thường xuyên nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga…

Dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để tăng cường chức năng tim

Trong những năm gần đây, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để nâng cao sức khỏe là giải pháp được rất nhiều người bệnh suy tim độ 2 lựa chọn.

Theo đó, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu [Canada] cho thấy, có sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có thể giúp giảm các triệu chứng suy tim [như hồi hộp, đánh trống ngực, ho, phù, khó thở, mệt mỏi, giảm đau thắt ngực] và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển.

Vi Bùi [Tổng hợp]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang -  dùng cho người bệnh tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tạp chí quốc tế cho thấy hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch [do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....] và người có nguy cơ tim mạch như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề