Bhagavad gita là gì

Bhagavad Gita [Sanskrit: भगवद् गीता – Bhagavad Gītā] là một văn bản cổ bằng tiếng Phạn bao gồm 700 câu của bộ trường ca Mahabharata [Bhishma Parva chương 23 – 40]. Những câu này, sử dụng dạng thơ mỗi câu có năm âm tiết Sanskrit [chandas] với nhiều so sánh và ẩn dụ, mang nhiều tính thơ ca; và do đó tựa đề, dịch ra là “Bài hát của Đấng Tối cao” [hay “Chí Tôn ca”], của Bhagavan dưới hình dạng của Krishna. Cuốn sách này được xem là linh thiêng bởi đa số các truyền thống Hindu, và đặc biệt là những người theo Krishna. Trong ngôn ngữ thông thường nó thường được gọi là Gita

Nội dung của Bhagavad Gita là một cuộc đối thoại giữa Krishna và Arjuna diễn ra trên chiến trường Kurukshetra chỉ trước khi trận chiến bùng nổ. Để đáp lại sự bối rối của Arjuna và những nghịch lý đạo đức, Krishna giải thích cho Arjuna các nghĩa vụ của anh ta và diễn giảng thêm về các loại Yoga khác nhau và triết lý Vedanta, với các ví dụ và các phép so sánh. Điều này đã dẫn đến việc cuốn Gita thường được miêu tả như là hướng dẫn cô đọng về triết lý Hindu. Trong suốt bài giảng, Krishna tiết lộ danh tính của mình như là Đấng Tối cao [Bhagavan], phù hộ Arjuna với một thoáng xuất hiện dưới dạng linh thiêng tối cao.

Bhagavad Gita cũng được gọi là Gītopaniṣad, ngụ ý là nó là một ‘Upanishad’. Trong lúc về mặt học thuật nó được xem như là một văn bản Smṛti, nó đã đạt đến một vị trí so sánh được với śruti, hay kiến thức được tiết lộ [bởi Đấng tối cao].

Bhagavad Gita Nguyên Nghĩa [Chí Tôn Ca] – A.C. Bhaktivedanta Swami Prabhupada

Hôm nay mình rất vui vì sau biết bao ngày lùng sục hết cả Sài Gòn thì cuối cùng cũng mua được cuốn Kinh Bhagavad Gito – Chí Tôn Ca này. Cảm thấy dâng trào biết bao nhiêu cảm xúc hehe. Thật ra hôm nọ có lên mua bản Kindle trên Amazon mất 5$ rồi nhưng cảm giác đọc bản tiếng Anh cuốn này không ổn, cần có bản tiếng Việt đối chiếu nữa nên quyết tâm tìm mua bằng được mà ở đâu cũng hết hàng. Hôm nay vui quá trời, dù bên này nó bán đắt hơn mấy trăm nghìn lận.

Nhiều khi cũng thấy thắc mắc, ở Việt Nam, Kinh Thánh Cơ Đốc không được bán đại trà, mấy cuốn Kinh Phật, Kinh Dịch,… được bán cũng dễ hiểu đi, nhưng đến thánh kinh Hindu giáo cũng được in phổ thông [dù đã ngừng xuất bản từ lâu] thì đúng là hơi có thiệt thòi bên này bên kia. Nhớ Ramayana còn được đưa vào Ngữ Văn 10, Mahabharata này hình như cũng có được nhắc tới.

Mahabharata là một phần sử thi thuộc Kinh Vệ Đà cổ xưa của người Ấn Độ, nối tiếp giờ là Hindu giáo, kể về cuộc chiến tranh hoàng tộc sóng gió. Trong đó, Chí Tôn Ca – Bhagavad Gita là phần trích đoạn nhưng lại là quan trọng bậc nhất, đặc sắc bậc nhất, triết học bậc nhất, tri thức bậc nhất, thánh thần bậc nhất; là cuộc nói chuyện về đạo pháp, trách nhiệm xã hội, linh hồn và vũ trụ, về cách diệt vô minh, và về Thượng Đế trên xe ngựa ra chiến trường giữa Hoàng tử Arjuna và Thần Krishna.


Thần Krishna được công nhận là hóa thân thứ 8 của thần Vishnu, nối tiếp Thần Rama và là tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca lịch sử [Lord Buddha]. Tuy nhiên, Thần Krishna nổi bật và phổ biến đến mức, tín đồ tin Ngài không chỉ là một hóa thân, mà chính là Vishnu, chính là Thượng Đế tối cao vĩnh hằng. Tất cả âu cũng là do những tri thức được đề cập trong Bhagavad Gita vượt xa khỏi những giới hạn ngay cả đối với những bậc thần linh.

Thường thì Phật giáo hay tự gọi là đạo giải thoát, đạo của nhân quả. Nói như vậy đúng nhưng chưa thể hiện được sự khác biệt của Phật giáo vì tất cả các tôn giáo Ấn Độ đều có mục đích tối thượng là giải thoát khỏi thế giới vô minh ảo ảnh, đều tin vào nhân quả [theo những cách khác nhau mà bản thân Phật giáo cũng chia rẽ], đều tin vào Nghiệp, đều có chung một vũ trụ quan về một thế giới phẳng của đỉnh núi Tu Di [sumeru, meru… ]…

Điểm quan trọng nhất của Gita là chỉ ra những con đường giải thoát, và một trong đó chính là hoàn thành trách nhiệm xã hội mà bản thân được giao phó.

Trong Phật giáo việc nhập thế hay xuất thế luôn là đề tài không có tính đồng thuận. Việc nhập thế vì lòng từ bi của Đại Thừa đã tách Phật giáo ra làm hai, việc nhập thế hoàn toàn của Thiền Tông lại tiếp tục gây ra tranh luận suốt bấy nhiêu thời kì mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một ví dụ đặc biệt nhất. “Phiền não tức Niết Bàn” là quan điểm nhập thế hoàn toàn chung của Thiền Tông nhưng sẽ không có ai như Trần Nhân Tông nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc mà dù đắc đạo rồi vẫn đem quân đi đánh giặc. Chưa bàn thế nào là đúng, thế nào là sai, nhưng việc này gây tranh cãi là hoàn toàn có cơ sở vì việc tăng lữ tham gia chính trị ngay từ đầu đã không được Đức Phật ủng hộ.

Đó là một vấn đề của Phật giáo, luôn bị giằng xé giữa thế gian và ngoài thế gian, giữa tâm nguyện chuyên tu giải thoát và trách nhiệm với xã hội, dân tộc. Đó là vấn đề khi vua A Xà Thế Ajatashatru của nước Magadha đem chuyện binh sĩ vì không muốn ra trận giết người – giết giặc mà xuất gia đi tu đến hỏi Đức Phật và Như Lai đã hứa tạm thời không giảng đạo cho binh sĩ.


Đấy là điểm mà truyền thống Hindu giáo có ưu việt và rõ ràng hơn khi phân chia đời người ra thành nhiều giai đoạn, có những giai đoạn ta phải làm tròn nghĩa vụ xã hội, có giai đoạn của đời người ta sẽ xuất thế một phần, có giai đoạn xuất thế hoàn toàn. Như vậy sẽ tránh được áp lực tôn giáo lên xã hội khi có nhiều thời kì, tầng lớp tăng lữ quá nhiều mà triều đình phải ra chính sách cưỡng ép hoàn tục do thiếu lực lượng sản xuất.

Trong Bhagavad Gita, Arjuna hoàn toàn không muốn ra chiến trận, đặc biệt là khi biết rõ những người phía bên kia chiến tuyến là người thân của mình. Arjuna hoàn toàn có thể rũ bỏ hết những tài sản thừa kế đáng được hưởng của bản thân để tránh một trận tai ương nồi da nấu thịt. Nhưng với sự chỉ dạy của Thần Krishna, Arjuna đã hiểu được trách nhiệm xã hội của một Sát Đế Lợi [Kshatriya] là phải chiến đấu bảo vệ những người dân đã tôn kính mình, không được vì lòng thương xót yếu đuối mà quên mất đi bổn phận. Và làm trái với bổn phận không phải là một con đường tu hành giải thoát đúng đắn.

Cầm được cuốn Gita trên tay nên có phần hơi ba xàm. Hầu hết những gì mình biết về Hindu giáo đều là trong mối tương quan với Phật giáo nên đem ra nói chứ cũng không phải có ý hạ bệ hay tâng bốc cái gì. Nhưng đúng là mình có thiên hướng nghiêng về Hindu nhiều hơn một chút trong việc lý giải sự vật hiện tượng. Nó có vẻ hợp với mình hơn.

Video liên quan

Chủ Đề