Bị mụn trong tai phải làm sao

Mụn là vấn đề da liễu thường gặp. Chúng có thể xuất hiện tại rất nhiều vùng da trên cơ thể như: mặt, ngực, vai, lưng,… Trong đó, một số trường hợp lại mọc mụn ở tai.

Đây là vị trí không dễ nổi mụn nên nhiều người băn khoăn không biết mọc mụn ở tai là bị bệnh gì và cách trị sao cho hiệu quả.

Mụn mọc ở tai do rất nhiều yếu tố gây ra. Tùy theo vị trí ở tai như: trong tai, ở vành tai, sau tai,… Bạn có thể tham khảo một vài nguyên nhân sau đây.

Do vùng tai tiết dầu quá nhiều

Nếu vùng da tai tiết quá nhiều dầu sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, kết hợp với việc vệ sinh tai không sạch sẽ rất dễ tạo điều kiện cho mụn sinh sôi.

Tai tiết nhiều dầu chủ yếu là do cơ địa. Nếu bạn thuộc da dầu thì không chỉ nổi mụn ở tai mà còn nhiều vùng khác trên cơ thể.

Bên cạnh đó, việc đội mũ hoặc mũ bảo hiểm quá lâu, cũng có thể khiến vùng tai bị bí, động lại mồ hôi, dẫn tới nổi mụn ở tai.

Nguyên nhân gây mụn mọc ở tai

Do vùng tai bị bẩn không được vệ sinh sạch sẽ

Mụn xuất hiện tại vùng tai thường là do tình trạng bã nhờn, bụi bẩn, tế bào da chết tích tụ khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển. Chủ yếu là do vùng da tai ngoài có kết cấu thường bao phủ sụn và một lượng chất béo nhất định tăng nguy cơ tích tụ bụi bẩn.

Vùng tai tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi nhưng không được vệ sinh thường xuyên sẽ rất dễ nổi mụn ở vành tai.

Ngoài ra, các thói quen như dùng tai nghe bị bẩn, dùng chung tai nghe với nhiều người, cho tay bẩn vào ngoáy tai cũng có thể khiến mọc mụn ở tai.

Do bị bệnh viêm tai ngoài

Nếu bạn thắc mắc mọc mụn ở tai là bị bệnh gì thì có thể là do bệnh viêm tai ngoài. Việc để tai tiếp xúc thường xuyên với nước bẩn như đi bơi, đi biển hay nước tắm nhiễm khuẩn có thể gây viêm và khiến tai nổi mụn.

Ngoài ra, dụng cụ ngoáy tai không sạch sẽ cũng dễ gây ra bệnh lý này.

Nếu bạn thấy mụn nổi nhiều ở vùng ống tai, kết hợp với dấu hiệu sưng, cảm giác nhức nhối, khó chịu thì có thể bạn đang mắc phải bệnh lý này.

Tai bị nhiễm trùng do xỏ khuyên

Việc xỏ khuyên tai bị nhiễm khuẩn cũng dẫn tới tình trạng nổi mụn ở vành tai hoặc sau tai. Đặc biệt là những vị trí có sụn ở trên vành tai sẽ sưng và đau lâu hơn thùy tai.

Nếu không đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, vệ sinh tai kỹ lưỡng thì không chỉ nổi mụn mà tai còn bị sưng, viêm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Do rối loạn nội tiết tố

Phụ nữ bước vào các giai đoạn rối loạn nội tiết tố như: dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt,… rất dễ bị nổi mụn trên khắp cơ thể, không riêng gì vùng tai.

Bởi hormone rối loạn có thể kích thích tuyến dầu tiết ra quá nhiều bã nhờn, khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây nổi mụn.

Ngoài ra, việc căng thẳng quá độ, stress trong thời gian dài cũng khiến hormone rối loạn và khiến mụn mọc ở tai.

Do dị ứng mỹ phẩm

Việc sử dụng mỹ phẩm có nhiều hóa chất, chất tẩy rửa, chất bảo quản như: nước hoa, sữa tắm, kem chống nắng,.. cũng có thể khiến vùng tai bị kích ứng, dẫn tới tình trạng nổi mụn xung quanh tai, hoặc ống tai.

Do cơ thể thiếu nước

Cơ thể bị thiếu nước, “nóng trong người” có thể ảnh hưởng đến các cơ quan bài viết như gan, thận. Từ đó độc tố tích tụ một lượng lớn và gây nổi mụn bọc ở vành tai.

Như đã thấy ở trên, mụn ở vành tai, sau tai,… có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường không quá nguy hiểm. Nếu nốt mụn không quá to, không nhức nhối hay lây lan nhanh thì không có gì lo ngại.

Nổi mụn ở tai nguy hiểm không?

Tuy nhiên nếu nổi mụn bọc ở tai bị viêm hoặc vỡ ra thì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Kết quả của tình trạng này là có thể gây u nang hoặc biến chứng thành các nốt sần phía sau tai. 

Bên cạnh đó, những nốt mụn ở sau tai sưng to, sần, u cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: nhiễm trùng, viêm xương chũm, áp xe, u nang bã nhờn, viêm tai giữa, u mỡ, viêm hạch bạch huyết.

Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Với các trường hợp nổi mụn ở tai nhẹ, bạn có thể xử lý bằng cách điều trị tại nhà như sau:

Làm sạch tai bằng nước muối sinh lý

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng vành tai hay phía sau tai có chứa nốt mụn một cách sạch sẽ.

Hãy lấy bông gòn sạch thấm một chút nước muối sinh lý và lau sạch sẽ vùng tai có chứa nốt mụn. Thực hiện 2 lần sáng – tối là được.

Trị mụn mọc ở vành tai từ tự nhiên

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như: tỏi, hung quế, giấm táo để trị mụn hiệu quả. Đây đều là các nguyên liệu kháng khuẩn, làm sạch nốt mụn, khiến chúng khô lại và bong cồi ra khỏi da.

Cách thực hiện như sau: Xay nhuyễn tỏi, húng quế, giấm táo để đắp hoặc thoa lên nốt mụn ở vành tai hoặc sau tai.

Bạn có thể áp dụng cách này mỗi ngày để mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Đây là cách trị mụn bọc ở tai hiệu quả. Chỉ sau vài ngày các nốt mụn sẽ xẹp xuống và không còn sưng tấy.

Chườm nóng để trị mụn mọc trong tai

Chỉ với gạc y tế và nước ấm là bạn đã có thể khiến những nốt mụn mọc trong tai, vành tai tự làm lành nhanh chóng.

Cách thực hiện như sau:

  1. Làm sạch nốt mụn bằng nước muối sinh lý hoặc cồn y tế.
  2. Lấy gạc y tế nhúng vào nước nóng, vắt hết nước rồi đắp lên vùng tai bị mụn.
  3. Giữ yên trong vòng 10 – 15 phút cho đến khi gạc hết ấm.

Bạn có thể thực hiện cách này 3 – 4 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả.

Một số cách trị mụn ở tai

Đắp túi trà đen giảm mụn ở tai

Sau khi uống nước trà đen thì bạn có thể tận dụng túi trà để giảm sưng tấy và hỗ trợ trị mụn ở tai. Bởi thành phần tannin có trong trà đen cùng với hơi nóng từ khăn ấm sẽ giúp giảm viêm vô cùng hiệu quả.

  1. Bạn ngâm túi trà đen trong nước nóng rồi lấy ra.
  2. Đắp túi trà lên nốt mụn rồi dùng khăn nóng và ướt để che lại.
  3. Khoảng 10 phút thì lấy ra.

Thực hiện cách này mỗi ngày để cải thiện tình trạng mọc mụn ở tai.

Thoa gel nha đam sát khuẩn trị mụn ở tai

Đơn giản hơn nữa, bạn có thể thoa gel nha đam có tính sát khuẩn để làm xẹp các nốt mụn bọc ở tai, cũng là cách trị mụn hiệu quả. Gel nha đam có bán sẵn tại các cửa hàng, nhà thuốc trên toàn quốc.

Cách làm:

  1. Làm sạch nốt mụn, thoa gel nha đam lên, giữ trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
  2. Thực hiện 2 lần/ ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sữa tươi để loại bỏ bụi bẩn, thông thoáng lỗ chân lông, cũng là một cách để trị mụn sau lỗ tai. 

Mụn là một trong những thứ rắc rối hàng đầu mà ai cũng ái ngại. Mụn ở mặt, lưng, ngực, bụng,… đã “phiền toái” và gây ra cho khổ chủ không ít sự khó chịu, thế nhưng những nốt mụn trong tai còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Đặc biệt là mụn ở ống tai, có hiện tượng sưng và nổi mủ thì càng đau nhức và khó điều trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nguyên nhân và các giải pháp chữa trị mụn ở trong tai phù hợp nhất cũng như một số thắc mắc về tình trạng này trong bài viết sau đây nhé!

Mụn trên mặt là phổ biến và thường gặp nhất. Thế nhưng mụn trong tai không phải là hiếm gặp và tỉ lệ mắc phải loại mụn này cũng không hề thấp. Mụn nhọt trong lỗ tai không chỉ thấy được ở người lớn mà nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng bị nổi mụn tại vị trí này.

Mụn trên tai có thể là mụn trứng cá bọc, đầu đen, đầu trắng hoặc mụn mủ sưng to. Những ổ mụn ở vành tai, ống tai không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhưng lại khiến khổ chủ cảm thấy đau nhức và khó chịu. Đặc biệt với những nốt mụn viêm mọc trong ống tai thì việc điều trị nó cực kì khó khăn và vất vả.

Nhiều người nhầm lẫn những nốt mụn đầu đen trong tai là mụn ruồi

Ngoài những khó chịu mà mụn trong tai gây ra thì mức độ nguy hiểm của dạng mụn này cũng là yếu tố khiến nhiều người lo lắng. Liệu rằng mụn mọc tại vị trí chứa nhiều dây thần kinh như ở tai có sao không? nó ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây ra những hệ lụy nghiêm trọng khác?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu thì những vị trị mọc mụn sẽ phản ánh chính hiện trạng của cơ thể. Nếu như mụn mọc ở vùng chữ T cánh báo gan của bạn có vấn đề, mụn ở má là dấu hiệu cho thấy phổi không khỏe mạnh thì mụn nhọt trong lỗ tai lại được xem là hệ quả phản ánh sự mệt mỏi của thận.

Có mụn trong tai là dấu hiệu cảnh báo thận của bạn có vấn đề

Thận là một cơ quan trọng yếu chịu chức năng bài tiết chính của cơ thể. Khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ sẽ dẫn đến thận bị nhiễm độc tố và biểu hiện ra ngoài bởi chính những nốt mụn ở  tai. Bởi thế nên mụn nhọt trong tai thường không nguy hiểm mà có thể chỉ là phản ứng của cơ thể khi thiếu nước.

II - Nguyên nhân xuất hiện mụn nhọt, mụn bọc có mủ trong lỗ tai

Ngoài việc là biểu hiện của một cơ thể thiếu nước và thận có vấn đề thì mụn trong tai còn hình thành do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác. Sau đây là 5 nguyên nhân chính khiến vùng tai của bạn phát sinh những đốm mụn xấu xí này.

1. Viêm tai

Bệnh viêm tai thường xảy đến khi bạn bơi trong khu vực nước bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn và chất bẩn có trong nước sẽ đi vào tai và gây nhiễm trùng cho khu vực nhạy cảm này, ổ mụn cũng vì thế mà hình thành. Ngoài nguyên nhân trên, bệnh viêm tai còn có thể xuất hiện và gây mụn khi bạn sử dụng các dụng cụ không sạch sẽ để gãi hoặc ngoáy tai.

2. Nhiễm trùng khi xỏ khuyên vành tai

Rất nhiều trường hợp sau khi xỏ khuyên tai bị nhiễm trùng dẫn đến nổi mụn sưng và mụn mủ lớn. Tùy theo vị trí xỏ khuyên trên vành tai ngoài [trong], dái tai mà vết sưng sẽ xuất hiện ở vị trí gần đó. Nếu không chăm sóc vết nhiễm trùng kĩ càng thì bụi bẩn, dầu cùng với vi khuẩn sẽ khiến cho nó phát triển thành ổ mụn lớn, có mủ và gây đau đớn.

Xỏ khuyên bị nhiễm trùng có thể khiến phát sinh mụn nhọt ở vành tai

3. Không vệ sinh tai

Nếu thường ngày bạn không chú ý đến việc vệ sinh khu vực trong và ngoài tai, đồng thời sử dụng tay bẩn hoặc tai nghe không vệ sinh tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp với tai sẽ khiến cho rất nhiều vi khuẩn xâm hại vào khu vực nhạy cảm này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến vùng tai vốn rất "yên bình" bỗng dưng xuất hiện thêm những ổ mụn đáng ghét.

4. Do nội tiết tố trong cơ thể

Sự thay đổi bên trong cơ thể sẽ phản ánh ra chính ngoại hình của bạn, đặc biệt là làn da. Mụn ở tai cũng vậy, sự có mặt của những ổ mụn đầu trắng, mụn trứng cá bọc rất có thể là biểu hiện của nội tiết bị rối loạn, nhất là phái nữ trong những giai đoạn thai kì hoặc kinh nguyệt.

5. Một số nguyên nhân nổi mụn trong tai khác

Một số bệnh mãn tính như ung thư có thể là nguyên nhân chính cho sự xuất hiện mụn nhọt trong lỗ tai. Nếu mụn không giống với những dạng thường thấy cũng như sưng lâu, không tự lành thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác tình trạng của cơ thể.

III - Cách chữa trị mụn nhọt trong lỗ tai hiệu quả nhất tại nhà

Mụn nhọt ở tai nhẹ thường tự biến mất sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn khó chịu với chúng và muốn loại bỏ thật nhanh thì có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây.

1. Xử lý mụn ở trong tai bằng phương pháp tự nhiên

Đối với những nốt mụn bọc sưng đỏ ở tai, bạn có thể nhờ đến một số nguyên liệu tự nhiên để hỗ trợ làm xẹp chúng lẹ hơn. Giấm táo, húng quế hay trà đen được coi là những "thần dược" hàng đầu trong kháng viêm và chống sưng, sử dụng chúng cho những ổ mụn bọc tấy đỏ sẽ mang đến những chuyển biến tích cực, thúc đẩy mụn se lại và biến mất nhanh chóng.

2. Cách trị mụn trong tai đau nhức bằng thuốc uống

Bị mụn trong tai uống thuốc gì thì nhanh khỏi nhất? Đây có lẽ là thắc mắc của không ít người khi gặp phải tình trạng mụn sưng đau nhức và khó chịu ở tai.

Lời khuyên dành cho bạn là nếu mụn nhọt trên tai gây đau đớn và có chuyển biến ngày một nặng hơn thì cần đến bác sĩ để được chuẩn đoán nguyên nhân cũng như tìm ra giải pháp chữa trị nhanh chóng và triệt để. Bởi vì có thể đây không phải là mụn bọc thông thường mà có thể là triệu chứng của một căn mệnh nguy hiểm nào đó.

⚜️⚜️⚜️ TIN HAY: Trong thời gian qua cộng đồng mạng bàn tán nhau, về sự việc một khách hàng bị tử vong sau khi thực hiện căng da mặt tại thẩm mỹ Kangnam. Điều này khiến cho nhiều người đang có ý định làm đẹp tại đây hoang mang. Vậy thực hư vụ việc này như thế nào? Mời các bạn đọc chi tiết bài viết Thẩm mỹ viện Kangnam làm chết người: Sự thật vụ việc căng da tử vong

Mụn bọc trong tai sưng to, nở loét và có mủ cần đến khám với bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra

IV - Một số lưu ý giúp làm giảm và ngăn ngừa mụn nhọt, mụn mủ ở tai

Bất kì dạng mụn nào cũng đều có thể khắc chế và ngăn ngừa chúng xuất hiện nếu biết cách chăm sóc da và loại bỏ những thói quen xấu gây mụn. Vậy nên làm gì để ngăn chặn chúng? Sau đây là một số lưu ý cần nhớ để mụn nhọt trong lỗ tai không còn là nỗi lo lắng của bạn nữa.

1. Vệ sinh, sát trùng sạch sẽ ổ mụn trong tai mỗi ngày

Nếu mụn sưng viêm thì bạn có thể nhờ người thân sát trùng vết mụn với nước muối sinh lý hoặc oxy già. Tự bản thân bạn cũng có thể thực hiện được bằng cách thấm bông gòn vào dung dịch oxi già rồi lau trực tiếp lên ổ mụn.

Ngoài việc sát trùng hàng ngày thì bạn cũng cần hạn chế chạm tay vào mụn nhọt ở tai, đặc biệt là khi tay chưa được vệ sinh kĩ càng với xà bông diệt khuẩn. Hơn nữa, các đồ dùng như tai nghe, khuyên tai [đối với những nốt mụn ở vị trí gần đó] cũng không nên sử dụng để không lây nhiễm vi khuẩn lên khu vực vết mụn.

2. Kiêng một số thực phẩm nóng cho cơ thể

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của làn da. Nếu bạn thường xuyên sử dụng những đồ ăn có tính nóng thì chắc chắn việc nổi mụn trên mặt, lưng, bụng, tai, hay thậm chí là những vị trí nhạy cảm như lưỡi, khoang miệng, cổ họng là hệ quả tất yếu không thể tránh khỏi.

Vì thế, để ngăn mụn mọc ở tai hoặc những vị trị khác thì cần phải kiểm soát chế độ ăn thật tốt. Tốt nhất, hãy tránh hoặc hạn chế tối đa các dạng thực phẩm cay nóng, được chiên rán nhiều. Ngoài ra, thức uống có cồn, cà phê hoặc nước ngọt có ga cũng không nên sử dụng thường xuyên vì những thành phần trong chúng rất dễ khiến da nổi mụn.

Bị mụn nhọt trên tai cần hạn chế những đồ ăn chiên rán và cay nóng

Hãy tạo lập một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh và hoa quả tươi mát. Một số công thức nước ép củ quả là ý tưởng hoàn hảo nó cung cấp các dưỡng chất giúp cho làn da khỏe mạnh và luôn căng mịn.

3. Tuyệt đối không tự ý lấy nặn mụn, nhất là khi tay không được vệ sinh kĩ càng

Đối với mụn ở tai hoặc mụn mọc ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, tuyệt đối đừng tự ý nặn bỏ. Nhất là với những mụn sưng viêm hoặc có mủ thì thao tác bóp mụn sẽ càng khiến mụn nặng hơn và lây nhiễm vi khuẩn sang những vùng da xung quanh.

Chỉ một số nốt mụn trứng cá có phần cồi nhân già hoặc mụn đầu đen mới có thể nặn bỏ. Tuy nhiên, thao tác thực hiện cũng cần chú ý, bàn tay và dụng cụ phải được vệ sinh thật kĩ lưỡng để đảm bảo an toàn tuyệt đối nhất cũng như để hiệu quả mang lại cao hơn.

Hi vọng rằng, những giải đáp về mụn trong tai trên đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về dạng mụn này, biết được nguyên nhân hình thành, giải pháp điều trị cũng như những lưu ý quan trọng để ngăn mụn mọc trở lại.

Video liên quan

Chủ Đề