Bị nên quay bị bao lâu thì khỏi

  • 18:00 21/03/2022
  • Xếp hạng 4.89/5 với 20332 phiếu bầu

Bệnh quai bị là một bệnh lây nhiễm thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống và sức khỏe bệnh nhân.

Bệnh quai bị gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, virus gây bệnh hướng gây bệnh tới các tuyến ngoại tiết và thần kinh, ngoài ra cũng gây tổn thương đến cơ quan sinh dục ở người mắc bệnh.

Nhìn chung, quai bị là bệnh lành tính và có thể tự khỏi trong khoảng 10 ngày sau khi mắc bệnh nếu không có biến chứng. Bệnh cần trải qua các giai đoạn sau, sau đó cơ thể hình thành kháng thể chống bệnh vĩnh viễn và bệnh sẽ khỏi.

Sau thời gian ủ bệnh từ 18-21 ngày, bệnh khởi phát khiến trẻ bị sốt 38-39 độ C, đau mỏi toàn thân, đau đầu, ăn ngủ kém.


Viêm tuyến nước bọt mang tai là triệu chứng điển hình hay gặp nhất ở trẻ mắc quai bị, chiếm 70% các thể khu trú rõ.

Sang giai đoạn toàn phát từ sau 24-48 giờ sau khi sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện viêm sưng tuyến mang tai. Lúc đầu thường sưng một bên bạnh cằm dưới mang tai, sau 1-2 ngày sưng tiếp sang bên kia. Hầu hết trẻ thường sưng cả hai bên, ít gặp chỉ sưng một bên.

Hai bên sưng viêm thường không đối xứng, vùng da má bị sưng căng, bóng, ấn không lõm, sờ nóng, không đỏ, đau, nước bọt ít và quánh.

3 vị trí đau điển hình của triệu chứng viêm tuyến nước bọt do bệnh quai bị là góc thái dương - hàm, góc xương hàm dưới và điểm mỏm xương chũm.

Quai bị gây sưng viêm tuyến nước bọt

Bệnh nhân thường hết sốt sau 3-4 ngày phát bệnh, tuyến nước bọt mang tai cũng hết sưng sau 8-10 ngày, hạch sưng sẽ kéo dài hơn tuyến một chút. Đa số trẻ mắc bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày nếu điều trị, kiêng cữ tốt và không có biến chứng. Tuyến nước bọt dù sưng nhưng không bị hóa mủ, trừ khi kết hợp bội nhiễm vi khuẩn, cũng không bao giờ bị teo.

Nếu bệnh nhân mắc quai bị bị các biến chứng như: viêm não, viêm tụy cấp tính, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu... thì sẽ lâu hơn, cũng nguy hiểm hơn.

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân mắc quai bị, việc sử dụng thuốc điều trị chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng bệnh, tăng cường sức đề kháng cơ thể tự chống lại bệnh.

Do đó, bệnh nhân cần đến cơ quan y tế để kiểm tra tình trạng bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động nhiều, ăn uống đầy đủ với thức ăn mềm, nhiều chất dinh dưỡng, dễ nuốt để tăng sức đề kháng.

Hiện chưa có thuốc đặc trị quai bị

Nếu bệnh nhân sốt cao hoặc quá đau thì có thể sử dụng thuốc giảm sốt; thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nam giới bị mắc quai bị thì nên để bé nằm thẳng, mặc quần lót để bìu được nâng lên. Có thể dùng túi lạnh chườm vào vùng bìu để giảm cơn đau nhức.

Quai bị thường do 2 nguyên nhân là siêu vi và vi khuẩn. Với các trường hợp quai bị do siêu vi thì không cần thiết phải đến bệnh viện điều trị nếu không có triệu chứng nặng, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày.

Với những trường hợp quai bị có biến chứng, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu, bộ phận sinh dục sưng to thì phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không có thể dẫn đến biến chứng vô sinh do teo tinh hoàn.

Bệnh nhân mắc quai bị cần uống nhiều nước vì những cơn sốt cao làm mất nước, mất chất điện giải trong cơ thể, tốt nhất là nên uống dung dịch oresol. Ngoài ra cần nghỉ ngơi tại giường, tránh tiếp xúc với mọi người tránh nguy cơ lây nhiễm.

Dân gian có lưu truyền một số cách điều trị bệnh quai bị không đúng cách nên tránh, không làm theo như:

  • Dùng mực tàu hay nhọ nồi vẽ lên vùng sưng vì bệnh không phải do “tà ma" mà do siêu vi trùng gây ra
  • Đắp lá cây, đắp vôi hoặc dán cao vào vùng sưng rất nguy hiểm. Cách làm này không những không hiệu quả mà còn gây nóng, phỏng vùng sưng và gây nhiễm trùng vào tuyến mang tai gây viêm nhiễm nặng hơn.

Mỗi người đều có thể tự phòng ngừa bệnh quai bị dễ dàng bằng tiêm vaccine phòng quai bị. Với trẻ em, nên chích ngừa phòng quai bị khi trẻ 12 tháng tuổi hay khi trẻ chuẩn bị đi nhà trẻ, mẫu giáo hay tiểu học. Thường liều tiêm ngừa bệnh quai bị gồm 2 liều, liều đầu lúc 12 tháng và liều lặp lại lúc 4-6 tuổi. Người trưởng thành hay bà bầu chuẩn bị mang thai cũng có thể phòng ngừa quai bị.

Phòng ngừa quai bị bằng tiêm Vaccine


Tuy nhiên thực tế, việc tiêm phòng chỉ có thể giúp bạn phòng bệnh được khoảng 80% trường hợp lây nhiễm virus gây bệnh. Chính vì vậy, phòng bệnh tránh lây lan là việc làm rất cần thiết ở cả người đã tiêm vaccine phòng bệnh.

Nên cách ly người mắc bệnh ở nhà, không tiếp xúc với mọi người xung quanh, khi tiếp xúc thì phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh khoảng 10 ngày kể từ khi sưng tuyến mang tai.

Đồng thời thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày.

Vệ sinh sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay nghi mắc bệnh.

Hạn chế tới nơi tập trung đông người, nhất là khi đang có dịch.

Tăng cường sức đề kháng cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Dấu hiệu khỏi bệnh quai bị như thế nào là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy quai bị không thực sự nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị dứt điểm và đúng cách sẽ để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Dấu hiệu khỏi bệnh quai bị có khó nhận biết không? Nó thường có biểu hiện ra sao? Là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi họ không biết mình đã thực sự khỏi bệnh hay chưa? Mặc dù quai bị là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại những di chứng không mong muốn cho tương lai sau này.

1. Dấu hiệu khỏi bệnh quai bị như thế nào?

Dấu hiệu cho biết bạn đã khỏi bệnh quai bị hay chưa là vấn đề đã và đang thu hút được người bệnh, gia đình cần tìm hiểu. Hiểu đúng bệnh quai bị và nhận biết chính xác dấu hiệu bệnh đã khỏi hay chưa để có biện pháp điều trị và phòng bệnh tốt nhất.

Giảm đau, hạ sốt là một trong những dấu hiệu khỏi bệnh quai bị [Ảnh: Internet]

Dấu hiệu cho biết đã khỏi bệnh sớm nhất của bệnh quai bị chính là vùng hàm của người mắc quai bị xẹp xuống, thì chỉ khoảng một tuần nhưng mẫu chốt của bệnh đã được hình thành từ trước đó từ lâu. Nhưng được phát triển âm ỉ ở bên trong cơ thể của người bệnh.

Thông thường bệnh quai bị được phát triển trải qua 4 thời kỳ sau:

- Thời kỳ ủ bệnh.

- Thời kỳ khởi phát.

- Thời kỳ toàn phát.

- Thời kỳ phục hồi.

1.1. Dấu hiệu như thế nào là khỏi bệnh quai bị?

Chỉ sau một tuần những dấu hiệu trên sẽ giảm xuống một cách khá rõ rệt. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là vùng hàm không còn cảm giác sưng to nữa. Kèm theo đó là những triệu chứng như đau nhức toàn thân, cơn sốt cũng vì thế mà mất dần đi.

Theo đó, nếu tính tổng thời gian ủ bệnh, phát bệnh và hết hẳn các triệu chứng trên sẽ mất khoảng 20 đến 21 ngày. Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần kiêng cữ một số thứ để nhanh khỏi bệnh. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu khỏi bệnh quai bị dễ nhận biết nhất.

1.2. Một số dấu hiệu khỏi bệnh quai bị khác

Hết sốt, tuyến nước bọt mang tai hết sưng là dầu hiệu khỏi bệnh quai bị dễ nhận biết nhất [Ảnh: Internet]

- Hết sốt sau 3 đến 4 ngày phát bệnh.

- Tuyến nước bọt mang tai hết sưng sau 8 đến 10 ngày.

- Phần hạch sưng sẽ kéo dài hơn so với tuyến nước bọt. Nhưng cũng chỉ kéo dài hơn mấy ngày.

- Đối với trẻ em thì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày, nếu bố mẹ biết cách chăm sóc, điều trị và kiêng cữ tốt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không để lại biến chứng gì nghiêm trọng sau này.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có những biến chứng đi kèm như: Viêm não, viêm tụy cấp tính, viêm màng não... Thì thời gian ủ bệnh, phát bệnh sẽ lâu hơn và nguy hiểm hơn.

2. Khỏi quai bị nhưng vẫn sưng, đau cần làm gì?

Triệu chứng sau khi khỏi quai bị vẫn sưng và đau là những điều người bệnh quan tâm nhất trong lúc này. Nếu gặp phải vấn đề đau và sưng sau khi khỏi quai bị, bạn có thể tham khảo một số cách giảm sưng quai bị an toàn theo dân gian hiệu quả dưới đây.

2.1. Nhân hạt gấc

Chỉ cần dùng 7 đến 9 hạt gấc, sau đó nướng lên rồi bóc vỏ lấy nhân tán mịn. Tiếp đó sử dụng 10ml giấm thanh hoặc rượu trắng. Trộn hạt gấc đã tán mịn vào giấm hoặc rượu. Và bôi nhiều lần vào chỗ sưng, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay sau đó.

2.2. Lá ớt tươi

Lá ớt tươi giãn nát, lấy nước bôi và đắp lên chỗ lên quai bị để giảm đau nhanh chóng nhất [Ảnh: Internet]

Lá ớt tươi cũng có tác dụng giảm sưng vô cùng tuyệt vời đấy bạn nhé. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy một lượng lá ớt tươi [khoảng 100g] đem giãn nát. Sau đó lấy nước bôi liên tục, đắp vào chỗ lên quai bị. Cách này vừa giúp làm mát, vừa hút nhiệt độc chỗ sưng quai bị vô cùng hiệu quả.

2.3. Đậu xanh - Lá gấc

Với cách giảm sưng dân gian này bạn chỉ cần trộn phần đậu xanh nguyên vỏ và lá gấc tươi. Sau đó giã nhuyễn, và đắp vào chỗ sưng 2 lần, bạn sẽ cảm thấy tác dụng giảm đau, giảm sưng một cách rõ rệt.

Qua những chia sẻ trên, bạn đã biết rõ hơn về dấu hiệu khỏi bệnh quai bị. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể an tâm chữa trị bệnh, cũng như nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện và ổn định sức khỏe của mình. Cũng như người thân nếu không may bị bệnh quai bị.

Video liên quan

Chủ Đề