Ca sĩ hát chèo hay là ai?

Người nổi tiếng> Ca sĩ chèo> Minh Phương

Ca sĩ chèo Minh Phương là ai? Minh Phương là một nữ nghệ sĩ thành công trên sân khấu chèo, mặc dù chị không được đào tạo qua bất cứ một trường lớp chèo nào. Chị là con gái của NSƯT Thúy Mơ - Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Hải Dương. Mẹ cũng là một nghệ sĩ chèo tài năng và nổi tiếng, chính vì vậy mà Minh Phương đã được học hỏi và kế thừa nghệ thuật chèo từ mẹ. Minh Phương đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2007. Hiện nay, chị đang làm việc ở Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.Nghệ sĩ chèo Minh Phương đã cho ra mắt hai allbum “Khúc hát sông quê” vol 1 và vol 2 và đều được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Với giọng ca trong trẻo, truyền cảm và mượt mà, Minh Phương được đánh giá là một trong số nghệ sĩ thể hiện tốt nhất dòng dân ca Bắc bộ. Sau gần 20 năm cống hiến cho nghề, nghệ sĩ Minh Phương đã sở hữu nhiều giải thưởng tại các cuộc thi lớn như:

  • Huy chương vàng [HCV] cho diễn viên trẻ tuổi nhất trong Cuộc thi giọng hát chèo, tuồng hay tổ chức tại Hải Dương, năm 1992-1993.
  • HCV trong vai Cúc Hoa vở Tống Chân - Cúc Hoa tại Liên hoan các trích đoạn chèo hay tổ chức tại Ninh Bình
  • Giải nhì [dòng dân gian], không có giải nhất trong cuộc thi giọng hát hay do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.
  • HCV và giải thưởng Diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn Dịu Hiền trong vở Hai giọt nước tại Hội diễn Sân khấu miền duyên hải tổ chức tại Thái Bình, năm 1994.
  • HCV và giải thưởng nữ diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn thị Phương trong vở Trương Viên tại Hội diễn các vở chèo cổ tại Quảng Ninh, năm 2001.
  • HCV và giải diễn viên tài năng trẻ với vai diễn Ngọc Liên trong vở Nam dược thánh nhân tại Hội diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp tổ chức tại Quảng Ninh, năm 2005.

Năm 11 tuổi, Minh Phương được mẹ đưa lên Hải Dương để học tiếp lớp 5. Tại đây, chị được sinh hoạt ở Cung Thiếu nhi thành phố.
Năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị chính thức trở thành diễn viên Đoàn Chèo Hải Dương.

Ca sĩ chèo Minh Phương trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Bạn trai/ chồng/ người yêu Ca sĩ chèo Minh Phương là ai?
Chị là con của NSƯT Thúy Mơ

Ca sĩ chèo Minh Phương cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Ca sĩ chèo Minh Phương sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi? Minh Phương sinh ngày ?-?-1974 [48 tuổi].

Ca sĩ chèo Minh Phương sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?


Minh Phương sinh ra tại Tỉnh Hải Dương, nước Việt Nam. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung [chưa rõ], cầm tinh con [giáp] hổ [Giáp Dần 1974]. Minh Phương xếp hạng nổi tiếng thứ 53421 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Ca sĩ chèo nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1974 vào khoảng 46,92 triệu người.

  • Những người nổi tiếng tên Phương
  • Những người nổi tiếng tên Minh Phương

Người nổi tiếng theo ngày sinh:
12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196219631964196519661967196819691970197119721973197419751976197719781979198019811982198319841985198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012201320142015201620172018


Chân dung Ca sĩ chèo Minh Phương

Ca sĩ chèo Minh Phương và con trai

Một bức ảnh mới về Minh Phương- Ca sĩ chèo nổi tiếng Hải Dương- Việt Nam

Hình ảnh mới nhất về Ca sĩ chèo Minh Phương


Bình luận: Tên bạn:
Nội dung:

Các sự kiện năm 1974 và ngày 31-2

Các sự kiện thế giới vào năm sinh Minh Phương

  • OPEC kết thúc lệnh cấm vận dầu mỏ bắt đầu vào năm 1973 trong chiến tranh Yom Kippur [ngày 18 tháng 3].
  • Nixon và Brezhnev gặp nhau tại Moscow để thảo luận về vũ khí thoả thuận hạn chế. Bối cảnh: giải trừ vũ khí hạt nhân
  • Cách mạng cánh tả kết thúc gần 50 năm cai trị độc tài ở Bồ Đào Nha [ra mắt ngày 25 tháng tư].
  • Ấn Độ thử nghiệm thành công một thiết bị hạt nhân, trở thành điện hạt nhân thứ sáu trên thế giới [18 tháng 5].
  • Hoàng đế Haile Selassie của Ethiopia là lật đổ. Một chế độ độc tài quân sự tập thể giả định sức mạnh [ngày 12 tháng 9].
Hiển thị toàn bộ

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Minh Phương được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Ca sĩ chèo Minh Phương có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: .

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng châu thổ sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

Nghệ thuật sân khấu chèo đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỉ thứ X tới nay, đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn,... hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, cải lương, quan họ…

Lịch sử

Chèo có lịch sử hình thành từ thế kỷ X, dưới thời nhà Đinh. Kinh đô Hoa Lư [Ninh Bình] là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Sau đó chèo phát triển rộng ra vùng châu thổ Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sĩ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ 14. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai. Hiện nay chèo có các vở diễn kinh điển như: Oan khuất một thời, Ngọc Hân công chúa, Linh khí Hoa Lư, Nàng Sita, Tấm áo bào hoàng đế, Trang chủ Sơn Đông, Thái hậu Dương Vân Nga, Chiếc bóng oan khiên, Cô gái làng chèo, Đồng tiền vạn lịch, Chiến trường không tiếng súng,...

Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Các đặc trưng của chèo

Chèo là nghệ thuật tổng hợp, muốn thấy được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc của Chèo phải trực tiếp đến với các chiếu Chèo, các vở diễn. Đặc biệt, nếu thuộc được một số làn điệu thì mới thấy được sức cuốn hút lạ kỳ của Chèo đối với người nghe. Phải hát được Chèo mới học được Chèo, từ đó mới có cơ sở sáng tạo, nâng cao và bổ sung những đặc sắc mới cho nghệ thuật Chèo. Hát Chèo là lối hát sân khấu, có thể một người, có thể nhiều người hát đồng ca. Giai điệu của các làn điệu hát Chèo rất phù hợp với giọng tự nhiên và ngôn ngữ của người Việt. Hát Chèo được hình thành bắt nguồn từ các làn điệu dân ca, lời hát Chèo lấy trong các sáng tác văn học dân gian ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là chủ yếu. Ngoài ra các làn điệu Chèo còn chịu những ảnh hưởng từ hát Văn, hát Xẩm, hát Ca trù, hát Xoan, hát Quan họ... Hát Chèo là loại hình nghệ thuật dân tộc có sức sống lâu bền, độc đáo và phổ biến. Nó đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, giáo dục và phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần của nhân dân nên Chèo luôn được nhân dân yêu mến, gìn giữ

Về nội dung, không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo còn miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn, ca ngợi những phẩm chất cao cả của con người. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện thường thắng cái ác, các sĩ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên. Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v...Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.

"Hề chèo" là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa Châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm:hề áo dài và hề áo ngắn

Sân khấu Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ.

Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sĩ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sĩ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sĩ chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200.

Chèo sử dụng tối thiểu là ba loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt, đàn nhị và đàn bầu đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói " phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục,tiêu v.v...

Phân loại chèo

Chèo sân đình là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Chèo diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt.

Chèo cải lương là một dạng chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghị khởi xướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ. Chèo cải lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hát chèo. Bộ "Tám trận cười" của Nguyễn Đình Nghị gồm những vở nổi tiếng.

Chèo chái hê là loại hình dân ca hát vào rằm tháng bảy hàng năm, hoặc trong đám tang, đám giỗ của người có tuổi thọ, có nguồn gốc từ việc kết nghĩa giữa 2 làng Vân Tương[Bắc Ninh] và Tam Sơn [Đông Anh, Hà Nội], gồm có các phần:

  1. Giáo roi
  2. Nhị thập tứ hiếu
  3. Múa hát chèo thuyền cạn
  4. Múa hát kể thập ân. Kết thúc chương trình hát chèo chái hê thường là hát quan họ.

Chèo hiện đại: trong quá trình hội nhập quốc tế và bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc, nghệ thuật chèo của Việt Nam một mặt được quảng bá khắp năm châu, mặt khác, cũng tự hiện đại hóa để đáp ứng thị hiếu của khán - thính giả. Quá trình hiện đại hóa luôn đi đôi với quá trình bảo lưu những tinh hoa văn hóa dân tộc được bồi đắp qua nhiều thế kỷ. Hướng hiện đại hóa đầu tiên diễn ra sau năm 1954 ở miền Bắc cùng với quá trình cuộc Chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, quá trình này vẫn tiếp tục với một số vở chèo cải biên phản ánh các chủ đề hiện đại. Sau năm 1954, nhiều đoàn nghệ thuật chèo Việt Nam đã đi biểu diễn ở các nước xã hội chủ nghĩa và được công chúng hoan nghênh. Sau Chiến tranh Việt Nam, nghệ thuật chèo Việt Nam đã có mặt trong nhiều kỳ liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian ở nhiều nước và thu được sự mến mộ của công chúng nhiều quốc gia. Về âm nhạc, một số điệu hát chèo đã được các nghệ sĩ mạnh dạn cải biên, phối khí theo phong cách và nhạc cụ hiện đại nhưng vẫn giữ giai điệu gốc vốn có.

Các nghệ sĩ nổi tiếng

Các cố nghệ sĩ

  • Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh, người sáng lập nghệ thuật sân khấu chèo.
  • Trùm Thịnh [Cụ Nguyễn Văn Thịnh], [1883-1973], được truy phong Nghệ sĩ nhân dân; là người phục hồi nghệ thuật chèo và xây dựng sân khấu chèo hiện đại.
  • Cả Tam [Cụ Trịnh Thị Lan], [1888 - 1971], được truy phong Nghệ sĩ nhân dân; một trong những nghệ nhân có công khôi phục vốn chèo cổ đồng thời có đóng góp lớn cho việc hiện đại hoá chèo.
  • Tào Mạt: là người có đóng góp lớn trong sự phát triển chèo hiện đại. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước kể về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý với nhân vật chính là Lý Thánh Tông, Nguyên phi Ỷ Lan và Lý Nhân Tông.
  • Nguyễn Thị Minh Lý, bà sinh năm 1912, là con gái Trùm Thịnh [1883 - 1973], người đã cùng với Nguyễn Đình Nghị và Cả Tam [1888 - 1971] đóng góp lớn cho việc hiện đại hóa chèo đầu thế kỷ 20.
  • Dịu Hương [1919-?], người Bình Lục, Hà Nam, thành công với những trích đoạn Suý Vân giả dại và Thị Màu lên chùa.
  • Năm Ngũ, Tư Liên, Lý Mầm, Mạnh Tuấn, những nghệ nhân nổi danh với loại vai hề chèo
  • Vũ Thị Tý [1936-1974]; được truy phong Nghệ sĩ ưu tú năm 1995; nổi tiếng với các vai: Thị Kính trong "Quan âm Thị Kính"[tác giả: Nguyễn Văn Thịnh]; Đào Huế trong "Chu Mãi Thần" [tác giả: Nguyễn Văn Mầm]; Mụ quán trong "Súy Vân" [tác giả: Hàn Thế Du]; Út Tịch trong "Cô Giải phóng" [tác giả: Tào Mạt]; Chị Tâm trong "Phiến đá" [tác giả: Hà Văn Cầu].
  • Kiều Bạch Tuyết [1939-1975]; được truy phong Nghệ sĩ ưu tú năm 1995; nổi tiếng với các vai: Thị Mầu trong "Quan âm Thị Kính" [tác giả: Nguyễn Văn Thịnh]; Đào nấp trong "Chu Mãi Thần" [tác giả: Nguyễn Văn Mầm]; Mụ Cám trong "Tấm Cám" [tác giả: Lưu Quang Thuận].
  • Hoa Tâm [1906 - 1986], người xã Kim Động, tỉnh Hưng Yên
    • NSND Thúy Mùi, Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội
    • NSND Mai Thủy, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình
    • NSND Quốc Trượng, Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội
    • NSND Tự Long, Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội
    • NSUT Thúy Ngần, Giám đốc Nhà hát thể nghiệm
    • NSUT Hồng Ngát, Phó Giám đốc Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam
    • NSUT Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam.
    • NSƯT Nguyễn Quang Thập, Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình
    • Các nghệ sĩ khác như: NSUT Thu Hiền [Chèo Hà Nội]; NSND Mạnh Tường, NSND Văn Mởn [Chèo Thái Bình]; Thanh Nhạn; Vân Quyền; NSND Thanh Tâm, NSND Hàn Hải [Chèo Thanh Hóa], NSND Trần Văn Thông [Chèo Bắc Giang]; Lâm Bình, NSUT Lý Thanh Kha, NSƯT Xuân Nghị [Chèo Ninh Bình]...

Quy mô lớn nhất của các đơn vị nghệ thuật Chèo là Nhà hát Chèo rồi đến Đoàn Chèo, một số tỉnh chỉ biên chế đội hoặc tổ Chèo thuộc đoàn nghệ thuật. Các đoàn chèo sau khi phát triển đủ điều kiện, UBND tỉnh sẽ ra quyết định thành lập nhà hát Chèo. Một nhà hát Chèo có thể có nhiều đoàn chèo. Ở Việt Nam hiện có 18 đơn vị chèo chuyên nghiệp gồm 11 nhà hát chèo và 4 đoàn chèo và 3 đội chèo thuộc đoàn nghệ thuật có chèo gồm:

Tên Nhà hát, Đoàn chèoNăm thành lậpNăm nâng cấpTrụ sởĐiện thoại
Nhà hát Chèo Việt Nam19511964Hà Nội043.8343280
Nhà hát Chèo Hà Nội19542002Hà Nội043.8254205
Nhà hát Chèo Ninh Bình19592007Ninh Bình0303.871902
Nhà hát Chèo Thái Bình19592004Thái Bình0363.831453
Nhà hát Chèo Quân đội19542010Hà Nội043.8361161
Nhà hát Chèo Nam Định19592007Nam Định
Nhà hát Chèo Hải Dương19602007Hải Dương0323.852354
Nhà hát Chèo Hưng Yên19972008Hưng Yên
Nhà hát Chèo Bắc Giang19592010Bắc Giang02403. 854946
Nhà hát Chèo Hà Nam19972010Hà Nam03513.863960
Nhà hát Chèo Vĩnh Phúc20052013Vĩnh Phúc
Đoàn Chèo Hải Phòng1955-Hải Phòng0313.849061
Đoàn Chèo Quảng Ninh1963-Quảng Ninh0333.846523
Đoàn Chèo Phú Thọ1959-Phú Thọ0213.847791
Đội Chèo Yên Bái1962-Yên Bái0293.852558
Đội Chèo Thái Nguyên ??-Thái Nguyên0283.855631
Đoàn Chèo Thanh Hóa1963-Thanh Hóa0373.856740
Đội Chèo Tuyên Quang1962-Tuyên Quang0273.822689

Các câu lạc bộ Chèo

Các câu lạc bộ Chèo cấp tỉnh thường được thành lập và sinh hoạt tại Trung tâm văn hóa các tỉnh. Do các nghệ sĩ chèo về hưu và những người yêu chèo sáng lập.

  • Câu lạc bộ Chèo Cần Thơ: có địa chỉ tại Trung tâm Văn hóa TP Cần Thơ, chính thức được công nhận từ năm 2008. Hiện, Câu lạc bộ hát Chèo Cần Thơ có gần 20 thành viên.
  • Câu lạc bộ hát Chèo Điện Biên: Ngày 3/8/12, Trung tâm Văn hóa tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ hát Chèo tỉnh Điện Biên với 28 hội viên, chủ yếu là cán bộ đã nghỉ hưu có chung sở thích là đam mê nghệ thuật chèo thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ.
  • Câu lạc bộ dân ca và chèo Tuyên Quang: Thành lập từ tháng 9-2013, có hơn 20 thành viên gồm những hạt nhân đam mê ca hát từ các địa phương trong tỉnh.
  • Câu lạc bộ hát chèo Hải Dương: Ngày 27/8/2011, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hải Dương đã diễn ra lễ ra mắt Câu lạc bộ hát chèo Hải Dương thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh. Câu lạc bộ hát chèo Hải Dương là một hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ tự nguyện của những người có nhu cầu tìm hiểu, yêu mến nghệ thuật hát chèo, có tinh thần tham gia phát triển, bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống của nghệ thuật Chèo. CLB đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung tâm Văn hóa tỉnh, sinh hoạt 2 tháng một lần.
  • Câu lạc bộ nghệ thuật Chèo Vĩnh Phúc: là một trong những CLB trực thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh, thành viên của CLB nguyên là những nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đoàn nghệ thuật Chèo Vĩnh Phú. Qua 15 năm thành lập với sự nỗ lực cố gắng của các nghệ sĩ, CLB nghệ thuật Chèo tỉnh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển bộ môn nghệ thuật Chèo truyền thống trên quê hương Vĩnh Phúc.

Tứ chiếng Chèo

Chiếng Chèo là những phường Chèo hoạt động trong một không gian nhất định. Phong chào Chèo xưa phân thành 4 chiếng Chèo Đông, Đoài, Nam, Bắc với kinh đô Thăng Long -Hà Nội ở vị trí trung tâm. Mỗi chiếng có những “ngón nghề” riêng, kỹ thuật riêng, khó lưu truyền và phát triển ra đến bên ngoài do sự khác nhau trong phong cách nghệ thuật dựa trên cơ sở dân ca, dân vũ địa phương, chỉ người trong chiếng mới diễn được với nhau. Nhưng có những nghệ nhân chèo tài năng, nhập vào chiếng nào cũng diễn được, diễn hay, được tôn là “nghệ nhân tứ chiếng”.[38]

  • Chiếng chèo Đông gồm khu vực các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Vùng này xưa là trấn Hải Đông. Chèo xứ Đông mang âm hưởng của ca trù và trống quân.
  • Chiếng chèo Đoài gồm khu vực các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang. Vùng này xưa là trấn Sơn Tây. Chèo xứ Đoài mang âm hưởng của hát xoan và cò lả.
  • Chiếng chèo Nam gồm khu vực các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Vùng này xưa là trấn Sơn Nam. Chèo xứ Nam mang âm hưởng của hát văn, hát xẩm.
  • Chiếng chèo Bắc gồm khu vực các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên. Vùng này xưa là trấn Kinh Bắc. Chèo xứ Bắc mang âm hưởng của quan họ.
  • Trung tâm Chèo Thăng Long hiện có 3 đơn vị Chèo chuyên nghiệp là Nhà hát Chèo Quân đội [Việt Nam], Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Chèo Hà Nội. Chèo Thăng Long mang nét đặt trưng là tinh túy, nhẹ nhàng và hội tụ.

Trong Tứ Chiếng Chèo thì Chiếng Chèo Nam thường là mạnh hơn cả vì là quê hương của nghệ thuật Chèo và còn tập trung các địa phương có thế mạnh về Chèo như Thái Bình,Ninh Bình và Nam Định. Tiếp theo là Chiếng Chèo Đông, Chiếng Chèo xứ Đoài trước đây với trung tâm là vùng Hà Tây nay đã về Hà Nội. Xứ Bắc là quê hương của quan họ nên hoạt động Chèo thường yếu nhất và Bắc Ninh cũng là tỉnh duy nhất ở khu vực châu thổ sông Hồng không có đoàn Chèo.

Sản phẩm chèo

Các lễ hội hát Chèo

Các lễ hội ở vùng châu thổ sông Hồng hầu hết ngoài phần lễ, phần hội bao giờ cũng có các trò chơi dân tộc và bao giờ cũng có hát chèo. Các lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam gắn liền với các di tích lịch sử thời Đinh Lê Lý Trần đều có hát chèo làm chủ đạo. Dưới đây là một số lễ hội mà nghệ thuật hát Chèo là trọng tâm và linh hồn của lễ hội:

  • Lễ hội Trường Yên ở Ninh Bình với hội thi hát Chèo và các tiết mục sân khấu hóa do Nhà hát Chèo Ninh Bình thực hiện.
  • Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương với hội thi hát Chèo và các tiết mục nghệ thuật do Nhà hát Chèo Hải Dương thực hiện.
  • Lễ hội chùa Keo ở Nam Định với hội thi hát Chèo và các tiết mục sân khấu hóa do Nhà hát Chèo Nam Định thực hiện.
  • Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình với hội thi hát Chèo và các tiết mục sân khấu hóa do Nhà hát Chèo Thái Bình thực hiện..
  • Lễ hội đền Trần ở Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và Quảng Ninh đều là những lễ hội có hát chèo làm chủ đạo.

Tác phẩm chèo tiêu biểu

  • Một số vở chèo tiêu biểu: Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Hoàng Trìu kén vợ, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Tuần Ty Đào Huế, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trương Viên.
  • Một số trích đoạn tiêu biểu: Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng - Mẹ Đốp [vở Quan Âm Thị Kính], Súy Vân giả dại [vở Kim Nham], Đánh ghen [vở Tuần ty Đào Huế], Hồ Nguyệt Cô hóa cáo... Chính vở Tuần ty Đào Huế được trích và phát triển từ vở Chu Mãi Thần mà ra.
  • Một số giai điệu chèo cổ: Quân tử dịch, Sử bằng, Đò đưa, Tò vò, Nhịp đuổi, Du xuân, Đào liễu, Ngâm bốn mùa, Đường trường trong rừng, Tuyết sương, Quá giang...
  • Nghiên cứu về chèo, Lương Thế Vinh đã viết Hý Phường Phổ Lục.



Nguồn: Wikipedia

Video liên quan

Chủ Đề