Bị ngứa bụng khi mang thai tháng cuối

06/05/2019

Quá trình mang thai là thời kỳ mà người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều biến đổi về trạng  thái tâm lý và  thể chất. Do sự thay đổi của nội tiết tố hay hệ miễn dịch trong thời kỳ mang thai và sự lớn dần của tử cung theo sự phát triển của thai nhi trong những tháng đầu, làn da các mẹ bầu bị giãn, khô đi kèm những vấn đề về da liễu như nổi mề đay, nổi mẩn ngứa, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Ngứa là thuật ngữ y học chỉ cảm giác khó chịu ngoài da, hay triệu chứng của một tổn thương ở da dẫn đến gãi. Một số thai phụ thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy, số khác lại bị ngứa kèm với dấu hiệu phát ban toàn thân,  rạn da quá mức làm  xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi… [những tháng cuối của thai kỳ]. Đây là một triệu chứng thường gặp ở 40% phụ nữ trong thời kỳ mang thai và thường sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, ngứa cũng có thể là một bệnh lý da liễu kéo dài, đồng thời cũng không loại trừ tình trạng ứ mật trong gan [ứ mật thai kỳ], làm cho mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của gan, muối mật tích tụ lại trong da gây ngứa “dữ dội” toàn thân. Tình trạng này không gây phát ban, nhưng khiến  da ửng đỏ, đau rát với những vết cắt nhỏ ở vùng da bị chà xát nhiều vì ngứa, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Ngứa do khô và rạn da thường không cần điều trị đặc biệt. 5 lời khuyên giúp các chị em phòng ngừa hoặc cải thiện cảm giác khó chịu của ngứa  

 1-Tránh cào, gãi khi ngứa. Nên nhớ rằng khi bị ngứa, càng gãi thì lại càng khiến cho lớp da bị ngứa kích thích gây ngứa ngáy hơn. Có thể

dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm chườm lên vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa..

2- Thường xuyên giữ sạch thân thể. Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen. Nước nóng làm

khô da và làm nặng thêm cảm giác ngứa. Nên tắm bằng nước ấm và sử dụng vải bông xốp mềm  để chà nhẹ toàn thân. Sữa tắm  nên chọn loại có độ pH vừa phải, không kích ứng [phù hợp với cả làn da mẫn cảm]. Có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Nếu sử dụng bốn tắm, nên pha thêm nước yến mạch hoặc baking soda [bicarbonate de soude] trong bồn tắm. Điều này có tác dụng làm dịu cơn ngứa, tuy nhiên cần tránh ngâm mình lâu trong bồn tắm. Các “mẹo” này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.

 3- Giữ ẩm và chống rạn da bằng các loại gel hoặc tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu dừa, hạnh nhân, hướng dương, .... . Với vùng bụng, bạn nên bôi [xoa] kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung. Tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ soude cao, dễ gây kích ứng có thể làm tăng cơn ngứa . Nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nên chọn loại phù hợp cho phụ nữ  mang thai và không nên lạm dụng vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

4- Thường xuyên tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông.  Nên mặc trang phục thông thoáng bằng sợi tự nhiên như

cotton và màu sáng. Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức và đừng quên bôi kem chống nắng để nhằn ngừa những đốm thâm trên da. Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ cùng với nước muối pha loãng hay nước chè xanh, nước lá trầu…, cũng là một phương pháp tốt. Đồng thời cũng  nên tránh tiếp xúc với các vật dụng cũ bị bụi bẩn chứa mạt bụi có thể gây ngứa.

5- Uống nhiều nước trong ngày [1,5 - 2 lít]. Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A [có trong cá, gan, trứng, các loại rau, củ…], vitamin D [có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…], dầu ôliu. Hạn chế các thức ăn cay và gia vị “nóng”dễ gây dị ứng như: ớt, tỏi, hẹ,...

Dấu hiệu nên đến khám tại các cơ sở y tế

Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Bất tiện duy nhất của tình trạng ngứa ở các mẹ bầu, là làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, có một số dấu hiệu của “bệnh” ngứa cần được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ:

- Ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.

- Bị phát ban và sốt: triệu chứng của chứng thủy đậu, herpes…

- Ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da: chàm, vảy nến…

- Ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Phương pháp điều trị  ngứa cho thai phụ

Bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc sử dụng kem cortisone chống lại bệnh chàm, kháng nấm chống nấm, hoặc kháng sinh ... Trong một số trường hợp khẩn cấp, dung kháng histamine có thể được bác sĩ da liễu sử dụng để giúp giảm ngứa tức thời, nhưng đây không là biện pháp cuối cùng  mà còn tùy thuộc vào tình trạng tâm lý của người bệnh. 

       Minh Tâm

[theo Revue médical Suisse & Etre parents]

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối hay trong những tháng đầu là tình trạng mà nhiều bà bầu gặp phải. Các vị trí bị ngứa khi mang thai có thể là tay, chân, bụng hay nhũ hoa khiến các mẹ bầu khó chịu. Nguyên nhân do đâu bị ngứa và mang thai bị ngứa có sao không? Cùng tham khảo những chia sẻ sau đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối hay trong những tháng đầu là tình trạng mà nhiều bà bầu gặp phải. Các vị trí bị ngứa khi mang thai có thể là tay, chân, bụng hay nhũ hoa khiến các mẹ bầu khó chịu. Nguyên nhân do đâu bị ngứa và mang thai bị ngứa có sao không? Cùng tham khảo những chia sẻ sau đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Hiện tượng bà bầu bị ngứa khi mang thai

Ngứa là triệu chứng ngoài da khiến người bệnh muốn dùng tay gãi liên tục để giảm đi cảm giác khó chịu này. Đối với bà bầu, cảm giác ngứa còn có thể kèm theo những triệu chứng khác như nổi mẩn, phát ban, da khô và bong tróc… Hiện tượng này có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau của thai kỳ và tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Bị ngứa khi mang thai tháng đầu

Ở những tuần đầu tiên khi mang thai, ngứa ở bụng, tay chân có thể do thay đổi hormone. Các tuyến bã nhờn kích thích phát triển gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.

Đây không phải là một dạng bệnh lý nên các chị em không cần lo lắng. Thông thường, cảm giác ngứa ở những tháng đầu thai kỳ sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Khi các hormone trong cơ thể thay đổi ở những tháng đầu thai kỳ, làn da của bà bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy mà tình trạng dị ứng với chất tẩy rửa, vải quần áo cũng có thể xảy ra ở giai đoạn này.

Căng giãn vùng da bụng khiến bà bầu bị ngứa khi mang thai

Bị ngứa ở bụng khi mang thai tháng cuối

Ngoài nguyên nhân do nội tiết thì bà bầu bị ngứa vùng bụng do cự căng giãn của da khi thai nhi phát triển. Kích thước thai lớn khiến vùng da ở bụng phải giãn ra, ngoài hiện tượng rạn da thì mẹ bầu sẽ có những cơn ngứa rát khó chịu.

Ngoài bị ngứa ở bụng, các bà bầu còn bị ngứa ở tay chân hoặc xung quanh nhũ hoa, bầu ngực khi mang thai. Tất cả những vị trí này bị ngứa đều do sự thay đổi của hormone và sự căng giãn đàn hồi quá mức của da trong những tháng cuối thai kỳ.

Bị ngứa khi mang thai có sao không?

Bị ngứa khi mang thai tháng đầu, tháng cuối ở bụng, ngực, nhũ hoa, tay chân… là điều rất bình thường mà 40% bà bầu đều gặp phải. Đây có thể là triệu chứng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm cần lưu ý:

– Chứng ứ mật trong gan: Túi mật bị ảnh hưởng do hormone khiến làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của mật. Khi bị ứ mật trong gan, gan sẽ không thể đào thải được axit khiến chúng tràn vào máu. Những bà bầu có tiền sử bị bệnh gan sẽ có nguy cơ mắc chứng ứ mật gan cao hơn khi mang thai.

– Bệnh mề đay: Các sẩn mề đay nổi thành từng mảng lớn trên da, càng gãi sẽ càng thấy ngứa. Đây là căn bệnh gặp nhiều ở bà bầu trong thời gian mang thai, chủ yếu ở những chị em mới mang thai lần đầu, thai đôi hoặc đa thai. Bệnh mề đay chỉ gây ngứa ở bụng, tay chân, đùi… chứ không xuất hiện ở mặt.

– Viêm nang lông: Viêm nang lông gây ngứa khi mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ. Lỗ chân lông nổi sần, lông mọc ngược vào trong gây viêm và ngứa.

– Viêm da bọng nước: Bạn đầu là những mảng mề đay, mụn bọng nước quanh rốn, đùi. Sau đó, các bọng mụn nước này lan sang bụng, lưng, tay, chân… Căn bệnh này thường xảy ra ở những tháng giữa thai kỳ.

Bà bầu bị ngứa khi mang thai có cần đến bác sĩ không?

Hãy gặp bác sĩ ngay khi bị ngứa kèm theo triệu chứng nổi mẩn khi mang thai

Bị ngứa khi mang thai phần lớn là sẽ tự khỏi nhưng bà bầu cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng ngứa da đi kèm với các biểu hiện bất thường sau đây thì nên gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám:

– Ngứa toàn thân, da chuyển sang màu vàng, bị rối loạn tiêu hóa.

– Ngứa, nổi ban đỏ khắp người, sốt có thể do mắc các bệnh nhiễm trùng như sốt phát ban, sởi…

– Ngứa kèm các tổn thương ngoài da như nổi mụn nước, bong tróc da, da khô ráp…

– Ngứa quanh hậu môn, vùng kín, ra nhiều khí hư là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm vùng kín hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cần điều trị sớm.

5 cách giảm ngứa khi mang thai hiệu quả cho bà bầu

Nếu chỉ là tình trạng ngứa da bình thường khi mang thai, các bà bầu có thể áp dụng 5 cách dưới đây để cải thiện các triệu chứng ngứa khi mang thai:

Hạn chế gãi, cào lên da

Nên nhớ rằng khi bị ngứa, càng gãi sẽ càng kích thích các lớp biểu bì của da ngứa nặng hơn. Dùng tay gãi có thể làm trầy xước da, vi khuẩn nhâm nhập gây viêm hoặc nhiễm trùng. Thay vì gãi, hãy dùng một chiếc khăn mát để lau và chườm lên vùng da bị ngứa. Như vậy, cảm giác ngứa sẽ nhanh chóng qua đi, làm dịu làn da của bà bầu.

Giữ cơ thể sạch sẽ

Ra nhiều mồ hôi cũng khiến bà bầu bị ngứa khi mang thai, nhất là những tháng cuối. Hãy giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn trên da.

Hạn chế tắm nước quá nóng làm khô da khiến tình trạng ngứa nặng hơn. Không sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng chứa nhiều hương liệu, dễ gây kích ứng da. Có thể dùng bông tắm để chà nhẹ nhàng toàn thân, chọn loại sữa tắm có độ pH phù hợp.

Có thể sử dụng các loại lá có tác dụng làm ngứa ngoài da như lá khế chua, lá kinh giới, lá bưởi để tắm thay sữa tắm.

Giữ ẩm để không bị ngứa bụng khi mang thai tháng cuối

Giữ ẩm cho da

Các mẹ bầu nên sử dụng các loại dầu, kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da cũng như hạn chế tình trạng rạn da ở những tháng cuối. Các loại dầu có nguồn gốc tự nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân… có thể dùng để bôi lên các vùng da bị ngứa ngứa tay chân, bụng, nhũ hoa… Riêng với phần bụng và nhũ hoa nên xoa nhẹ nhàng tránh kích thích co bóp tử cung.

Tập thể dục thường xuyên

Hãy tập những bài thể dục nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lựa chọn các loại trang phục thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi, thường xuyên giặt chăn, ga, vỏ gối. Nếu thường xuyên phải hoạt động ngoài trời nên dùng kem chống nắng.

Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân bằng các loại lá có tính kháng khuẩn tự nhiên như lá chè xanh, lá trầu không.

Uống đủ nước

Uống đủ nước đối với bà bầu rất quan trọng. Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ nước ối cũng như làm mát gan, giúp gan thải độc để hạn chế tình trạng ứ mật gan. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin C, A, D.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng và làm trầm trọng tình trạng ngứa hơn như ớt, tỏi, tiêu…

Điều trị hiệu quả tình trạng ngứa khi mang thai tại phòng khám BS.CKII Phạm Thị Ngọc Điệp

Nếu bà bầu đang bị ngứa khi mang thai và cần tìm địa chỉ thăm khám thì phòng khám sản phụ khoa của bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp chính là nơi uy tín nhất TPHCM. Không chỉ ngứa khi mang thai, tất cả các triệu chứng bất thường khi mang thai đều được bác sĩ Điệp thăm khám và đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.

Bên cạnh kinh nghiệm lâu năm trong nghề, phòng khám của bác sĩ Điệp còn được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ thăm khám hiệu quả cho bà bầu. Hiện tại, phòng khám đang cung cấp đa dạng dịch vụ khám thai và điều trị các bệnh lý phụ khoa cho các chị em.

Khi bị ngứa khi mang thai tháng đầu, tháng cuối trong thai kỳ, hãy đến ngay phòng khám bác sĩ Điệp tại 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10 để được tư vấn và kiểm tra. Ngoài ra, các chị em cũng có thể liên hệ tới hotline 0335 155 192 để được tư vấn và đặt hẹn trước khi tới khám.

Video liên quan

Chủ Đề