Thuốc hạ lipid máu thuốc nhóm fibrat

Các statin còn được gọi là nhóm thuốc ức chế men khử HMG-CoA, không tạo ra cholesterol ở gan, làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể của LDL-cholesterol, tăng sự thoái hóa và làm giảm loại cholesterol gây hại này xuống mức thấp nhất. Đồng thời, các statin cũng làm tăng HDL-cholesterol [loại cholesterol có lợi cho cơ thể].

Statin là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị mỡ máu, bao gồm các thuốc: Simvastatin, atorvastatin, rosuvastain…

1.2 Nhóm fibrat

Fibrat cũng là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị mỡ máu cao, có tác dụng giảm triglycerdis, LDL, tăng HDL. Thuốc này có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với những loại thuốc hạ mỡ máu khác.

Nhóm fibrat bao gồm các thuốc: Fenofibrat, ciprofibrat, berafibrat…

1.3 Nhóm niacin

Niacin là loại thuốc thuộc vitamin nhóm B. Đây là vitamin tan trong nước, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mỡ máu. Nhóm thuốc này có thể được dùng kết hợp với thuốc nhóm statin, hoặc dùng đơn độc trong các trường hợp người bệnh không dung nạp với statin, gồm các thuốc như: Niapan, nicoar…

1.4 Nhóm renin

Bao gồm các thuốc cholestyramin, colestipol… Thuốc thường dùng phối hợp với nhóm statin hoặc không dung nạp với statin. Không được dùng trong trường hợp triglycerid tăng quá cao.

1.5 Nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol

Một trong các thuốc như ezetimibe, được dùng phối hợp với nhóm statin hoặc không dung nạp statin. Không được dùng thuốc này khi triglycerid tăng cao.

Khi mỡ máu cao gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

1.6 Điều trị thay thế bằng hormone sinh dục nữ estrogen

Nhóm thuốc này thường dùng cho phụ nữ mãn kinh có rối loạn lipid máu.

1.7 Nhóm acid béo không bão hòa omega-3

Acid béo DHA và EPA có tác dụng hạ triglycerid khá mạnh, làm tăng HDL-C vừa phải. Thuốc này thường dùng điều trị triglycerid cao thường phối hợp với nhóm fibrate

2. Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu là gì?

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc trị mỡ máu có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

- Tác dụng phụ trên gan, mật: Thuốc hạ mỡ máu có thể làm rối loạn chức năng gan, làm tăng men gan SGOT/SGPT, dẫn tới hoại tử tế bào gan.

Khi các men gan SGOT/SGPT tăng lên gấp 3 lần bình thường bệnh nhân buộc phải ngừng thuốc đang sử dụng. Đó là lý do mà bệnh nhân cần phải đi khám bệnh định kỳ, để được làm các xét nghiệm đánh giá các chỉ số. Dựa vào đó bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy mệt mỏi, chán ăn, đau bụng trên, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu... cần báo ngay cho bác sĩ.

Những bệnh nhân bị viêm gan [cấp hoặc mãn tính], có men gan tăng kéo dài chống chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu.

- Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón. Nhóm statin có thể khiến bệnh nhân gặp phải triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn…

- Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin có thể gây ra tình trạng giảm trí nhớ, nhầm lẫn, phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên... ở một số bệnh nhân.

- Tác dụng phụ trên da, cơ, xương, khớp: Một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân dùng thuốc hạ mỡ máu là đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi các khớp, dị ứng da, ngứa, nổi mề đay.

Tuy nhiên không phải bất cứ ai khi dùng thuốc điều trị mỡ máu cao cũng gặp các tác dụng phụ kể trên. Những người có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ là: Người đồng thời uống nhiều loại thuốc giảm cholesterol; người có bệnh thận hoặc gan; người trên 65 tuổi; người uống quá nhiều rượu…

3. Uống thuốc hạ mỡ máu thế nào là đúng?

Khi bị rối loạn mỡ máu nhẹ, không mắc kèm theo các bệnh như: Đái tháo đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp… thì chưa cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu ngay mà cần can thiệp vào lối sống, bằng cách:

  • Thay đổi chế độ ăn
  • Tăng cường vận động thể lực
  • Bỏ các thói quen gây hại [hút thuốc lá, uống rượu bia…].

Cần thực hiện chế độ ăn giảm mỡ máu.

Sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động một thời gian nhưng kết quả xét nghiệm mỡ máu vẫn không hạ tới mức mong muốn, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Các dùng thuốc hạ mỡ máu:

• Nhóm fibrate nên dùng trong hoặc sau bữa ăn chính.

• Nhóm statin nên uống trước hoặc sau ăn.

• Khi đang dùng thuốc hạ mỡ máu vẫn duy trì nghiêm túc chế độ ăn và vận động theo khuyến cáo.

• Cần hạn chế tiêu thụ mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol; nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, dầu olive, các loại quả hạch, đậu đỗ và cá...

• Không dùng bưởi khi đang uống thuốc nhóm statin vì nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.

• Các loại thuốc: amiodarone, clarithromycin, cyclosporine, itraconazole, gemfibrozil, saquinavir, ritonavir... có thể tương tác với thuốc nhóm statin, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Mời độc giả xem thêm video:

Biến thể Delta bùng phát Mạnh, CDC Mỹ đưa ra cảnh báo khẩn cấp | SKĐS

DS. Nguyễn Hồng My

Tôi 45 tuổi, vừa rồi đi khám bệnh, xét nghiệm máu được chẩn đoán rối loạn lipid máu. Bác sĩ cho tôi uống thuốc, trong đó có fibrat. Tôi uống thuốc được 2 tuần thì thấy ăn uống kém, người mệt mỏi, đau nhức khắp người, đặc biệt vùng cổ và bắp chân. Tôi xin hỏi tại sao tôi lại bị như vậy và có nên tiếp tục dùng thuốc không?

Trần Bình Minh [Sóc Sơn – Hà Nội]

Các fibrat là các thuốc có tác dụng làm hạ lipid máu thuộc nhóm dẫn xuất của acid fibric. Thuốc có tác dụng làm hạ lipid máu bằng cách ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan thông qua việc ức chế một enzym đặc hiệu trong tế bào. Do đó thuốc có tác dụng làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp [ LDL] và rất thấp [VLDL], làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao [ HDL]. Hai quá trình này tham gia cải thiện sự phân bố cholesterol trong huyết thanh.

 Rối loạn lipid máu dễ để lại thương tổn trên thành mạch máu. [nguồn internet]

Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa khi uống trong bữa ăn, khả năng hấp thu bị giảm đi khi uống lúc đói.Thuốc được gắn vào các protein huyết tương, sau đó được thủy phân thành chất có hoạt tính mạnh, được huyển hóa ở gan, thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng liên hợp glucoronic.

Tuy nhiên khi dùng thuốc cần chú ý, thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy; gây đau cơ, viêm cơ, teo cơ; đau đầu, chóng mặt mệt mỏi, giảm bạch cầu, thiếu máu, gây tăng men gan, giảm khả năng tình dục… Vì vậy thuốc không được dùng cho người suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi; không được dùng chung với các thuốc hạ lipid máu khác, các thuốc chống đông máu loại Coumarin, các loại thuốc gây độc cho gan khác.

Như vậy trường hợp của bạn, nhiều khả năng bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc fibrat, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có uy tín để khám và kiểm tra lại, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể cho bạn.

ThS. Nguyễn Vân Anh


Nhóm thuốc Fibrate là những thuốc có tác dụng hạ triglycerid, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, được sử dụng trong điều trị bệnh rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này như thế nào, dùng thuốc lâu dài có hại gì không…  là những câu hỏi không phải bệnh nhân nào cũng trả lời đúng. Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin chính xác và đầy đủ về nhóm thuốc Fibrate này.

1. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc Fibrate

Nhóm thuốc Fibrat, dẫn chất của acid fibric, là thuốc hạ mỡ máu. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan, giúp tăng sản xuất cholesterol tốt, giảm triglycerid máu, từ đó làm giảm các thành phần gây xơ vữa trong mạch máu.

Fibrate được sử dụng để điều trị cholesterol và triglyceride cao, tăng lượng HDL lưu hành trong huyết tương [cholesterol tốt] và làm giảm VLDL [cholesterol xấu] trong máu.

Ngoài ra các fibrates còn một tác dụng đáng kể nữa là chống viêm. Fibrates ức chế sự phát triển của vữa xơ động mạch không chỉ do cải thiện nồng độ lipid huyết tương, mà còn do chúng làm giảm viêm trong thành mạch.

Các fibrate chính được sử dụng là bezafibrate, ciprofibrate và gemfibrozil. Gemfibrozil là fibrate duy nhất mà lợi ích phòng nhồi máu cơ tim và tử vong do nhồi máu cơ tim đã được chứng minh, tuy nhiên chưa có bằng chứng trên tử vong chung.

2. Liều lượng sử dụng nhóm thuốc Fibrate

Người lớn: 

  • 200mg/lần/ngày hoặc 67mg 3 lần/ngày.
  • 267mg/lần/ngày hoặc 67mg 4 lần/ngày, nếu cần thiết.
  • 267mg/ngày đối với bệnh tăng lipid nghiêm trọng.

Trẻ em [thường là do tăng lipid máu di truyền]: 

  • 67mg/20 kg trọng lượng cơ thể.

Nếu bạn quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian đó gần với liều kế tiếp, bạn không cần uống liều đã quên, mà hãy chờ đến liều kế tiếp như kế hoạch, để tránh dùng gấp đôi liều lượng sử dụng thông thường.

Nếu bạn đã dùng quá liều thuốc Fibrate và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất đi hoặc khó thở, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

3. Cách sử dụng nhóm thuốc Fibrate

  • Nhóm thuốc Fibrate là thuốc kê toa, được sử dụng bằng đường uống.
  • Fibrate có các dạng và liều lượng khác nhau. Không tự ý chuyển đổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Một số dạng thuốc Fibrate cần uống vào các bữa ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày, một số dạng thì không. Cần hỏi rõ bác sĩ về liều lượng và cách uống thuốc Fibrate mà bạn đang dùng.
  • Nếu bạn cũng đang dùng một số loại thuốc khác để giảm cholesterol [thuốc liên kết với axit mật như cholestyramine hoặc colestipol], bạn cần uống Fibrate trước ít nhất 1 giờ hoặc sau ít nhất 4 đến 6 giờ, kể từ khi uống các loại thuốc khác. Lý do là nếu uống cùng lúc, những loại thuốc làm giảm cholesterol này có thể liên kết với Fibrate, ngăn cơ thể bạn hấp thụ hoàn toàn thuốc.
  • Cần uống thuốc đầy đủ và đúng liều lượng để đạt được lợi ích tối đa từ thuốc. Để tránh việc quên uống thuốc, bạn hãy uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Ngược lại, không tăng liều hoặc sử dụng thuốc Fibrate thường xuyên hơn, hoặc uống thuốc lâu hơn so với chỉ định của bác sĩ. Mức mỡ trong máu của bạn sẽ không giảm nhanh hơn khi bạn uống thuốc nhiều hơn, mà nguy cơ mắc các tác dụng phụ sẽ tăng lên.
  • Tiếp tục dùng thuốc Fibrate theo đúng chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Hầu hết những người bị mỡ máu cao không có triệu chứng hoặc dấu hiệu gì rõ rệt, điều đó có thể đánh lừa là bạn không có bệnh.
  • Song song với việc dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Tổng hợp từ các hoạt động này có thể mất đến 2 tháng để thấy rõ tác dụng .
  • Cần thực hiện định kỳ các xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm chức năng gan thận, công thức máu toàn bộ, để theo dõi sự tiến triển của bạn hoặc kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc Fibrate.
  • Nên uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy. Không nghiền, làm vỡ hoặc hòa tan viên nang hoặc viên nén Fibrate, mà hãy nuốt toàn bộ viên thuốc.
  • Đối với các trường hợp đặc biệt như mang thai, cho con bú, phẫu thuật… trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

4. Tương tác thuốc

Thuốc Fibrate có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, bạn cần lên danh sách tất cả các thuốc đang dùng, kể cả thuốc được kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng hay thuốc nam, thuốc bắc, thuốc dân gian… và cho bác sĩ xem.

Một số nguy cơ được khuyến cáo khi sử dụng nhóm thuốc fibrate với các loại thuốc như:

  • Nhóm thuốc statins: tăng nguy cơ bệnh cơ, nguy hiểm nhất là tiêu cơ vân cấp.
  • Thuốc chống đông kháng vitamin K [warfarin]: tăng nguy cơ chảy máu
  • Các nhựa gắn acid mật [resins]: làm giảm sinh khả dụng của thuốc fibrate.

Tốt nhất bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Nhóm thuốc Fibrate cũng có thể tương tác với thức ăn, rượu và thuốc lá. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trong quá trình sử dụng thuốc.

5. Phản ứng phụ của nhóm thuốc Fibrate

Tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi khi dùng thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ đã kê đơn thuốc Fibrate vì họ đã cân nhắc lợi ích thuốc mang lại trong việc giảm mỡ máu cho bạn sẽ lớn hơn nguy cơ gặp tác dụng phụ. Trong thực tế, nhiều người sử dụng nhóm thuốc Fibrate mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Mặc dù vậy, bạn cần hiểu rõ các tác dụng phụ của thuốc Fibrate để có thể nhận diện và xử lý kịp thời. Một số tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc Fibrate bao gồm:

  • Tăng nguy cơ sỏi mật [hiếm gặp]: do tăng bài tiết cholesterol qua đường mật.
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
  • Bệnh cơ: Cũng giống như nhóm thuốc statin, nhóm thuốc fibrates cũng có thể gây bệnh cơ như yếu cơ, tiêu cơ vân cấp. Nguy cơ này tăng lên khi phối hợp statin với fibrate.

Cần lưu ý đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của nhóm thuốc Fibrate, vì vậy bạn không nên chủ quan. Nếu bạn nhận thấy bất kì tình trạng sức khỏe khác thường nào, dù không có trong mô tả phía trên, tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để có hướng xử trí kịp thời.

6. Một số loại thuốc Fibrate trên thị trường

Fenoflex [Fenofibrate]

Fenbrat 200mg [Fenofibrate]

Lifibrat [Fenofibrate]

Lipiden [Gemfibrozil]

7. Cách lưu trữ thuốc Fibrate

Bảo quản thuốc Fibrate trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh khỏi ánh sáng và hơi ẩm. Các nhãn hiệu khác nhau của thuốc Fibrate sẽ có yêu cầu bảo quản khác nhau, vì vậy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn về cách bảo quản thuốc. Không lưu trữ thuốc Fibrate trong phòng tắm, để thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát mỡ máu

Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:

  • Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
  • Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
  • Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.

FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. 

Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576  để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ bạn đang gặp phải nhé!

BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Nhóm thuốc fibrate được dùng để điều trị tăng mỡ trong máu, kết hợp với chế độ ăn rất hạn chế về lipid, có thể làm giảm 20 – 25% cholesterol toàn phần và 40 – 50% triglycerid trong máu. Tuy nhiên, điều trị bằng Fibrate muốn có hiệu quả cao nhất thì bệnh nhân cần duy trì phải liên tục, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, và có sự kết hợp cải thiện lối sống lành mạnh hơn.

Theo Fremo.vn

Tài liệu tham khảo:

Effects of Combination Lipid Therapy in Type 2 Diabetes Mellitus, //www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1001282

Fibrates, glitazones, and peroxisome proliferator-activated receptors, //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2997800/

Video liên quan

Chủ Đề