Biên bản ghi nhớ là gì năm 2024

Theo Wikipedia, Biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding - MoU) là một thỏa thuận giữa hai bên (song phương) hoặc nhiều bên (đa phương). Biên bản ghi nhớ thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một đường lối hành động chung và thường được sử dụng trong trường hợp các bên hoặc không ngụ ý một cam kết pháp lý hoặc trong trường hợp các bên không thể tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi được.

Trong thương mại quốc tế, Biên bản ghi nhớ (MoU) được xem là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức, làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Bản ghi nhớ giữa các công ty là một tài liệu của hợp đồng nhưng không ràng buộc các bên, ngoại trừ khi có các thỏa thuận giữ bí mật và phi cạnh tranh.

MoU thực chất là một tập hợp các điểm chính của một thỏa thuận giữa các bên trong quá trình đang đàm phán một hợp đồng.

Biên bản ghi nhớ là gì năm 2024

Thời điểm lập Biên bản ghi nhớ là trước khi các bên thực hiện giao dịch chính hoặc trước khi các bên thoả thuận xong các nội dung của giao dịch chính. Thông thường MoU được coi là bước đầu tiên hướng tới việc hình thành bất kỳ hợp đồng pháp lý nào. Nó thậm chí còn giúp các bên đi đúng hướng để hoàn thành công việc.

Trong khi đó, hợp đồng (contract) hay thỏa thuận (agreement) là cam kết giữa hai hoặc nhiều pháp nhân để làm hay không làm một điều gì đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng có tính ràng buộc và được pháp luật bảo hộ. Một hợp đồng phát sinh khi các bên đồng ý rằng có một thỏa thuận. Việc hình thành một hợp đồng nói chung đòi hỏi phải có một lời đề nghị, sự chấp nhận, xem xét, và một ý định chung để ràng buộc.

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ...

Nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết, hoặc xảy ra tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài hoặc kiện ra tòa án và bên thua có thể sẽ chịu phí tổn.

  1. Mục đích: Thống nhất trình tự, thủ tục và phân công trách nhiệm trong việc tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ với các đoàn khách quốc tế đến làm việc với Trường.
  1. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho quá trình đón tiếp và ký kết với các đoàn khách quốc tế với quy mô khác nhau và có liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau.

1.2. Văn bản áp dụng:

- Căn cứ Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế;

- Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

- Nghị định số 78/2008/NĐ-CP, ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

1.3. Giải thích từ ngữ, từ viết tắt:

  1. Từ viết tắt:

- PHTQT: Phòng Hợp tác Quốc tế.

- BGH: Ban Giám hiệu.

- PKHTH: Phòng Kế hoạch Tổng hợp.

  1. Các khái niệm khác: Các đơn vị có liên quan là bất cứ Phòng, Ban, Khoa, Viện, Trung tâm, Bộ môn nào có liên quan đến buổi làm việc.

2. NỘI DUNG QUY TRÌNH

2.1. Dự thảo biên bản ghi nhớ:

- Đơn vị hoặc PHTQT sau khi tiếp nhận đề nghị từ các tổ chức/đối tác về việc ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực chung sẽ tiến hành soạn thảo biên bản ghi nhớ (có thể theo mẫu MOU nếu ký kết cấp Trường hoặc MOA nếu ký kết cấp đơn vị).

- Đơn vị sau khi soạn thảo cần gửi cho PHTQT để có ý kiến hoàn chỉnh thêm.

2.2. Đàm phán nội dung của biên bản ghi nhớ với đối tác:

- Đơn vị hoặc PHTQT liên lạc và thảo luận với phía đối tác về nội dung các lĩnh vực hợp tác, thời gian hiệu lực, và ngôn ngữ ký kết (tuỳ theo thống nhất với phía đối tác, tuy nhiên ưu tiên tiếng Anh). Nếu sử dụng ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh thì cần có bản Tiếng Việt. Nội dung của biên bản cần ghi rõ giá trị pháp lý của các ngôn ngữ.

Ví dụ: Biên bản ghi nhớ này được soạn bằng 02 thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Pháp, và làm thành 02 bản. Cả 02 bản đều có giá trị pháp lý như nhau.

- Trong quá trình đàm phán tham vấn ý kiến của PHTQT, BGH để có sự thống nhất trong nội dung đàm phán.

2.3. Trình BGH duyệt:

- Sau khi nhận được phản hồi từ phía đối tác, đơn vị hoặc PHTQT tiến hành xem xét, chỉnh sửa biên bản ghi nhớ sao cho phù hợp với cả hai bên.

- PHTQT trình bản ghi nhớ xin ý kiến BGH, kết quả có thể là: 1) không tiến hành ký kết; 2) hiệu chỉnh hay đàm phán lại; 3) đồng ý tiến hành ký kết.

- PHTQT gửi cho đơn vị ý kiến của BGH về bản ghi nhớ.

2.4. Tiến hành ký kết:

- Biên bản ghi nhớ thường được in thành 02 bản (02 đối tác), sau khi ký kết mỗi bên giữ 01 bản. Hoàn tất việc in nên kiểm tra lần cuối để tránh sai sót.

- Nếu đồng thuận thì xác nhận phương thức ký kết: trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Đối với trường hợp ký kết trực tiếp:

- PHTQT sẽ tổ chức buổi lễ ký kết đối với bản ghi nhớ cấp Trường.

- Đơn vị sẽ tổ chức buổi lễ ký kết đối với bản ghi nhớ cấp đơn vị.

- Sau khi ký kết, đóng dấu bản gốc biên bản ghi nhớ và đưa 01 bộ gốc ngay cho đối tác.

- Đối với trường hợp ký kết gián tiếp:

- Nếu không gặp mặt ký kết thì mỗi bên ký trước, đóng dấu rồi gửi văn bản ghi nhớ qua đường bưu điện cho đối tác bên kia. Đơn vị khi nhận được biên bản ghi nhớ của đối tác sẽ chuyển cho - PHTQT trình Hiệu trưởng ký và đóng dấu. Sau đó, đơn vị hoặc PHTQT sẽ chuyển lại 01 bản cho đối tác (nếu có).

2.5. Quản lý ký kết:

  1. Ghi nhận đoàn vào, quà tặng và lưu liên lạc.
  1. Đăng tin lên trang web của Trường và PHTQT.
  1. Lưu biên bản ghi nhớ đã ký kết theo quốc gia, nội dung ký kết và thời gian hiệu lực.
  1. Scan biên bản ghi nhớ và lưu thành file pdf trong Folder thích hợp.
  1. Cập nhật thông tin (tên đối tác, ngày ký, thời hạn, nội dung) vào danh sách quản lý ký kết; cập nhật trong phần mềm quản lý HTQT (đơn vị nhập biên bản ghi nhớ cấp đơn vị, PHTQT nhập biên bản ghi nhớ cấp Trường).
  1. Photo biên bản ghi nhớ cho các đơn vị và cá nhân có liên quan thực hiện.
  1. Theo dõi tình hình thực hiện, triển khai biên bản ghi nhớ và báo cáo.

3. QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM

3.1. Ban Giám hiệu:

- Quản lý chung.

- Xem xét và phê duyệt.

3.2. Phòng Hợp tác Quốc tế:

- Nhận thông tin và liên hệ với đối tác.

- Thông báo cho các đơn vị có liên quan về kế hoạch của buổi ký kết.

- Trình BGH nội dung buổi ký kết.

- Chuẩn bị cho buổi gặp mặt.

3.3. Phòng Kế hoạch Tổng hợp:

- Phối hợp với PHTQT chuẩn bị cho buổi lễ ký kết.

- Lưu trữ biên bản ghi nhớ.

3.4. Các đơn vị có liên quan khác:

- Đề xuất đối tác để ký kết biên bản ghi nhớ.

- Thỏa thuận với đối tác.

- Tổ chức buổi lễ ký kết cấp đơn vị.

- Thực hiện nội dung các biên bản ghi nhớ.

- Báo cáo định kỳ việc thực hiện các nội dung của biên bản ghi nhớ (theo quý, theo 6 tháng, theo năm, hoặc đột xuất).

Biên bản ghi nhớ khác gì hợp đồng?

Hợp đồng là một thỏa thuận có ràng buộc về mặt pháp lý giữa các bên, trong khi biên bản ghi nhớ là một văn bản ghi lại các điều khoản thỏa thuận chung. Trong trường hợp hai bên đang cố gắng đạt được thỏa thuận để cùng nhau đạt được mục tiêu, họ có thể bắt đầu bằng việc đàm phán một biên bản ghi nhớ.

Biên bản ghi nhớ có thời hạn bao lâu?

Được lập thành … bản gốc có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản làm căn cứ pháp lý. – Biên bản ghi nhớ này sẽ hết hiệu lực sau 5 năm kể từ ngày ký. Hai Bên có thể xem xét để ký kết một thỏa thuận khác.

Biên bản ghi nhớ hợp tác tiếng Anh là gì?

Trong đó, biên bản nêu rõ yêu cầu và trách nhiệm của các bên khi ký hợp đồng. Biên bản ghi nhớ có tên Tiếng anh là Memorandum of Understanding (MOU), bản chất của biên bản này là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên, đưa ra các nội dung chi tiết về yêu cầu và trách nhiệm cũng giữa các bên liên quan.

Bảng ghi nhớ hợp tác là gì?

MOU là thuật ngữ viết tắt của Memorandum of Understanding hay còn gọi là Biên bản ghi nhớ hợp tác. MOUđược định nghĩa là một bản thỏa thuận không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý giữa các bên thể hiện sự đồng lòng nhất trí về một mục đích nào đó.