Nhận biết của ma tuý ở học sinh là gì năm 2024

Có rất nhiều nguyên nhân khiến thanh thiếu niên sa vào con đường nghiện ma túy. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân là tiền đề để có những hướng phòng chống và đẩy lùi tệ nạn này. Đối tượng sa vào tệ nạn ma túy đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, đặc biệt trong lứa tuổi thanh, thiếu niên. Ngoài sự tò mò, hiếu kỳ, lối sống ăn chơi, buông thả, một bộ phận thanh, thiếu niên còn thiếu nhận thức về tác hại của các loại ma túy tổng hợp.

Nhận biết của ma tuý ở học sinh là gì năm 2024

Một buổi tuyên truyền phòng chống ma tuý tại Trường THPT Gia Viễn C. Nguồn: Công an tỉnh Ninh Bình

1. Nguyên nhân về phía đình: Những gia đình phức tạp: bố mẹ ly hôn, mâu thuẫn, bố mẹ nghiện ma túy, buôn bán ma túy có tỷ lệ con mắc nghiện, vi phạm pháp luật rất cao. Gia đình khá giả quá nuông chiều con cái, quản lý lỏng lẻo hoặc không quan tâm đến con cái, hay đánh đập cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và các tệ nạn xã hội khác.

Gia đình thì buông lỏng quản lý, cộng với những thói hư, tật xấu rất dễ xâm nhập nên đây cũng là nguyên nhân quan trọng mà thanh thiếu niên dễ sa vào tệ nạn xã hội.

2. Nguyên nhân xã hội:

Đa số đối tượng nghiện ma túy đều thất học, hoặc có trình độ học vấn thấp. Không nghề nghiệp, không có địa vị trong xã hội, thu nhập không có, cuộc sống bấp bênh, vì thế họ luôn có cảm giác thua thiệt về tâm lý, dễ sinh chán chường, bất mãn, bế tắc sinh ra nghiện ngập, vi phạm pháp luật.

Các em đang thiếu những “sân chơi” lành mạnh, nếu muốn giải trí các em phải tìm đến những địa điểm tự do (ví dụ: các quán Internet, quán bi a…) mà ở đó vì lợi nhuận, hay đã có sẵn những kẻ xấu và một số kẻ không từ một thủ đoạn nào để lôi kéo các em sa ngã đi vào con đường nghiện ma túy.

Môi trường còn nhiều ma túy: bọn tội phạm tàng trữ, buôn bán và tổ chức sử dụng ma túy chưa được quét sạch, vì lợi ích kinh tế, chúng đã mù quáng lừa gạt, lôi kéo nhiều thanh niên đến với ma túy.

Hiện nay công tác tuyên truyền, giáo dục hậu quả tác hại của ma túy nhằm tạo phong trào rộng khắp nhằm phòng ngừa, lên án, đấu tranh chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy trong các nhà trường chưa thường xuyên và đủ mạnh, chưa đến được nhiều với từng nhà trường, từng lớp học và từng học sinh, sinh viên. Tuyên truyền nặng về hình thức mà chưa gắn với hoạt động thực tế. Do vậy vẫn còn không ít học sinh, sinh viên chưa nhận thức và hiểu biết được tác hại của ma túy, nhất là các loại ma túy tổng hợp.

Công tác cai nghiện cũng đã được đẩy mạnh trong thời gian qua (cả nước có 40 trung tâm cai nghiện) nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn cao (80%) 3. Nguyên nhân từ phía bạn bè cùng lứa tuổi

Ngoài gia đình với sự chăm sóc, kèm cặp sát sao của cha mẹ, nhà trường với sự quản lý chặt chẽ của thầy cô giáo thì học sinh, sinh viên còn chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bạn bè.

Bản chất của mối quan hệ này là dựa trên sự tương hợp về sở thích và hứng thú. Điều này luôn có tác động hai mặt, nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn tốt sẽ có thể học theo bạn những cử chỉ, hành vi đẹp, biết giúp đỡ quan tâm đến mọi người.

Ngược lại nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn xấu, sẽ học từ bạn bè những hành vi không tốt, như thói vô trách nhiệm, đòi hỏi quá đáng và không nghe lời. Kết quả điều tra cho thấy 100% số người nghiện có nhóm bạn cũng là người nghiện, hoặc có tiền án, tiền sự khác.

“Hãy nói cho tôi biết bạn thân của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào”.

Vì vậy, các thầy cô, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp cần quan tâm giám sát, phát hiện các em học sinh giao du, chơi bời với những đối tượng xấu ngoài xã hội, cần phối hợp với gia đình và lực lượng công an tăng cường quản lý số học sinh này.

4. Nguyên nhân từ chính đối tượng nghiện

- Do thiếu hiểu biết về ma túy, nghiện ma túy và tác hại của nghiện ma túy. Nhiều thanh niên có tính tò mò sử dụng ma túy chỉ để thử cho biết nhưng đã thử lần đầu thì lại muốn thử lần thứ 2, thứ 3 đến lúc phát hiện ra mình không thể thiếu ma tuý thì đã muộn.

- Do trong cuộc sống có những chấn động về tâm lý như: Bố mẹ ly hôn, thi trượt, thất tình,… nhiều em đã tìm đến ma tuý.

- Ở lứa tuổi mới lớn, các em muốn thoả mãn trí tò mò, cảm thấy mình là người lớn, muốn độc lập, muốn thuộc về một nhóm nào đó nên đã nghe theo một số bạn xấu, sử dụng ma tuý.

Biện pháp từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi học đường

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy, HIV/AIDS trong học sinh, sinh viên, với các nội dung: Các loại ma tuý phổ biến hiện nay và tác hại của ma tuý, biện pháp phòng chống ma tuý trong trường học; các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý, xử lý các hành vi có liên quan đến tệ nạn ma tuý và các quy định khác có liên quan.

Các hoạt động trên gắn với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa bộ môn, trong “Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên” đầu năm học.

2. Phát động phong trào tố giác, vận động tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma túy trái phép trong học sinh; các trường xây dựng và tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của học sinh cán bộ, nhà giáo và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy của nhà trường.

3. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ trong học sinh; kiểm tra, xét nghiệm ngẫu nhiên để phát hiện việc sử dụng ma túy và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với học sinh, sinh viên nhằm rà soát, phát hiện học sinh sử dụng, tàng trữ các chất ma túy hoặc gây nghiện khác.

4. Tổ chức cho tập thể học sinh cán bộ, giáo viên của đơn vị ký cam kết và giao ước thi đua không liên quan đến tệ nạn ma túy.

5. Tăng cường nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; xây dựng lực lượng đoàn viên, đội viên tại đơn vị thật sự vững mạnh để làm nòng cốt trong công tác đấu tranh, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

6. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ, các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật phòng chống ma túy; các hoạt động thể dục, thể thao nhằm thu hút đông đảo học sinh, sinh viên cùng tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống ma túy trong chương trình chính khóa ở các cấp học, bậc học.

8. Tổ chức các cuộc thi nhằm tuyên truyền về tác hại của ma túy với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, vui tươi, sinh động nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên như: Hát, nhạc, tiểu phẩm, vẽ tranh tuyên truyền phòng, chống ma túy.

9. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh quản lý tốt giờ giấc sinh hoạt của học sinh; thông qua các kỳ họp phụ huynh học sinh theo định kỳ, nhà trường chủ động thông báo cho phụ huynh biết kế hoạch phòng, chống tệ nạn ma túy trong nhà trường và yêu cầu phụ huynh quan tâm tới con em, giúp phát hiện sớm những trường hợp con em có liên quan đến các tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội để kịp thời uốn nắn, giáo dục giúp các em tránh xa ma túy, tệ nạn xã hội.

10. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an cơ sở để đấu tranh, làm trong sạch môi trường trong và ngoài trường học, ký túc xá, không để tội phạm ma túy lợi dụng tổ chức lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng và buôn bán các chất ma túy.

11. Những trường hợp học sinh có hành vi vi phạm liên quan đến ma túy cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không vì thành tích mà giấu diếm.

Như vậy, chúng ta phải khẳng định rằng: Công tác phòng chống ma túy và tội phạm hình sự là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong đó lực lượng công an là nòng cốt.

Với phương châm là chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, trong đó phòng ngừa là chính, là chủ yếu.