Du học thạc sỹ hóa sinh ở pháp năm 2024

Pháp được mệnh danh là cái nôi đào tạo Y khoa của thế giới. Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi số lượng sinh viên theo đuổi ngành Y đến quốc gia này học tập, tìm hiểu chuyên sâu ngày càng nhiều, trong đó có cả sinh viên Việt Nam. Hãy cùng Cap France tìm hiểu về chương trình đào tạo Y sau đại học tại Pháp nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

  • Tổng quan về ngành Y tại Pháp
  • Chương trình đào tạo ngành Y tại Pháp
  • Chuyên ngành Y tại Pháp
  • Điều kiện xét tuyển ngành Y tại Pháp
  • Học phí ngành Y tại Pháp
  • Một số trường đào tạo Y khoa danh giá tại Pháp
  • Cơ hội việc làm

Chế độ y tế và chăm sóc sức khỏe của Pháp được đánh giá cao với một nền Y học phát triển và không ngừng nghiên cứu đổi mới sáng tạo. Hàng năm, Pháp đào tạo trên 8000 sinh viên, tiến sĩ, bác sĩ, giáo sư đầu ngành chất lượng cao trên toàn thế giới. Do đó, tới Pháp để theo học ngành Y là một lựa chọn đúng đắn và thức thời. Hơn nữa, tấm bằng của Pháp có giá trị toàn cầu và cơ hội việc làm mở ra cho sinh viên là vô cùng hấp dẫn.

2.1. Chương trình PACES, PASS và L.AS

Thông thường, đối với tất cả sinh viên không nằm trong khối cộng đồng chung Châu u (EU), cho dù ở bất kỳ trình độ nào, cũng phải theo học và hoàn thành 01 năm học chung PACES coi như là bước dự bị trước khi bước vào học chuyên ngành khối Y - Dược. Khi kết thúc năm học này, sinh viên sẽ phải trải qua một kỳ thi sàng lọc đánh giá năng lực. Nếu không qua được kỳ thì này thì vẫn còn cơ hội học lại năm PACES, nhưng chỉ được học lại duy nhất 1 lần.

Để được vào học PACES, bạn cần có bằng tốt nghiệp THPT và thành tích xuất sắc ở các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh). Chương trình học năm PACES rất nặng về lý thuyết, đòi hỏi học thuộc lòng nhiều. Đây cũng là lợi thế vì sinh viên Việt Nam đã quen thuộc với chương trình học này. Sinh viên phải dành trung bình 20 giờ một tuần ở giảng đường, khoảng 30-40 giờ tự học hoặc có thể đăng ký một lớp dự bị PACES để được rèn luyện tăng cơ hội đậu.

Ngay khi kết thúc học kỳ thứ nhất, sinh viên sẽ có một kì thi những môn đại cương (Hóa/Sinh hóa, Tế bào/ Mô học, Vật lý/ Sinh lý, Toán). Những sinh viên có thành tích tệ nhất (khoảng 15%) sẽ bị buộc chuyển ngành.

Năm 2020 kỳ thi PACES đã được thay thế bằng 2 chương trình mới dành cho sinh viên quốc tế PASS và L.AS.

PASS (Cử nhân chuyên biệt) và L.AS (Cử nhân theo định hướng) được coi là sự thay đổi khá tích cực, giúp cho sinh viên có định hướng học ngay từ ban đầu và sẽ được trang bị những kiến thức liên quan trực tiếp đến ngành học mà mình mong muốn. Nhưng có 01 điều cần lưu ý, nếu không thể vượt qua năm PASS thì bạn sẽ không thể dự tuyển tiếp vào chuyên ngành cũng như không thể học lại năm học này.

Khi các bạn sinh viên đã vượt qua được “ải” đầu tiên thì sẽ tiếp tục được học những kiến thức lý thuyết chuyên sâu hơn về ngành mình lựa chọn trong 02 năm tiếp theo. Giai đoạn tiếp theo sau đó sẽ là vừa học vừa làm, nhà trường sẽ sắp xếp cho sinh viên tham gia các đợt thực tập ở các bệnh viện để sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau này.

2.2. Chương trình đào tạo Y khoa chuyên ngành DFMS – DFMSA dành cho bác sĩ, dược sĩ nước ngoài tại Pháp:

- Sinh viên ngành Y - Dược của Việt Nam hoàn toàn có thể đăng ký xét tuyển vào học PACES như các sinh viên của Pháp. Nếu thi đỗ PACES, sinh viên có thể đề nghị học tiếp trình độ đã đạt được ở Việt Nam.

- Để được theo học chương trình DFMS (chuyên khoa Y) và bằng DFMSA (Chuyên sâu khoa Y) thì sinh viên phải trải qua kỳ thi tuyển chọn gắt gao do Đại sứ quán Pháp tổ chức nữa nhé.

3. Chuyên ngành Y tại Pháp

Y khoa luôn là ngành học đòi hỏi thời gian đào tạo khá dài và vất vả, các bạn sinh viên Y thường nói “Dành cả thanh xuân để học Y” . Để trở thành Bác sĩ chuyên khoa phải mất tới 11 năm. Ngoài ra, có các chuyên ngành khác như: Bác sĩ Đa khoa: 8 năm; Dược sĩ: 5 - 8 năm; Nha khoa: 5 -7 năm và Sản phụ khoa: 4 năm.

3.1. Ngành học Bác sĩ đa khoa

Đây là chuyên ngành tuyển chọn khắt khe nhất, đòi hỏi các bạn phải học kiến thức chung về Y trong 9 năm và kiến thức các môn chuyên ngành nhỏ (gây tê, tim phổi…) trong 2 năm nữa.

Năm 1: PACES

Năm 2&3: Học kiến thức chuyên sâu, thực hành, nghiên cứu có hướng dẫn và thực tập. Không có kỳ thi nào ở 2 năm này nên áp lực tương đối giảm. Kỳ nghỉ hè sau PACES, sinh viên sẽ trải qua kì thực tập đầu tiên, thường là ở mảng điều dưỡng. Sau năm thứ 3, sinh viên sẽ có chứng chỉ đào tạo phổ thông y học (DFGSM) và được công nhận trình độ tương đương Cử nhân đại học (Licence).

Năm 4, 5, 6: Tham gia khóa học “bác sĩ ngoại trú”. Trong 3 năm này, sinh viên sẽ có một kiến thức vững chắc để chuẩn bị cho một kỳ thi quan trọng xếp hạng quốc gia còn gọi là ECN – cánh cửa để theo học bác sĩ nội trú sau này. Chương trình học của 3 năm này sẽ tập trung vào các bộ môn như bệnh lý, cách phòng và điều trị dựa trên nhiều chuyên đề cùng với thực tập tại các khoa như tim, hồi sức, cấp cứu, và hô hấp.

Cuối năm 6: Sinh viên phải vượt qua được kỳ thi quốc gia (ECN) nhằm phân chia các ngành nhỏ hơn của bác sĩ. “Bác sĩ nội trú” sẽ phải trau dồi trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Sinh viên được thực tập 6 kỳ thực tập kết hợp với lý thuyết. Để kết thúc chương trình học, du học sinh phải viết một luận án về một đề tài mình nghiên cứu. Để được cấp chứng chỉ bác sĩ chuyên ngành Y khoa, các du học sinh phải trải qua nhiều kỳ thực tập và bằng tốt nghiệp được đánh giá dựa trên luận văn.

3.2. Ngành học Nha khoa

Để trở thành một bác sĩ nha khoa, sinh viên phải nghiên cứu từ 6 đến 9 năm học.

Năm 1: PACES

Năm 2&3: Các phần cơ bản như X-quang, lâm sàng, giải phẫu học, sinh lý học… và một số học phần chuyên sâu về nha khoa như sinh lý về khoang miệng, giải phẫu về răng… Những tiết học thực tế thường chiếm đến gần 2/3 trên toàn thời gian học về các tiết như cấu trúc răng, ống tủy.... Trong các tiết học này, nhà trường sẽ cung cấp cho mỗi một bạn sinh viên một bộ răng giả để thực hành. Sau năm thứ 3, sinh viên đạt trình độ tương đương Cử nhân đại học (Licence).

Năm 4&5: Các bác sĩ nha khoa tương lai sẽ được đi thực tế tại các trung tâm chăm sóc răng miệng, trung tâm bệnh viện đại học (CHU), khoa phẫu thuật hàm mặt trong bệnh viện ở Pháp với 20h/ tuần liên tục. Yêu cầu cuối năm học thứ 5 là phải đạt được một chứng nhận về phân tích lâm sàng và điều trị.

Cuối năm 5: Sinh viên sẽ có chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về nha khoa, tương đương trình độ Thạc sĩ. Sinh viên có thể chuẩn bị 1 năm để đi làm nha sĩ, hoặc được lựa chọn học tiếp trong 3 đến 4 năm để trở thành bác sĩ nội trú hay chuyên gia về răng miệng như xử lý răng, phẫu thuật chỉnh hình răng, niềng răng…

3.4. Ngành học Hộ sinh

Là những người bố (mẹ) đỡ đầu của các sinh linh bé nhỏ, ngành học này đang ngày càng được chú trọng hơn. Đối với chương trình học này, sinh viên theo học trong 5 năm.

Năm 1: PACES

Năm 2&3: Lý thuyết giải phẫu, phôi, sản khoa, nhi khoa, sơ sinh… Có các kì thực tập ngắn hạn trong 2 năm học này. Kết thúc năm 3, sinh viên sẽ có trình độ tương đương Cử nhân đại học (Licence). Các tiết học chuyên sâu như dược học, giải phẫu học, phôi, sinh lý học, sản khoa, vi sinh và virus, nhi khoa và các môn khoa học con người xã hội và tiếng anh y tế. Sinh viên sẽ đi thực tế trong vòng 2 năm tại các bệnh viện, trung tâm y tế tại Pháp.

Năm 5: Sinh viên sẽ có thêm một khóa thực tập trong 6 tháng. Kết thúc khóa học, sinh viên được cấp bằng chứng nhận chuyên sâu hộ sinh, tương đương trình độ thạc sĩ.

3.5. Ngành học dược sĩ

Giống như chuyên ngành bác sĩ đa khoa, sinh viên phải theo học trong 9 năm để được cấp bằng chứng nhận dược sĩ. Với bằng dược sĩ, có bạn sẽ theo nghề dược sĩ hoặc học tiếp để nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Năm 1: PACES

Năm 2&3: Tập trung các kiến thức chính cốt lõi. Đây được coi là năm học về cơ thể sinh học, nhiễm trùng hay sinh hóa... Sang năm học thứ ba, các khóa học thực tế về vi khuẩn học hay hóa học ... tại bệnh viện và các kỳ thực tập tại các hiệu thuốc tại Pháp. Sau năm 3, sinh viên đạt trình độ tương đương Cử nhân (Licence).

Sau năm 3: Sinh viên được tự chọn lựa các chuyên ngành như công nghiệp, hiệu thuốc hay chuẩn bị các kỳ thi để trở thành " bác sĩ nội trú ". Các chuyên ngành này đều được học trong một năm và sau năm học thứ năm, các sinh viên đều có thể tự tin làm việc trong lĩnh vực đó. Riêng "bác sĩ nội trú" phải học trong 4 năm học.

Sau năm 6: Sinh viên sẽ được cấp bằng chứng chỉ chuyên sâu khoa học về dược (tương ứng bậc thạc sĩ).

4. Điều kiện xét tuyển ngành Y tại Pháp

- Các ứng viên DFMS và DFMSA phải có bằng tốt nghiệp đại học y, dược, được phép hành nghề tại nước được cấp bằng hoặc tại nước cư trú.

- Để đủ điều kiện xét tuyển PACES, các bạn cần tốt nghiệp THPT hoặc ĐH chuyên ngành Y - Dược với điểm tổng kết đạt từ 7.0 trở lên.

- Tất cả các chương trình đào tạo Y - Dược đều đòi hỏi trình độ tiếng Pháp tốt, tối thiểu phải đạt B2 theo chuẩn khung đánh giá của Châu u (CECR).

5. Học phí ngành Y tại Pháp

Học phí cho chương trình đào tạo Y khoa tại Pháp thường rơi vào khoảng 6.000 euro cho năm học chung (PACES/PASS/L.AS), sau đó sẽ tùy trường bạn lựa chọn mà mức học phí sẽ dao động từ 4000 - 20.000 euro/năm.

Pháp luôn được coi là quốc gia có mức học phí nằm trong top rẻ nhất ở Châu u với chương trình đào tạo chất lượng cao và nhiều hỗ trợ từ chính phủ. Hàng năm, chính phủ Pháp cấp nhiều suất học bổng dành cho sinh viên quốc tế lên tới 10.000 euro.

6. Một số trường đào tạo Y khoa danh giá tại Pháp

- Đại học Pierre et Marie Curie (UPMC)

- Đại học Paris Descartes

- Đại học Montpellier

- Đại học Paris-Sud

- Đại học Paris Diderot – Paris 7

- Đại học Claude Bernard Lyon 1

- Đại học Strasbourg

- Đại học Bordeaux,....

7. Cơ hội việc làm

Phần lớn các sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Y khoa đều trở thành các bác sĩ, dược sĩ công tác tại bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân. Nhưng thực chất sinh viên y khoa ra trường có thể làm rất nhiều công việc khác nữa như điều dưỡng, giảng viên,.. Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao như hiện nay, nhân lực ngành Y là rất cần thiết.

Du học thạc sỹ hóa sinh ở pháp năm 2024

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 - B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA