Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại

Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Chủ đề: Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại [Các tác phẩm đã học]", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • bai_giang_ngu_van_lop_10_chu_de_chu_nghia_yeu_nuoc_trong_van.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Chủ đề: Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại [Các tác phẩm đã học]

  1. CHỦ ĐỀ: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI [CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC]
  2. NỘI DUNG BÀI HỌC KHÁI QUÁT CHUNG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC BIỂU HIỆN
  3. Khái niệm Ý thức độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc Căm thù giặc, ý chí A. CHỦ NGHĨA Vai trò: Cảm hứng quyết chiến thắng YÊU NƯỚC lớn, xuyên suốt. Tự hào trước chiến Khái quát công tầm thời đại Tự hào trước truyền thống LS Biết ơn, ngợi ca những anh hùng hi sinh vì nước Biểu hiện Tình yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha, sâu nặng Tỏ lòng Cảnh ngày hè Cụ thể Phú sông Bạch Đằng Đại cáo bình Ngô
  4. B. BIỂU HIỆN CỤ THỂ I. TỎ LÒNG [PHẠM NGŨ LÃO] Thời đại nhà Trần 1. Khái quát chung Thi dĩ ngôn chí Hiên ngang Không gian kì vĩ Oai phong lẫm liệt 2. Nội dung Thời gian kì vĩ Hào khí ngút trời Con người tầm vóc vũ trụ Nhân cách, hoài bão lớn lao: nợ công danh – thẹn Hừng hực khí thế, âm hưởng Hào khí Đông A trong văn học Lý – Trần.
  5. B. BIỂU HIỆN CỤ THỂ II. CẢNH NGÀY HÈ [NGUYỄN TRÃI] 1. Khái quát chung 254 bài Tập thơ Nôm sớm nhất - Quốc âm thi tập Bố cục: 4 phần Lý tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân Nội dung Tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống Nghệ thuật: Sáng tạo thể thơ thuần dân tộc [Thất ngôn xen lục ngôn] Bài 43, mục Bảo kính cảnh giới, phần Vô đề - Cảnh ngày hè: Tả cảnh ngụ tình
  6. B. BIỂU HIỆN CỤ THỂ II. CẢNH NGÀY HÈ [NGUYỄN TRÃI] Tình yêu thiên nhiên: Bức tranh TN ngày hè sinh động, giàu sức sống 2. Nội dung Lòng yêu đời, yêu cuộc sống: Cảnh sinh hoạt của nhân dân Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân Thể hiện những phương diện của chủ nghĩa yêu nước: Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và lòng yêu nước thương dân.
  7. III. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG [TRƯƠNG HÁN SIÊU] - Tác giả: Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, môn khách của THĐ -> tự hào về nhân tài, trí thức đất Việt. - Bài phú nổi tiếng ra đời sau khoảng 50 năm chiến thắng Nguyên 1. Khái quát chung Mông -> tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. - Sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu bao chiến công oanh liệt trong chiến tranh vệ quốc, 1 địa chỉ đỏ -> tự hào về địa linh đất Việt.
  8. III. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG [TRƯƠNG HÁN SIÊU] 2. Nội dung - Nhân vật Khách, cái tôi tác giả: tính tình phóng khoáng, ham du ngoạn, luôn bồi bổ tri thức, mang hùng tâm tráng chí sôi nổi, tha thiết. a. Hình tượng - Những địa danh mang tính ước lệ [Cửu Giang, Ngũ Hồ, ], thực chất nhân vật Khách. là cảnh đẹp của non sông đất nước VN -> TY thiên nhiên tha thiết. - Cảnh sắc Bạch Đằng giang vẫn hùng vĩ, bao la; gợi hồi tưởng về chiến tích oai hùng của ông cha thuở trước. - Tuy nhiên, dấu ấn của thời gian khiến quá khứ hào hùng dần chìm vào dĩ vãng -> khách trầm ngâm, suy tư và nuối tiếc. Tự hào nhưng lo lắng trước truyền thống lịch sử hào hùng.
  9. III. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG [TRƯƠNG HÁN SIÊU] - Logic cảm xúc: Khách trầm ngâm -> các bô lão xuất hiện hỏi nguyên cớ. - Tập thể các bô lão chính là những chứng nhân, tiếng nói hùng hồn của lịch sử. + Hào hứng giới thiệu -> tự hào về những b. Trận thủy chiến công. chiến Bạch Đằng. + Trận chiến ác liệt, kinh thiên động địa -> khơi gợi ý chí lập chiến công. + Ví như những trận thủy chiến nổi tiếng -> - Hồi thuật về tự hào, tự tôn dân tộc. trận chiến: + Lý giải nguyên nhân làm nên chiến thắng: do địa linh, thiên thời; đặc biệt là nhân kiệt [so sánh với Lã Vọng, Hàn Tín] -> tự hào về văn hiến, văn vật. + Sức mạnh chính nghĩa và ý thức giáo dục truyền thống lịch sử.
  10. III. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG [TRƯƠNG HÁN SIÊU] - Các bô lão: Khẳng định quy luật để thể hiện niềm tự hào trước truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. c. Lời bình luận. - Khách: Tôn vinh giá trị con người và đạo lý nhân nghĩa của dân tộc. Bài phú thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.
  11. IV. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ [NGUYỄN TRÃI] - Nguyễn Trãi – người anh hùng suốt đời yêu nước, thương dân. 1. Khái quát chung - Thừa lệnh Lê Lợi, NT viết bài cáo vào đầu năm 1428, mang ý nghĩa trọng đại như 1 bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên cáo rộng rãi chiến thắng của dân tộc. + Nêu luận đề chính nghĩa. + Tố cáo tội ác kẻ thù. + Lược thuật quá trình Cảm hứng yêu - Kết cấu: chiến đấu và chiến thắng. nước, dân tộc + Tuyên bố chiến quả, nêu cao chính nghĩa.
  12. IV. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ [NGUYỄN TRÃI] + Tư tưởng Lấy dân làm gốc. 2. Nội dung - Tư tưởng Tư tưởng mới nhân nghĩa. mẻ, tiến bộ. + Đứng trên lập a. Nêu trường nhân dân. luận đề chính Tính chất hiển Văn hiến nghĩa. nhiên, tất yếu: từ [văn hóa] trước, vốn, đã lâu, Biên giới, Tự - Chân lý khách cũng khác. lãnh thổ quan về độc lập, cường, Phong tục chủ quyền dân tự tôn tập quán tộc. So dân tộc. sánh. Tổ chức chính quyền Cơ sở pháp lý vững chắc: Nhân nghĩa và độc Anh hùng lập, chủ quyền. hào kiệt
  13. IV. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ [NGUYỄN TRÃI] - Vạch trần luận điệu Ra sức vơ vét, xuyên tạc, âm mưu xâm bóc lột. lược: nhân, thừa cơ. b. Bản + Phản tiến cáo trạng hóa. Xâm lược về văn tội ác kẻ - Lên án, tố cáo đanh hóa, nòi giống. thù. thép chủ trương, chính Hành động diệt sách cai trị. chủng. + Phản nhân đạo. - Kết luận tội ác: dùng Dối trời lừa dân: cái vô hạn biểu đạt cái vô muôn nghìn kế. cùng. Tố cáo đanh thép tội ác kẻ thù = Biểu hiện hùng hồn lòng yêu nước, thương dân.
  14. IV. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ [NGUYỄN TRÃI] Con người đời Tính nhân dân, - Hình tượng người anh thường. dân tộc của cuộc hùng dân tộc. Con người xuất kháng chiến. chúng. c. Lược thuật Buổi đầu muôn vàn khó quá trình khăn [phòng ngự]. chiến đấu và chiến thắng. Tinh thần đoàn kết + chiến thuật - Lược thuật khởi hợp lý + sức mạnh chính nghĩa - nghĩa Lam Sơn. > cục diện thay đổi [phản công]. Chiến thắng liên tiếp >< thất bại thảm hại [tấn công]. - Khẳng định: đại nghĩa, chí nhân, chính nghĩa là những vũ khí, mưu kế kỳ diệu – chưa thấy xưa nay.
  15. IV. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ [NGUYỄN TRÃI] - Trịnh trọng, trang nghiêm tuyên bố nền hòa bình, độc lập dân tộc. d. Tuyên bố chiến quả, Lời hiệu triệu nêu cao - Lạc quan, tin tưởng vào tương lai quyết tâm bảo vệ, chính nghĩa. tươi sáng của vận mệnh dân tộc. giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc. - Khẳng định sự kết hợp hài hòa sức mạnh truyền thống và thời đại, quy luật tất yếu của sự nghiệp chính nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa + lập trường chính nghĩa + tinh thần đoàn kết + nghệ thuật chính luận = áng thiên cổ hùng văn, bản tổng kết đầy tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
  16. C. KẾT LUẬN CHUNG. Ý thức độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc Căm thù giặc, ý chí quyết chiến thắng Chủ Tự hào trước chiến công, Các tác nghĩa truyền thống lịch sử phẩm yêu nước Biết ơn, ngợi ca, tôn vinh những anh hùng hào kiệt Tình yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha, sâu nặng * Dặn dò: Chuẩn bị Chủ đề: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại.

Câu hỏi: Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng gì?

A. Tư tưởng nhân đạo

B. Tư tưởng thiên mệnh

C. Tư tưởng trung quân ái quốc

D. Tất cả đều đúng.

Trả lời:

Đáp án đúng:D. Tất cả đều đúng.

Cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng:

+ Tư tưởng nhân đạo

+Tư tưởng thiên mệnh

+ Tư tưởng trung quân ái quốc

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Văn học trung đạilà một chủ đề bao quát, chủ yếu gồm các hoạt động sáng tác và phê bình những tác phẩm truyền lại bằng văn bản hoặc trí nhớ, tập trung ở giai đoạn trọng yếu nhất tronglịch sửnhân loại. Căn bản thời kìvăn họcnày tính từ hậuCông Nguyênđến trước thềmcách mạng công nghiệp. Văn họcthời kì này được coi là dài nhất và cũng nhiều thành tựu nhất trong tiến trìnhlịch sử văn học. Đó là sự trưởng thành của các tác phẩm từtông giáođến thế tục, từ thiêng liêng cao cả đến dâm đãng chất phác. Tuy nhiên, điều đáng kể là nó đóng góp lớn cho sự phát triển của chất liệu sáng tác và phê bình [chủ yếu làgiấy], sự phong phú phức tạp củangôn ngữvà thể loại mà ngay cả hậu kì hiện đại cũng không phát huy được bằng

I. Các thành phần chủ yếu của nền văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1. Văn học chữ Hán

- Nền văn học viết bằng chữ Hán , xuất hiện sớm , tồn taị trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại.

-Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.
- Thể loại : Tiếp thu thể loại của văn học Trung Quốc: Chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi

2 . Văn học chữ Nôm

- Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán [khoảng cuối thế kỉ XIII], tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

- Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc [viết theo thể song thất lục bát], truyện thơ [lục bát], hát nói [viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc], hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

- Sáng tác bằng chữ Nôm – ra đời muộn hơn văn học chữ Hán
- Thể loại : Chủ yếu là thơ, ít có tác phẩm văn xuôi , phú , văn tế …

II. Các giai đoạn phát triển củavăn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1.Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:

a.Hoàn cảnh lịch sử:

Bảo vệ tổ quốc, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, chế độ phong kiến Việt Namphát triển đi lên.

b.Nội dung:

Yêu nước với âm hưởng hào hùng [hàokhí Đông A].

c.Nghệ thuật:

Văn học chữ Hán: văn chính luận[Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ], văn xuôi về lịch sử[Đại Việt sử kícủa Lê Văn Hưu,Việt điện u linh tậpcủa Lí Tế Xuyên...], thơ phú[các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn...].

Văn học chữ Nôm: Một số bài thơ phú Nôm.

d.Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

Các tác phẩm nhưVận nước [Quốc tộ]của Pháp Thuận,Chiếu dời đô [Thiên đô chiếu]của Lí Công Uẩn, bài thơSông núi nước Nam [Nam quốc sơn hà]đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước. Những tác phẩm nhưHịch tướng sĩ [Dụ chư tì tướng hịch văn]của Trần Quốc Tuấn,Phò giá về kinh [Tụng giá hoàn kinh sư]của Trần Quang Khải,Tỏ lòng [Thuật hoài]của Phạm Ngũ Lão,Phú sông Bạch Đằng [Bạch Đằng giang phú]của Trương Hán Siêu... tiêu biểu cho nội dung yêu nước.

2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết XVII:

a.Hoàn cảnh lịch sử:

- Kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đạt đếnđỉnh cao cực thịnh, sau đó có những biểu hiệnkhủng hoảng.

b.Nội dung:

Từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca chuyển sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến trên lập trường đạo đức với cảm hứng củng cố, phục hồi xã hội thái bình thịnh trị.

c.Nghệ thuật:

- Văn học chữ Hán:văn chính luận[Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tậpcủa Nguyễn Trãi], văn xôi tự sự[Thánh Tông di thảo tương truyềncủa Lê Thánh Tông,Truyền kì mạn lụccủa Nguyễn Dữ].

- Văn học chữ Nôm: có sự Việt hoá, sáng tạo những thể loại văn học dân tộc [thơ Nôm, khúc ngâm, diễn ca lịch sử].

d.Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn [Quốc âm thi tậpcủa Nguyễn Trãi,Hồng Đức quốc âm thi tậpcủa các tác giả thời Lê Thánh Tông,Bạch Vân quốc ngữ thicủa Nguyễn Bỉnh Khiêm...].

+ Khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát [Tứ thời khúc vịnhcủa Hoàng Sĩ Khải].

+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát [Thiên Nam ngữ lục- khuyết danh] và song thất lục bát [Thiên Nam minh giám- khuyết danh].

3.Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế XIX:

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Chế độ phong kiếnsuy thoái.

- Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn [ Nguyễn Huệ] lật đổ tập đoàn PK Đàng trong [ chúa Nguyễn] và Đàng ngoài[ vua Lê chúa Trịnh], đánh tan giặc ngoại xâm [ quân Xiêm quân Thanh ]

- Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến, hiểm hoạ xâm lược của thực dân Pháp.

b. Nội dung:

Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.

c. Nghệ thuật:

- Thơ Nôm được khẳng định và đạt tới đỉnh cao.

- Văn xuôi tự sự chữ Hán: tiểu thuyết chương hồivớiHoàng Lê nhất thống chí[Ngô gia văn phái]; thể kí vớiThượng kinh kí sự[Lê Hữu Trác],Vũ trung tùy bút[Phạm Đình Hổ]...

d. Tác giả tác phẩm tiêu biểu:

+ Chinh phụ ngâm [nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn],Cung oán ngâm khúccủa Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan,Hoàng Lê nhất thống chícủa Ngô gia văn phái...

+ Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tácTruyện Kiềulà đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam.

+ Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo truyền thống nhưng đồng thời hướng nhiều vào thế giới tình cảm riêng tư và ý thức cá nhân của con người.

4. Giai đoạn nửa cuối XIX:

a.Hoàn cảnh lịch sử:

- Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Nhân dân bất khuất chống giặc ngoại xâm

- Xã hội Việt Nam là xã hội thực dân nữa phong kiến, văn hoá phương Tây ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam.

b. Nội dung:

- Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng.

- Thơ ca trữ tình - trào phúng đạt được những thành tựu xuất sắc với những sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

c.Nghệ thuật:

- Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương là thành tựu nghệ thuật đặc sắc.

- Sáng tác chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống.

- Một số tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ đã bắt đầu đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

d.Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Nguyễn Đình Chiểu vớiVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp... được xem là tác giả văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn này.

+ Ngoài ra còn cớ thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn...

+ Tư tưởng canh tân đất nước được thể hiện trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.

III. Những đặc điểm lớn về nội dung văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

1.Chủ nghĩa yêu nước

- Là nội dung lớn xuyên suốt.

- Biểu hiện:

+ Gắn với tư tưởng “ trung quân ái quốc”.

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

+ Lòng căm thù giặc, xót xa bi tráng lúc nước mất nhà tan.

+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thu.

+ Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì nước.

+ Trách nhiệm khi xây dựng đất trong thời bình. + Tình yêu thiên nhiên.

Tác phẩm tiêu biểu :Nam quốc sơn hà, [Lý Thường Kiệt] ,Hịch tướng sĩ[Trần Quốc Tuấn],Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc[Nguyễn Đình Chiểu]

2 . Chủ nghĩa nhân đạo

- Cũng là nội dung lớn xuyên suốt.

- Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, từ VHDG, tư tưởng Phật giáo, Nho giáo , Đạo giáo.

- Biểu hiện:

+ Lối sống “ thương người như thể thương thân ”.

+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.

+ Khẳng định đề cao phẩm chất tài năng, những khát vọng chân chính [ quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí, chính nghĩa… ] của con người

+ Cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người.

Tác phẩm tiêu biểu:Truyện Kiều [Nguyễn Du] ,Cung Oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn]

3. Cảm hứng thế sự:

- Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.

- Tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”.

- Viết về nhân tình thế thái: Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Đời sống nông thôn: Nguyễn Khuyến.

- Xã hội thành thị: Trần Tế Xương.

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ X- hết XIX:

1. Tính qui phạm và sự phá vỡ tính qui phạm:

- Sự qui định chặt chẽ theo khuôn mẫu: thiên về ước lệ , tượng trưng.

- Tác giả tài năng: vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo.

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:

- Hướng tới vẻ tao nhã, mỹ lệ trang trọng cao cả.

- Có xu hướng đưa văn học gần với đời sống hiện tực, tự nhiên , bình dị.

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hao văn học nướcngoài:

- Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc.

- Dân tộc hoá: Sáng tạo chữ Nôm, Việt hoá thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật, sáng tạo các thể thơ dân tộc [lục bát, song thất lụt bát, hát nói]sử dụng lời ăn tiếng nói nhân dân trong sáng tác.

=> VHTĐ phát triển gắn bó với vận mệnh đất nước và nhân dân, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của văn học thời kì sau.Cùng với văn học dân gian, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo hoàn chỉnh và đa dạng của văn học dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề