Bình luận tội thao túng thị trường chứng khoán

Bình luận tội thao túng thị trường chứng khoán

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

1. Thao túng thị trường chứng khoán là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:

- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

- Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

2. Thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý như thế nào?

2.1. Về hình sự

Cá nhân, pháp nhân thương mại nào có hành vi thao túng thị trường chứng khoán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thao túng thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

* Cá nhân phạm tội:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi tại mục (1) thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Pháp nhân thương mại phạm tội bị phạt như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 211 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

2.2. Về hành chính

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 36 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP), cụ thể:

- Phạt tiền:

Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức, 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân;

Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức, thấp hơn 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân thì áp dụng mức phạt tiền là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức, 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm;

+ Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Bình luận tội thao túng thị trường chứng khoán

Liên quan đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán, cơ quan điều tra thực hiện khám xét trụ sở Trí Việt tối 20-4 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thông tin về vụ "nhóm Louis" bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 cá nhân về tội thao túng thị trường chứng khoán hôm 20-4, trao đổi với báo chí, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã kiểm tra giao dịch đối với cổ phiếu TGG, BII. 

Trên cơ sở kết quả kiểm tra đối với giao dịch cổ phiếu TGG và BII, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định có dấu hiệu thao túng giá đối với cổ phiếu TGG và BII của nhóm tài khoản liên quan đến Đỗ Thành Nhân.

"Do vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chuyển cho Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến kết quả kiểm tra giao dịch cổ phiếu TGG, BII để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an trong xử lý các vụ việc liên quan tới nhóm Louis" - đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin thêm việc khởi tố, bắt tạm giam đối với các đối tượng có hành vi thao túng chứng khoán không phải lần đầu trên thị trường chứng khoán.

Ở bất kỳ một thị trường chứng khoán nào cũng luôn tiềm ẩn các hành vi thao túng chứng khoán. Tuy nhiên, từ lúc phát hiện ra các giao dịch có dấu hiệu bất thường, đến lúc xử lý được một vụ việc thao túng chứng khoán thì các cơ quan chức năng phải tiến hành điều tra chặt chẽ, đòi hỏi nhiều nghiệp vụ phức tạp và mất nhiều thời gian.

Trên cơ sở kết quả giám sát và các thông tin phản ánh trên báo chí về hiện tượng tăng giá của một số cổ phiếu liên quan nhóm Louis, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các Sở giao dịch chứng khoán giám sát chặt chẽ giao dịch của các mã chứng khoán này; yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán báo cáo phân tích giám sát giao dịch cổ phiếu của nhóm Louis.

Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có nhiều quyết định xử phạt hành chính đối với các sai phạm tại các công ty liên quan trong "nhóm Louis" như: phạt Louis Holdings hơn 161 triệu đồng do giao dịch vượt quá giá trị đăng ký và đình chỉ giao dịch chứng khoán 2 tháng; phạt hơn 232 triệu đồng đối với TGG do một loạt vi phạm về công bố đối với thông tin và quản trị công ty…

Hôm 20-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 cá nhân về tội thao túng thị trường chứng khoán, gồm: Đỗ Thành Nhân - chủ tịch Công ty CP Louis Holdings, thành viên hội đồng quản trị Công ty CP Louis Capital, Công ty CP Louis Land; Trịnh Thị Thúy Linh - giám đốc hành chính Công ty CP Louis Holding; Đỗ Đức Nam, tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Trí Việt; Lê Thị Thùy Liên - nhân viên dịch vụ tài chính Công ty CP Chứng khoán Trí Việt.

Giá cổ phiếu từng tăng 6.000%

Thời điểm tháng 9-2021, nhóm cổ phiếu thuộc nhóm Louis liên tục tăng cao, một số phiên liên tiếp tăng giá trần. Đáng chú ý nhất, sau khi đại gia buôn gạo Đỗ Thành Nhân và nhóm cổ đông liên quan đến Louis Holdings thâu tóm, Đầu tư và xây dựng Trường Giang (TGG) đổi tên thành Louis Captial. Cũng từ đây, TGG trở thành tâm điểm khi kéo tăng trần hàng chục phiên.

Cổ phiếu TGG đã có khoảng thời gian tăng phi mã, lập đỉnh 74.800 đồng vào tháng 9-2021, tăng 6.000% so với thị giá 1.200 đồng hồi đầu năm.

Đến tháng 11-2021, ông Nhân có đơn từ nhiệm, rút vốn và rời khỏi hội đồng quản trị TGG. Hàng loạt cổ phiếu khác liên quan đến ông Nhân và "nhóm Louis" bỗng thành "siêu cổ", nối nhau lập đỉnh giữa tháng 9 này, với mức tăng từ 150 - 600% so với hồi đầu năm.

Sau khi nhóm cổ phiếu liên quan đến ông Nhân được "thổi" lên mức giá cao không tưởng, những phiên liên tiếp rớt giá thê thảm, giảm sàn 5 - 6 phiên liên tục "nhốt nhà đầu tư".

Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề bởi nhóm cổ phiếu "nhóm Louis" quay đầu lao dốc, mỗi ngày có 20 - 30 triệu cổ phiếu dư bán sàn, trắng bên mua, mất thanh khoản.

Trong đó, BII (Louis Land) có mức biến động giảm sâu nhất (-40%) trong "họ Louis". Các mã còn lại như TGG (Louis Capital), APG (Chứng khoán APG), AGM (Xuất nhập khẩu An Giang), SMT (Sametel), TDH (Thu Duc House), DDV (Dap - Vinachem), VKC (Cáp nhựa Vĩnh Khánh) có mức giảm từ 15 - 30%.

L.THANH