Hợp thức quy hoạch hẻm tính tiền như thế nào năm 2024

1. Quy hoạch phức hợp là một khu quy hoạch đa năng trong đó gồm tổ hợp công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội với nhiều chức năng khác nhau như: nhà ở, chung cư, cao ốc, trường học, trung tâm thương mại.

2. Khoản 2 Điều 29 Luật Đất đai quy định: Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

3. Khoản 1, Điều 91 Luật nhà ở năm 2005 quy định nhà ở được tham gia thị giao dịch mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở khi thỏa mãn các điều kiện: Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật; Không có tranh chấp về quyền sở hữu; Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 93 Luật Nhà ở 2005 quy định hợp đồng mua bán bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

4. Khoản 1, Điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và khoản 1, Điều 8, Nghị định 197/2004 về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất quy định một trong những điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

“Được cấp giấy chứng nhận nhưng vui không nổi”. Đó là tâm sự của những người dân có một phần diện tích nhà không được công nhận vì bị vướng hẻm giới tại quận Bình Thạnh. Điều đáng nói, nhiều người dân khi cầm giấy chứng nhận trong tay mới biết nhà mình đã bị “mở hẻm” từ lúc nào.

Bỗng dưng bị “mất” đất

Cầm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND quận Bình Thạnh cấp vào tháng 12-2009, ông M. (ngụ đường Điện Biên Phủ, phường 15) không biết nên buồn hay vui. Bởi một phần đất khá lớn của nhà ông đã bị gạch chéo (không công nhận) te tua trong giấy hồng do vướng quy hoạch hẻm. Điều ông M. cùng nhiều người dân trong hẻm băn khoăn là họ hoàn toàn không hay biết hẻm được quy hoạch mở rộng từ khi nào, mở rộng bao nhiêu.

Căn nhà số 325/8 đường Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh của ông Nguyễn Thanh Nhiêu cũng vừa được cấp giấy hồng nhưng một phần diện tích không được công nhận. “Tôi mua nhà này năm 1981, khi đó hẻm rộng 3 m. Nay nhận giấy hồng mới thấy một phần diện tích nhà mình không được công nhận do hẻm mở rộng thành 6 m. Thấy vậy thì biết vậy chứ từ nào đến giờ có thấy ai cắm mốc thông báo đâu” - ông Nhiêu bày tỏ.

Thậm chí đến giờ nhiều người dân trong hẻm 325 và không ít nơi khác cũng không biết chính xác con hẻm mình đang ở sẽ có lộ giới bao nhiêu. “Lúc nghe 6 m, khi 9 m, giờ hình như lại 12 m. Một nhà trong hẻm đã xin được giấy phép xây dựng nhưng sợ hẻm giới lại thay đổi nên tới nay vẫn chưa dám xây” - ông Nhiêu kể.

Hợp thức quy hoạch hẻm tính tiền như thế nào năm 2024

Những con hẻm rộng chỉ 1 m như thế này rất cần được mở rộng nhưng quyền lợi hợp pháp của người dân vẫn phải được lưu ý. Ảnh: CẨM TÚ

Bình Thạnh và nhiều quận nội thành khác có rất nhiều hẻm nhỏ, thậm chí một số hẻm chỉ rộng 1 m. Do đó, việc mở rộng hẻm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi cấp giấy chứng nhận cho những căn nhà trong hẻm, quận Bình Thạnh vẫn còn vướng mắc trong việc công nhận hẻm giới.

Chưa có quy hoạch nhưng đã cắt hẻm

Điểm c khoản 1 điều 14 Nghị định 84/2007 giải quyết cho trường hợp nhà đất chưa có giấy tờ hợp lệ, sử dụng ổn định trước ngày 15-10-1993 như sau: “Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có văn bản về chủ trương thu hồi đất theo thì người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận”.

Căn cứ xác định hẻm giới là bao nhiêu, có từ khi nào không chỉ người dân mơ hồ mà chính cơ quan cấp giấy của quận Bình Thạnh cũng không rõ. Bởi lẽ quy hoạch hẻm ở quận này chưa được phê duyệt và công bố chính thức. “Khoảng năm 1997, 1998 quận có làm quy hoạch hẻm nên một số nơi đã cắm mốc hẻm giới. Bản đồ này đã được trưởng phòng Quản lý đô thị (QLĐT) ký nhưng chưa ban hành. Sau đó, TP ra Quyết định 88/2007 nên quận bắt đầu làm lại nhưng đến nay chưa xong” - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Hoàng Song Hà nhìn nhận.

Trong Quyết định 88, UBND TP yêu cầu quận, huyện phải lập, phê duyệt và công bố công khai quy hoạch chi tiết về hẻm để phục vụ việc cấp giấy chứng nhận, giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng nhà ở và các công trình trong hẻm. “Muốn xác định hẻm giới thì phải có quy hoạch được duyệt và công bố chính thức. Quyết định 88 hướng dẫn nguyên tắc mở hẻm nhưng không phải cứ thế áp luôn mà quận, huyện vẫn phải lập quy hoạch hẻm trên địa bàn” - trưởng phòng QLĐT một quận khẳng định.

Ông Hà cho hay việc ký giấy chứng nhận dựa trên cơ sở tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường nên ông không nắm hết hồ sơ. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Trong từng trường hợp cụ thể, việc công nhận hẻm giới hay không phải dựa vào căn cứ pháp luật. Quận không đặt nguyên tắc riêng khác với quy định đã có”. Theo ông Hà, người dân có quyền khiếu nại khi thấy quyền lợi hợp pháp của mình không được giải quyết đúng.

Nơi xét thời điểm, nơi xem pháp lý

“Tại quận 5, phần đất thuộc hẻm giới của người dân sẽ được công nhận nếu thỏa các điều kiện: Có giấy tờ hợp lệ, tờ khai trước bạ hoặc bản vẽ đã thể hiện đủ. Trên giấy chứng nhận vẫn công nhận nhưng sẽ chấm lưu ý phần này và ghi chú quy hoạch hẻm. Còn nếu nhà không có giấy tờ hợp lệ thì cũng giống quận Bình Thạnh, phần thuộc hẻm giới sẽ không được công nhận mà không cần xét thời điểm sử dụng”.

Bà Lương Thị Phấn, Trưởng phòng TNMT quận 5

Nhà đã sử dụng ổn định thì phải công nhận

“Quy hoạch hẻm cũng là một loại quy hoạch, tùy thuộc mốc thời gian sử dụng của người sử dụng đất để giải quyết công nhận hay không. Nếu nhà đất đã sử dụng ổn định, không tranh chấp trước khi có quy hoạch thì phải công nhận toàn bộ như quy định của Nghị định 84”.