Bnp paribas đầu tư bao nhiêu tiền vào ocb

Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB, ông Trịnh Văn Tuấn cho biết, hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng là 19,5% và còn khoảng hơn 10% sẽ được OCB bán tiếp.

Tại kỳ đại hội cổ đông [ĐHĐCĐ] thường niên 2020, Hội đồng quản trị [HĐQT] OCB cũng đã thông qua nội dung tiếp tục tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài.

Theo Chủ tịch HĐQT OCB, kế hoạch Ngân hàng sẽ bán tiếp 10% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau khi hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho Aozora Bank - 01 trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Nhật Bản trong tháng 6/2020.

Thế nhưng, do việc đàm phán chưa kết thúc, trong khi OCB phải đưa cổ phiếu niêm yết sàn Chứng khoán TP.HCM [HOSE]. Vì thế, Ngân hàng đã hoàn tất thủ tục niêm yết và sau đó sẽ khởi động triển khai bán thêm vốn cho nhà đầu tư ngoại.

Ngày 28/01/2021, OCB sẽ chính thức niêm yết hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ 10.959 tỷ đồng. Tạm tính theo giá chào sàn là 22.900 đồng/cổ phiếu thì mức vốn hóa thị trường của OCB là 25.096 tỷ đồng [trên 1 tỷ USD], nằm trong Top 30 tại HOSE [tính vào ngày 21/01/2021].

Lãnh đạo OCB cho biết, cuối năm 2017 và đầu năm 2018 là cơ hội vàng để niêm yết, nhưng thời điểm ấy, đối tác chiến lược nước ngoài của OCB là BNP Paribas đã bán toàn bộ hơn 74 triệu cổ phiếu, tương đương với 18,68% vốn điều lệ của OCB sau 10 năm đổ vốn vào Ngân hàng.

Sau khi BNP Paribas rút khỏi OCB, Ngân hàng phải tìm cổ đông chiến lược khác thay thế. Ngày 29/6 vừa qua, OCB đã phát hành thành công cho Aozora Bank [AOZ - Nhật Bản].

Hai ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, AOZ cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử các chuyên gia tham gia vào hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số.

Đồng thời, hai ngân hàng liên kết cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Trả lời thắc mắc về đối tác ngoại sẽ hỗ trợ được gì cho OCB, HĐQT OCB cho biết, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, Aozora tuy không phải là ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, nhưng là ngân hàng tốt, có quy mô 50 tỷ USD.

Aozora là ngân hàng hiệu quả nhất Nhật Bản, quan hệ quốc tế rộng, đủ điều kiện giúp OCB về các mặt.

Nhưng theo Chủ tịch OCB, hiện phần sở hữu nước ngoài sắp tới sẽ không gò bó trong đối tượng nhà đầu tư nước ngoài nào.

Quan trọng nhất là vấn đề giá, còn lại các vấn đề kỹ thuật, hỗ trợ, chiến lược không phải là vấn đề. Có thể sau khi niêm yết xong, các câu chuyện này sẽ lại khởi động triển khai và kết quả sẽ được công bố", lãnh đạo OCB nói.

Tính đến hết 31/12/2020, tổng tài sản OCB đạt 152.848 tỷ, tăng 29% so với năm 2019. Huy động vốn đạt 108.614 tỷ, tăng 27%; tổng dư nợ cho vay đạt 90.128 tỷ, tăng 24% so với 2019.

Lợi nhuận trước thuế đạt 4.414 tỷ, tăng 37% so với năm 2019, vượt chỉ tiêu đặt ra cho cả năm 2020.

Xét về các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động thì OCB là một ngân hàng hoạt động hiệu quả với mức sinh lời tốt khi chỉ số ROAA từ 0,47% năm 2015 lên 2,61% vào năm 2020, còn ROAE từ 5,1% lên gần 25% trong cùng giai đoạn.

Năm 2017, OCB là ngân hàng đầu tiên hoàn tất việc triển khai Basel II tại Việt Nam. Năm 2018, OCB trở thành ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam với ứng dụng OCB OMNI.

Theo đó, đánh giá về mức độ phát triển theo định hướng Ngân hàng số, OCB OMNI đạt mức 51% vào năm 2020, cao hơn mức trung bình của ngành ngân hàng [32%].

Các sản phẩm chiến lược của OCB tính đến thời điểm hiện tại đa dạng và thân thiện với khách hàng như là OMNI Rewards, tích điểm đổi quà và OPEN API, với gần 50 APIs sẵn sàng tích hợp, mang lại cơ hội kinh doanh mới cho OCB.

Năm 2021 được dự báo có rất nhiều yếu tố thuận lợi, tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19. OCB vẫn tìm mọi cơ hội để hỗ trợ cho doanh nghiệp, vì vậy năm 2021, ngân hàng đặt ra kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận khoảng 15% để phục vụ cho mục đích này.

Chỉ số chi phí trên thu nhập CIR dưới 35%, tỷ lệ ROE trên 20%, ROA trên 2%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và hệ số CAR trên 11%.

OCB kỳ vọng tăng trưởng bancassurance trong 3-5 năm tới, tăng trưởng doanh thu mỗi năm 25%/năm và đạt 1.800 tỷ đồng vào cuối năm 2025.

Chia sẻ về tầm nhìn cho giai đoạn 5 năm tới 2021-2025, Chủ tịch HĐQT OCB - ông Trịnh Văn Tuấn kỳ vọng ngân hàng tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận, tổng tài sản và vốn điều lệ từ 20% - 25%/năm.

Sáng ngày 30/6/2020, Ngân hàng TMCP Phương Đông [OCB] tổ chức đại hội cổ đông [ĐHĐCĐ] thường niên năm 2020 thông qua chỉ tiêu kinh doanh 2020 và kế hoạch niêm yết cổ phiếu sàn HOSE.

Trả lời cổ đông về việc vì sao OCB lùi việc niêm yết từ năm này sang năm khác và liệu có thực hiện trong năm 2020 hay lại tiếp tục dời sang năm 2021, ông Trịnh Văn Tuấn cho biết, chủ trương của HĐQT muốn niêm yết càng sớm càng tốt, nhằm nâng tính thanh khoản cho cổ phần, minh bạch hoạt động.

Tuy nhiên, việc niêm yết còn phải phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Nếu thị trường không thuận lợi, việc niêm yết sẽ khó đem lại lợi ích cho cổ đông nếu giá cổ phiếu thấp, vì vậy HĐQT OCB muốn chọn thời điểm thị trường thuận lợi niêm yết để đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

Mặt khác, chủ trương của HĐQT OCB là muốn hoàn tất việc bán vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài trước khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, việc tăng vốn bằng phát hành cho cổ đông nước ngoài, kéo dài hơn 2 năm vừa qua. Cuối năm 2017 và đầu năm 2018 là cơ hội vàng để niêm yết, nhưng thời điểm ấy mới có đối tác chiến lược nước ngoài của OCB là BNP Paribas đã bán toàn bộ hơn 74 triệu cổ phiếu, tương đương với 18,68% vốn điều lệ của OCB sau 10 năm đổ vốn vào Ngân hàng.

Sau khi BNP Paribas rút khỏi OCB, Ngân hàng phải tìm cổ đông chiến lược khác thay thế. Ngày 29/6, OCB đã phát hành thành công cho Aozora Bank [AOZ - Nhật Bản].

"Các bài toán mô hình tài chính, định giá OCB hơn 1 tỷ USD, với vốn điều lệ chưa đến 9.000 tỷ đồng sẽ ra mức giá phát hành cho Aozora Bank", ông Tuấn cho biết thêm.

Vì vậy, theo ông Tuấn, OCB đã có đầy đủ cơ sở, chỉ còn phụ thuộc vào thị trường. Trước quy định của pháp luật, nhắc nhở ngân hàng chưa niêm yết phải niêm yết, phải tuân thủ pháp luật, OCB sẽ tập trung cố gắng hoàn thành việc niêm yết đúng quy định trong năm nay.

Một trong các nội dung đáng chú ý trong Đại hội là việc thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2020 lên hơn 11.275 tỷ đồng, trong đó bao gồm việc phát hành thành công cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Aozora.

Trước đó, vào ngày 17/6, OCB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc cho phép AOZ mua cổ phần của OCB để trở thành cổ đông nước ngoài sở hữu 15% vốn điều lệ của Ngân hàng.

Hai ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, AOZ cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử các chuyên gia tham gia vào hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số.

Đồng thời, liên kết cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại thị trường Việt Nam. Đây là thông tin tích cực được các cổ đông quan tâm và là tiền đề trong việc triển khai công tác chuẩn bị niêm yết cổ phiếu OCB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM [HOSE].

Trả lời cổ đông về đối tác ngoại sẽ hỗ trợ được gì cho OCB, HĐQT OCB cho biết, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, Aozora tuy không phải là ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, nhưng là ngân hàng tốt, có quy mô 50 tỷ USD. Aozora là ngân hàng hiệu quả nhất Nhật Bản, quan hệ quốc tế rộng, đủ điều kiện giúp OCB về các mặt.

Tương tự như OCB, tuy không phải tốt nhất, nhưng tỷ suất lợi nhuận của OCB vẫn đứng vị trí cao trong số các ngân hàng. Thỏa thuận giữa hai bên sẽ giúp về quản trị, điều hành, rủi ro, công nghệ, phát triển sản phẩm.

6 tháng hoàn thành 43% kế hoạch lợi nhuận 4.400 tỷ dồng

Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016-2020, do đó, OCB đề ra mục tiêu tham vọng hơn với mục tiêu tăng trưởng 25% đối với chỉ tiêu hoạt động [trong điều kiện cơ quan quản lý chấp thuận giới hạn tăng trưởng tín dụng như kỳ vọng], tỷ lệ CIR kiểm soát dưới 37%.

Ngoài ra, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2020 đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2019.

Để đạt được mục tiêu này, OCB đề ra kế hoạch đạt 103,284 tỷ đồng tổng huy động thị trường 1 và 90,549 tỷ đồng tổng dư nợ thị trường 1 [trên cơ sở phê duyệt của NHNN], lần lượt tăng 21% và 25% so với thực hiện năm 2019.

Tổng tài sản đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 27% và vốn điều lệ dự kiến đạt 11.275 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2019. Mục tiêu tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Với kế hoạch lợi nhuận trên, OCB dự kiến mức cổ tức 2020 từ 25 - 27%/năm, trong khi cổ tức năm 2019 dự kiến trả bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%.

Trả lời cổ đông về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, tính đến 30/6, Ngân hàng hoàn thành 43% kế hoạch lợi nhuận năm 2020, tương đương đạt 1.870 tỷ đồng trước thuế.

Cũng theo ông Tùng, trong 5 năm, tăng trung bình 86% lợi nhuận, với đà như vậy nhưng do Covid-19 nên đây là thách thức, đã bàn điều chỉnh kế hoạch vì đề ra vào lúc tháng 11-12 năm ngoái, nhưng cuối cùng vẫn quyết định giữ nguyên để phấn đấu.

Ngoài ra, OCB là ngân hàng không lớn về quy mô, nhưng đã khẳng định được vị thế, hướng đến hiệu quả, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời tốt.

Vì vậy, trước thắc mắc của cổ đông về mục tiêu lợi nhuận năm nay 4.400 tỷ đồng trước thuế có cao trong bối cảnh dịch covid-19, Ban điều hành OCB cho rằng, với mức lợi nhuận đạt được trong 6 tháng đầu năm sẽ là cơ sở để 6 tháng cuối năm sẽ đạt được kế hoạch đưa ra.

Năm 2019, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 3.232 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2018. Chỉ số CIR giảm xuống còn 37%, sự cải thiện này cho thấy năng suất lao động của OCB ngày một cao hơn và hiệu quả quản lý chi phí hoạt động ngày một tốt hơn.

Tốc độ tăng trưởng kép [CARG] từ năm 2016 - 2019 đạt trên 88%. Theo đó, tỷ suất sinh lời tiếp tục cải thiện mạnh, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân [ROAA] và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân [ROAE] lần lượt trên 2,4% và 26,1%. Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần tăng hơn 30,7% đạt mức khoảng 3.264 đồng một cổ phần.

OCB được Moody's Investors, một trong ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới tăng xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác [CRA - Counterparty Risk Assessments] và xếp hạng rủi ro đối tác [CRR - Counterparty Risk Ratings] của OCB lên mức Ba3 trong năm 2019.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, OCB đặt mục tiêu vào top 10 ngân hàng và là ngân hàng tốt hàng đầu tại Việt Nam. OCB dự báo tiếp tục đà tăng trưởng mức bình quân 20% mỗi năm, duy trì cổ tức 15 - 25%, mở rộng thị phần, đầu tư công nghệ và hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, đem đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ và sự trải nghiệm an toàn, tiện nghi.

Chủ Đề