Bủn rủn tay chân là bệnh gì năm 2024

Tim đập nhanh tay chân run khó thở có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị, tim đập nhanh sẽ dẫn đến suy tim, đột quỵ, ngừng tim, đột tử.

Bủn rủn tay chân là bệnh gì năm 2024

Tim đập nhanh tay chân run khó thở là gì?

Tim đập nhanh tay chân run khó thở là các triệu chứng liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau (như hạ đường huyết) chứ không chỉ của riêng các bệnh lý tim mạch, hoặc đôi khi là biểu hiện của một số vấn đề tâm lý – ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết.

Khi xuất hiện tình trạng tim đập nhanh tay chân run khó thở, nhịp tim sẽ nhanh hơn bình thường. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), một người trưởng thành trung bình có nhịp tim lúc nghỉ khoảng 60- 100 nhịp/phút. Tim đập nhanh hơn 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh. Một số tình trạng tim đập nhanh hầu như không nguy hiểm; tuy nhiên, nhịp tim nhanh hơn bình thường vẫn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. (1)

Nguyên nhân tim đập nhanh khó thở tay chân run

ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh, khó thở, tay chân run; xuất phát từ các vấn đề trong tim, rối loạn thần kinh, dòng máu,… (2)

1. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp, giảm xuống dưới mức an toàn. Tim đập nhanh là một trong những biểu hiện của lượng đường trong máu thấp, vì lúc này cơ thể giải phóng adrenaline – loại hormone được sinh ra khi bạn sợ hãi, tức giận hay là cảm giác hạnh phúc, thích thú… Adrenaline có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh cùng với các triệu chứng khác (khi lượng đường trong máu thấp) như đổ mồ hôi, ngứa ran, lo lắng.

Lượng đường trong máu thấp còn gây ra một số triệu chứng như: run, lâng lâng, chóng mặt, lú lẫn, buồn nôn, nhức đầu,…

\>> Xem thêm: Tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn là triệu chứng bệnh gì?

2. Chứng run tay chân

Chứng run vô căn (Essential tremor) là tình trạng rối loạn thần kinh khiến tay chân run lên. Hầu hết mọi người đều có một mức độ run nhỏ, tuy nhiên thường không đáng kể và khó nhận biết trên thực tế. Khi run nhiều, tình trạng này được phân loại là run vô căn.

Chứng run tay chân phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được xác định rõ nhưng có giả thuyết cho rằng do tổn thương ở một số phần của não dẫn đến tình trạng tăng động không kiểm soát, gây run tay.

Các nghiên cứu cũng cho thấy có hơn 50% số ca run vô căn là do đột biến gen. Điều đó có nghĩa tình trạng này có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái hoặc thế hệ cháu sẽ thừa hưởng gen gây ra chứng run tay.

3. Nhịp nhanh kịch phát trên thất (PSVT)

Nhịp nhanh kịch phát trên thất (PSVT) là loại nhịp tim bất thường, xảy ra khi có một cơn nhịp nhanh bất thường xuất phát từ buồng trên của tim (tâm nhĩ).

Nhịp tim bình thường bắt đầu bằng một xung điện từ nút xoang. Nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể xảy ra do sự xuất hiện một ổ phát nhịp bất thường trên tâm nhĩ hoặc do hiện tượng dẫn truyền xung động bất thường qua các đường dẫn truyền phụ gây hiện tượng vòng vào lại. Kết quả là làm tim đập nhanh, có thể làm suy giảm chức năng tim và gây ra các triệu chứng như choáng váng hoặc khó thở.

Bủn rủn tay chân là bệnh gì năm 2024
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể gây chóng mặt, lâng lâng, ngất,…

4. Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tim đập nhanh. Đó là hiện tượng cơ thể sinh ra phản ứng chạy trốn hoặc chống trả tự nhiên trước mối nguy hiểm nào đó. Lúc này, tim và nhịp thở của chúng ta sẽ nhanh hơn.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải căng thẳng gây nên rối loạn hoảng sợ, hãy thư giãn, tập thể dục và ăn uống đầy đủ dưỡng chất để giảm bớt căng thẳng. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp liên tục hoặc giảm đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng đáng lo ngại và thậm chí là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Huyết áp trong khoảng 120/80 mmHg được xem là bình thường. Nếu chỉ số huyết áp dưới 90/60 mm Hg được gọi là huyết áp thấp.

Một số trường hợp có chỉ số huyết áp trong khoảng huyết áp thấp nhưng không có triệu chứng và chưa cần điều trị. Ngược lại trong các trường hợp nghiêm trọng, huyết áp thấp có thể giảm lượng oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho não và các cơ quan thiết yếu khác gây run tay chân, hoặc sốc đe dọa tính mạng.

Bất kỳ ai cũng có thể bị huyết áp thấp. Người lớn tuổi có thể gặp tình trạng hạ huyết áp thế đứng (hạ huyết áp tư thế), xảy ra khi đứng lên sau khi ngồi hoặc nằm, mất nước hoặc mất máu…

6. Rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim là một dạng rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn lo âu. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, đau ngực,… Đây không phải là một bệnh tim thực thể, và người bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh, kết quả thăm khám, điện tâm đồ, siêu âm tim,… có thể không phát hiện bất kỳ vấn đề tổn thương nào tại tim.

Rối loạn thần kinh tim là bệnh lý lành tính và có thể được điều trị. Người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh để phòng ngừa và giảm triệu chứng của bệnh.

7. Tuyến giáp hoạt động quá mức (Cường giáp)

Tay run có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp,cho thấy tuyến giáp đang làm việc quá sức và đẩy nhịp tim lên cao. Tình trạng giảm cân không chủ đích, nhạy cảm với ánh sáng, nhịp tim nhanh và khó ngủ có thể xảy ra. Để xác định tình trạng tim đập nhanh run tay có liên quan đến bệnh cường giáp hay không, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu.

Xem thêm: Tim đập nhanh khi ngủ (trưa, đêm): Nguyên nhân và phòng ngừa

Tim đập nhanh tay chân run có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh tay chân run được xem là bình thường khi đây là cách cơ thể phản ứng với các yếu tố gây căng thẳng như sốt, sợ hãi, lo lắng hay tập thể dục gắng sức. Điều này thường không đáng lo ngại. (3)

Tuy nhiên, nhịp tim nhanh tay chân run có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ và xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như: thiếu máu, đau tim, các vấn đề về tuyến giáp,…

Phương pháp chẩn đoán

Nếu nhịp tim nhanh hơn bình thường, người bệnh nên đi khám bác sĩ. Các phương pháp chẩn đoán nhịp tim nhanh có thể được thực hiện, bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): Kiểm tra xem các tín hiệu điện của tim đang hoạt động hiệu quả như thế nào.
  • Nghiệm pháp gắng sức: Theo dõi cách tim phản ứng với các mức độ hoạt động thể chất khác nhau.
  • Máy theo dõi nhịp tim (Holter ECG): Máy theo dõi nhịp tim được đeo trong 24-48 giờ.
  • Siêu âm tim: Siêu âm xem xét cấu trúc của van tim, thành và buồng tim.
    Bủn rủn tay chân là bệnh gì năm 2024
    Siêu âm tim là một trong các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân tim đập nhanh.

Cần làm gì khi tim đập nhanh, tay chân run, khó thở?

Theo ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy, khi có hiện tượng tim đập nhanh, tay chân run, khó thở, chúng ta cần bình tĩnh, thư giãn, thả lỏng cơ thể. Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách thức để giảm nhẹ các tính trạng này, như:

  • Uống nước, rửa mặt tỉnh táo
  • Hít sâu, thở ra chậm rãi
  • Nghiệm pháp Valsalva: Hít một hơi thật sâu rồi nín thở, có thể dùng tay bịt mũi. Sau đó, ngậm chặt miệng, phình ngực và bụng (cảm giác như khi rặn) và thở ra thật nhanh. Thực hiện trong 10-15 giây, sau đó thở bình thường.

Người bệnh cần đến bệnh viện nếu như tình trạng tim đập nhanh, tay chân run, khó thở kéo dài hay tái diễn nhiều lần và không cải thiện khi đã thực hiện các giải pháp trên.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Với người bình thường, tim đập 60-100 nhịp/phút. Nếu tình trạng tim đập nhanh, khó thở, tay chân run kéo dài, người bệnh nên khám bác sĩ tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. (4)

Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân khi đến khám đều không có triệu chứng đặc hiệu do cơn nhịp tim nhanh thoáng qua. Do vậy, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đeo các thiết bị theo dõi nhịp tim trong 24 – 48h. Nếu kết quả cho thấy dấu hiệu rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về kế hoạch điều trị.

Cách phòng ngừa nhịp tim nhanh, run tay và khó thở

Theo ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy, để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tình trạng nhịp tim nhanh, run tay và khó thở, người bệnh cần lưu ý:

  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang uống vì có thể một trong những loại thuốc đó gây ra nhịp tim nhanh.
  • Uống ít cà phê và thức uống có caffeine vì có thể làm tăng nhịp tim, tay chân run.
  • Không uống rượu bia.
  • Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc và thuốc lá điện tử: Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá gây hại cho tim. Thuốc lá điện tử hoặc thuốc lá không khói vẫn chứa nicotin.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tình trạng mệt mỏi khiến nhịp tim tăng lên, tay chân run.
  • Ưu tiên thực phẩm tốt cho tim, như: Trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá; Thay thế bơ và bơ thực vật bằng các loại dầu tốt cho tim mạch như dầu ô liu và dầu hạt cải.
  • Chăm chỉ tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Kiểm soát stress: Căng thẳng, sợ hãi và lo lắng có thể gây ra nhịp tim nhanh. Do đó, dành thời gian thư giãn, trò chuyện với bạn bè, người thân… cũng giúp giải tỏa stress.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị với bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Bệnh tim đập nhanh tay chân run khó thở lặp đi lặp lại nhiều lần cần được thăm khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân, điều trị phù hợp bằng phương pháp nội khoa, can thiệp ít xâm lấn hoặc phẫu thuật.

Mệt mỏi bủn run tay chân là bệnh gì?

Chân tay bủn rủn, người mệt mỏi, khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Theo đó, người bệnh đái tháo đường có xu hướng ăn nhiều nhưng lại nhanh đói, luôn thèm đồ ngọt, sút cân nhanh chóng… Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có các triệu chứng như mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, hoa mắt, chóng mặt…

Tay chân bủn run nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh run tay ngoài việc bổ sung chất chống oxy hóa từ các loại rau quả giàu vitamin C, vitamin E như cam, bưởi, lựu, việt quất, kiwi, quả bơ… còn nên kết hợp sử dụng thêm các thảo dược tự nhiên, điển hình nhất là thiên ma, câu đằng.

Người mệt mỏi chân tay rã rời nên ăn gì?

Thực phẩm nên bổ sung: Thức ăn giàu protein: Những loại thực phẩm cung cấp nhiều protein như thịt gà, cá, thịt lợn, thịt bò, đậu lăng, đậu phụ,... rất cần có trong chế độ ăn uống của người mệt mỏi tay chân rã rời.

Tại sao khi hồi hộp tay lại run?

Nguyên nhân run tay khi hồi hộp Lúc này, cơ thể của chúng ta sẽ tiết ra nhiều adrenaline – một loại hormone giúp kiểm soát năng lượng. Lượng adrenaline đột ngột gia tăng có thể khiến nhịp tim tăng nhanh hơn, hơi thở trở nên gấp gáp, cơ bắp căng ra, làm tăng lưu lượng máu lên não và gây run tay.