Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của mỹ dich năm 2024

Thâm hụt thương mại tăng do tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong tháng 10 giảm 1%, xuống còn 258,8 tỷ USD, đi ngược so với mức tăng trưởng 2,3% lên 261,4 tỷ USD của tháng 9.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của mỹ dich năm 2024

Hàng hóa Trung Quốc xếp tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ ngày 14/9/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 6/12 cho thấy thâm hụt thương mại của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 10/2023 đã tăng cao hơn dự báo do xuất khẩu giảm, khiến thương mại có thể trở thành lực cản đối với tăng trưởng kinh tế trong Quý 4/2023.

Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 10 đã tăng 5,1%, lên mức 64,3 tỷ USD, cao hơn dự báo từ các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Reuters đưa ra là 64,2 tỷ USD. Số liệu của tháng 9 cũng được điều chỉnh giảm với mức thâm hụt là 61,2 tỷ USD, thay vì 61,5 tỷ USD như báo cáo trước đó.

Thâm hụt thương mại tăng do tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong tháng 10 giảm 1,0%, xuống còn 258,8 tỷ USD, đi ngược so với mức tăng trưởng 2,3% lên 261,4 tỷ USD của tháng 9.

Xuất khẩu hàng hóa giảm 1,8%, xuống còn 173,5 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu hàng tiêu dùng giảm 2,1 tỷ USD - dẫn đầu là các mặt hàng kim cương đá quý và dược phẩm. Xuất khẩu ôtô, phụ tùng và động cơ cũng giảm 0,9 tỷ USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu vật tư và nguyên liệu công nghiệp tăng 1,2 tỷ USD, trong khi xuất khẩu tư liệu sản xuất đạt mức cao kỷ lục là 51,2 tỷ USD. Xuất khẩu dịch vụ cũng tăng 0,6 tỷ USD, lên mức 85,3 tỷ USD, nhờ vào các dịch vụ vận tải, tài chính và kinh doanh.

Đáng chú ý, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Mỹ tăng 0,2%, lên mức 323 tỷ USD, trong đó, nhập khẩu hàng hóa tăng 0,1%, lên mức 263,3 tỷ USD.

Nhập khẩu dịch vụ tăng 0,2 tỷ USD, lên mức 59,8 tỷ USD. Nhập khẩu tư liệu sản xuất cũng tăng 1,8 tỷ USD do kim ngạch nhập khẩu linh kiện máy tính, thiết bị khoan và khai thác dầu mỏ gia tăng. Trong khi đó, nhập khẩu ôtô, phụ tùng và động cơ giảm 1,0 tỷ USD.

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá thâm hụt thương mại gia tăng có thể sẽ trở thành lực cản đối với sức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong Quý IV/2023, với mức dự báo tăng trưởng hiện ở dưới 2%.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/12, trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 58,82 tỷ USD, tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2022 ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm 2021 xuất siêu 3,32 tỷ USD), đồng thời là năm thứ 7 liên tiếp xuất siêu.

Tính riêng tháng 12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 29,66 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước và giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong quý 4/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 89,5 tỷ USD, giảm 7,1% so với quý 3/2022 và giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 12 ước tính xuất siêu 0,5 tỷ USD. Tính chung cả năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước xuất siêu 3,32 tỷ USD).

Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta, với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 836 triệu USD (năm trước nhập siêu 2,7 tỷ USD).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với tháng trước, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 4/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 85,07 tỷ USD, giảm 5,8% so với quý 3/2022 và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%.

Trong năm 2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%). Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, tỷ trọng bằng năm trước.

Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%, giảm 1,8 điểm phần trăm. Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%, tỷ trọng bằng năm trước.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD, nhập siêu từ Trung Quốc 60,9 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng 10,6%.

Cũng trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 145,2% so với năm 2021 (quý 4/2022 ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 204,2%). Trong đó, dịch vụ du lịch đạt 3,8 tỷ USD (chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ), tăng gần 25 lần so với năm trước; dịch vụ vận tải đạt 5,6 tỷ USD (chiếm 43,4%), tăng 165,4%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2022 ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm trước (quý 4/2022 ước đạt 6,1 tỷ USD, tăng 10,7%). Trong đó dịch vụ vận tải đạt 12,4 tỷ USD (chiếm 48,7% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ), tăng 18,3%; dịch vụ du lịch đạt 6,5 tỷ USD (chiếm 25,6%), tăng 70,8%. Nhập siêu dịch vụ năm 2022 là 12,6 tỷ USD (trong đó đã tính trong phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu là 9 tỷ USD).