Bướu cổ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Tác giả: Bác sĩ lâm sàng IVF Hồng Ngọc Vũ Viết Hong ()

Bệnh lý tuyến giáp có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản ? Việt Nam mỗi năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn và con số này ngày càng gia tăng với nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến nhóm nguyên nhân do rối loạn nội tiết của tuyến giáp.

Bệnh lý tuyến giáp đa số gặp ở nữ giới và là một trong số những bệnh về nội tiết hay gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vậy ảnh hưởng của bệnh lý tuyến giáp đến khả năng sinh sản của phụ nữ thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bướu cổ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không
Bệnh lý tuyến giáp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe sinh sản của nữ giới không?

Tuyến giáp là một cơ quan có màu đỏ nâu và giàu mạch máu nằm ở mặt trước phần dưới của cổ gồm 2 thuỳ nối với nhau tại eo giáp. Tuyến giáp là một trong các tuyến nội tiết lớn và quan trọng nhất của cơ thể, nặng khoảng 25 gam, biến đổi và to ra trong kì kinh nguyệt và có thai.

Uớc lượng kích thước tuyến giáp có ý nghĩa quan trọng trên lâm sàng để đánh giá và kiểm soát các rối loạn tuyến giáp. Điều này được thực hiện dễ dàng và chính xác thông qua siêu âm tuyến giáp.

Hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể:

– Tăng cường trao đổi chất, kích thích sinh trưởng, phát dục

– Tác động đến hoạt động của tuyến sinh dục và tuyến sữa

– Kích thích hoạt động và tăng lưu lượng máu qua tim

– Tăng cường hô hấp cung cấp oxy cho sự chuyển hoá ở các mô cơ quan

– Kích thích hệ thần kinh phát triển và hoàn thiện

– Tác động lên chuyển hoá glucid, lipid,…

Nhìn chung, tuyến giáp có ảnh hưởng đến sự chuyển hoá, kích thích quá trình sinh sản và tăng trưởng của tế bào.

Vì vậy rối loạn nội tiết tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về sức khoẻ mà đến cả khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Bướu cổ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không
Tuyến giáp là gì? Nằm ở vị trí nào trên cơ thể?

– Suy giáp

– Cường giáp

– Bướu lành tuyến giáp

– Ung thư tuyến giáp

Trong đó suy giáp và cường giáp là hai bệnh lý thường gặp trên lâm sàng tại các các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Chúng ta cùng đi tìm hiểu mối liên quan của nó với vô sinh, hiếm muộn.

Tuyến giáp được điều khiển bởi các hormone từ trục hạ đồi – tuyến yên. Vùng hạ đồi sản xuất ra TRH (thyrotropin releasing hormone) sẽ kích thích các tế bào thyrotroph nằm ở thuỳ trước của tuyến yên giải phóng ra TSH (thyroid stimulating hormone) là hormone kích thích tuyến giáp sản xuất ra hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (tetraiodothyronine).

Khi nồng độ T4 trong máu giảm, thụ thể TRH và sự tổng hợp TSH sẽ tăng lên, làm tăng đáp ứng của TSH với TRH. Ngược lại khi nồng độ T4 tăng, thụ thể TRH và sự tổng hợp TSH sẽ giảm, làm giảm đáp ứng của TSH với TRH.

Suy giáp là gì?

Là sự thiếu hụt hormone tuyến giáp dẫn đến rối loạn ở nhiều cơ quan, trong đó có hệ sinh sản. Bệnh nhân bị suy giáp sẽ có TSH cao hơn và nồng độ T4 tự do thấp hơn bình thường.

Sự thiếu hụt hormone tuyến giáp làm tăng TRH, kích thích các tế bào lactotroph tăng sản xuất prolactin dẫn đến rối loạn nhịp chế tiết GnRH. Ở những người suy giáp có sự giảm sút ái lực gắn kết của SHBG (sex hormone binding globulin) nên làm tăng nồng độ estrogen tự do. Ngoài ra T4 còn kích thích các tế bào hạt tăng sản xuất các steroid.

Hậu quả của suy giáp là dẫn đến sự thiếu hụt hormone FSH và LH, từ đó ảnh hưởng lên sự phát triển của nang noãn và gây rối loạn rụng trứng.

Người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị suy giáp thường có kinh nguyệt không đều, kinh thưa và đa kinh (do giảm các yếu tố đông máu VII, VIII, IX, XI)

Điều trị suy giáp: mục tiêu để cải thiện các triệu chứng lâm sàng và phục hồi các rối loạn chuyển hoá. Thuốc điều trị thường được dùng nhất là levothyroxine sodium với liều 1-2 µg/ kg/ ngày để duy trì nồng độ TSH trong khoảng 0,5-2,5 mU/L. Sau khi TSH trở về ngưỡng bình thường, ta vẫn cần theo dõi nồng độ TSH mỗi 6-8 tuần để điều chỉnh phác đồ điều trị cho thích hợp.

Cường giáp là gì?

Là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng tiết hormone tuyến giáp T3 và T4 dẫn đến các biểu hiện điển hình như tim đập nhanh, gầy sút cân, run tay, lo lắng và tăng nhu động ruột.

Bệnh được chẩn đoán thông qua chỉ số giảm nồng độ TSH và tăng nồng độ T4 tự do so với ngưỡng giá trị bình thường.

Phụ nữ bị cường giáp thì ít bị rối loạn kinh nguyệt hơn so với suy giáp và vẫn duy trì được sự phóng noãn nên ảnh hưởng của nó tới sự vô sinh hiếm muộn là không cao.

Hai phương pháp điều trị cường giáp là:

+ Giảm triệu chứng: propanolol (thuốc ức chế beta) có thể giảm được các triệu chứng do ảnh hưởng của hormone giáp lên các tuyến ngoại biên.

+ Kháng giáp trạng: có thể sử dụng các thuốc như thioamide, propylthiouracil, methimazole.

Đây là một trong những bệnh lý về nội tiết thường gặp nhất trên lâm sàng ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đồng thời với những ảnh hưởng không nhỏ của nó đến khả năng sinh đẻ, chúng ta cần chú trọng phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp bằng cách:

– Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao đều đặn, không tăng hoặc giảm cân đột ngột.

– Cân bằng cuộc sống và công việc để tránh căng thẳng, stress trong thời gian dài.

– Ngủ đủ giấc

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là i-ốt…

Mặc dù vậy nhưng với bệnh lý tuyến giáp nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng, hiệu quả thì nữ giới vẫn có khả năng sinh đẻ và mang thai bình thường. Các thuốc điều trị cũng rất an toàn và ít ảnh hưởng đến thai nhi. Quan trọng nhất là bạn cần chú ý đến sức khoẻ của bản thân và đến các cơ sở y tế uy tín khi có các dấu hiệu nghi ngờ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Trung tâm IVF Hồng Ngọc – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +(84-24) 3927 5568 ext 6820/6825

Email:

TTO - Em năm nay 27 tuổi. Trước giờ kinh nguyệt vẫn thường trễ, không đều. Ba tháng nay em đang điều trị bệnh bướu cường giáp tại bệnh viện tỉnh. Hiện giờ bác sĩ cho thuốc: Carbimazole 5mg: 2 viên/ngày và Cebitex C300: 1viên/ngày, em thấy cơ thể ít mệt mỏi hơn trước, lên cân.

Tuy nhiên, hơn hai tháng rồi em vẫn chưa có kinh. Em rất lo lắng, em nên điều trị như thế nào? Rất mong ý kiến tư vấn của các bác sĩ. Rất cảm ơn. (Tran Thi Hanh)

Trả lời của Phòng mạch online:

- Cường giáp thường gây rối loạn kinh nguyệt, tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, tình trạng cường giáp ổn định thì kinh nguyệt cũng dần trở lại bình thường. Việc rối loạn kinh nguyệt tạm thời này không đáng ngại.

Một điều cần chú ý đó là do kinh nguyệt không đều nên có thể có thai mà không hay biết. Trong giai đoạn còn cường giáp, tốt nhất nên tránh mang thai bằng các biện pháp kế hoạch thích hợp.

Sau khi tình trạng cường giáp ổn định (khoảng 3-6 tháng), chu kỳ kinh nguyệt thường trở lại như trước và có thể sinh sản như người bình thường. Xin được nhắc lại, chức năng tuyến giáp rất quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi và sản phụ, do vậy cần có sự theo dõi đặc biệt trong thời gian mang thai, ngay từ giai đoạn chuẩn bị. Chúc em mau ổn định sức khỏe.

* Xin hỏi ThS. BS. Trần Thế Trung: Tôi là một công chức trong ngành xây dựng 32 tuổi. Tháng 8 năm 2007 tôi đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp (do tôi bị u tuyến giáp thường), uống Thyroxin hàng ngày (bác sĩ nói uống thuốc này suốt đời) và các chỉ số sức khỏe hiện nay bình thường. Hiện tại, tôi đang có ý định sinh em bé.

Vậy, việc cắt tuyến giáp có ảnh hưởng tới thai nhi không? Rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.

- Hiện tại, tuyến giáp của chị đã bị cắt hoàn toàn, hormon giáp trong người không còn được sản xuất nữa, nên chị cần uống bổ sung Thyroxin mỗi ngày. Thyroxin là loại hormon tự nhiên trong cơ thể nên, có thể nói, không gây ảnh hưởng hay tác hại như các loại thuốc hay hóa chất khác trên sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, lượng Thyroxin phải được cung cấp với một liều lượng đúng, nghĩa là đủ cho nhu cầu của cơ thể. Khi có thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi và nhu cầu về hormon giáp cũng thay đổi, trung bình tăng lên khoảng 30% so với lúc không có thai. Sự cung cấp thừa hay thiếu hormon giáp có ảnh hưởng rất quan trọng trên sự phát triển của thai cũng như sức khỏe của người mẹ.

Do đó, khi chuẩn bị có thai và trong suốt thai kỳ, chị cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, theo dõi kiểm tra chức năng tuyến giáp đều đặn để có sự điều chỉnh liều thuốc Thyroxin cho phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.

Việc phẫu thuật tuyến giáp không ảnh hưởng đến sự có thai cũng như sự phát triển của thai nhi, nếu như cuộc mổ tốt, không để lại biến chứng. Hy vọng với những cố gắng của chị cùng với việc theo dõi sức khỏe đều đặn, chị sẽ sớm có một thai kỳ hoàn toàn bình thường, an toàn và mẹ tròn con vuông. Chúc chị thành công.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email:

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

Th.s, BS TRẦN THẾ TRUNG