Ca sĩ đăng thuật là ai?

Sinh ra ở miền đất Nghi Xuân, Hà Tĩnh, ca sĩ Đăng Thuật sở hữu âm vực ngũ cung cùng chất giọng mặn mà, tình cảm của người miền Trung rất hợp gu với dòng nhạc dân gian. Năm 2007,khi đang học thanh nhạc ở Nhạc viện HN, Đăng Thuật đã giành giải Á quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai. Sau bệ phóng đó, nam ca sĩ này đã chính thức đầu quân cho Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay. Tính ra, đã sáu năm sau khi đăng quang tại Sao Mai 2007, nhưng Bến xưa chỉ mới là album đầu tay của ca sĩ Đăng Thuật. Hỏi nam ca sĩ miền trung lý do của sự chậm trễ này, Đăng Thuật trả lời ngay: "Vào nghề lâu mà chưa ra đĩa, cũng có nhiều áp lực. Nhưng dòng nhạc dân ca, nam ca sĩ có những khó khăn khi làm album".

Thực tế, dòng nhạc dân gian đương đại có không ít những sơn ca, họa mi của làng nhạc Việt thành danh nhưng "nhánh rẽ" dân ca lại gần như hoàn toàn vắng bóng nam ca sĩ. Thậm chí, nhiều nam ca sĩ khi hát dòng nhạc này đều được đào tạo nhạc thính phòng cổ điển như Trọng Tấn, Việt Hoàn, Tùng Dương... Vì thế, mỗi năm có hàng chục, hàng trăm album trình làng nhưng thực hiếm đĩa của nam ca sĩ về dòng nhạc Dân ca. Album Bến xưa của ca sĩ Đăng Thuật vì thế có thể xem là đáng quý trong đời sống âm nhạc Việt Nam đương đại.

Album Bến xưa do Công ty nghe nhìn Thăng Long phát hành gồm chín ca khúc mang âm hưởng dân ca ba miền: Bến sông xưa, Đàn tranh mạ [Tuấn Phương sáng tác], Câu hát quê hương [Hồ Hữu Thới], Khúc tình Huế, Bến xưa [Lê An Tuyên], Ca dao sông quê [Ngọc Thịnh], Mấy nhịp cầu tre [Hoàng Thi Thơ], Chiếc áo bà ba [Trần Thiện Thanh], Nơi ấy quê mình [Mạnh Chiến].

Đăng Thuật nhìn nhận: "Nam ca sĩ ít lui tới địa hạt nhạc Dân ca bởi hát dòng nhạc đòi hỏi giọng hát phải có màu sắc riêng, cách luyến láy, nhả chữ cũng đậm chất giọng, xuất xứ quê hương mà đôi lúc học hành không có được mà đòi hỏi phải có thiên phú".

Đã lâu ra album thì chớ, Đăng Thuật còn nắn nót với Bến xưa những hai năm trời trong phòng thu, trên bàn dựng mới quyết định tung đĩa ra thị trường. Thuật mong muốn "đứa con đầu lòng" phải có màu sắc riêng, dễ nghe nhưng không đi theo lối mòn. Vì thế, trong số những nhạc sĩ tham gia phối khí cho album dễ dàng nhận thấy nhiều gương mặt "rất lạ". Phan Cường, Sơn Thạch... vốn là những nhạc những sĩ phối khí hàng đầu nhưng đây là lần hiếm hoi họ thử sức với dòng nhạc dân ca. Ít nhiều những tên tuổi này cũng đem đến cho album những ẩn số hấp dẫn khán giả.

Đăng Thuật bày tỏ hy vọng: "Nhạc dân ca vừa cũ mà vừa mới, lại phù hợp với thị hiếu âm nhạc của nhiều lứa tuổi nên hy vọng album Bến xưa sẽ được nhiều người đón nhận". Không chỉ những bài hát mang chất miền trung như Khúc tình Huế, Nơi ấy quê mình, Ca dao sông quê... album của Đăng Thuật còn có những bài hát quen thuộc mang âm hưởng dân ca miền nam như Mấy nhịp cầu tre, Chiếc áo bà ba hay miền Bắc với Bến sông xưa, Đàn tranh mạ... Với album dân ca ba miền này, Đăng Thuật khẳng định chất giọng riêng của mình với địa hạt dân ca, dần định hình "chiếu riêng" của mình giữa làng nhạc Việt.

Nhìn lại, dù chỉ mới trình làng sản phẩm đầu tay của riêng mình nhưng tên tuổi Đăng Thuật từ lâu đã được biết đến trong lĩnh vực nhạc dân ca hay dân gian đương đại với những bản hit, song ca với nhiều nữ ca sĩ thành danh với dòng nhạc này. Có thể kể đến Người đi xây hồ kẻ gỗ, Anh ở đầu sông em cuối sông trong album Nơi gặp gỡ tình yêu mà Đăng Thuật hát song ca với ca sĩ Thu Huyền hay song ca Nơi ấy quê mình trong album Nỗi nhớ của Anh Thơ... Mới đây, trong album Quê của Thành Lê, nữ ca sĩ vừa là đồng hương vừa là bạn thân của Đăng Thuật, hai người cũng đã hòa quyện thực sự trong nhạc phẩm Tình thắm duyên quê...

Dự định sau Bến xưa, Đăng Thuật sẽ mạnh dạn đi bước nữa với dòng nhạc dân ca. Nếu có những bản song ca mang hơi thở mới, anh sẽ mời đáp lễ những nữ ca sĩ thành danh của dòng nhạc này hát chung với mình.

PHÚC NGHỆ

Ca sĩ Đăng Thuật bị vợ "trách móc" ngay tại buổi họp báo

VTV.vn - Trong buổi họp báo ra mắt album mới của ca sĩ Đăng Thuật, nữ ca sĩ Diệu Thúy đã hờn dỗi, trách chồng vì không bao giờ mời cô hát song ca.

Đăng Thuật, ca sĩ trưởng thành từ Sao Mai năm 2007 đã có những bước tiến mới trên con đường âm nhạc. Sau một khoảng thời gian dài khá im hơi lặng tiếng, mới đây nam ca sĩ đã cho ra mắt khán giả album Về miền quê anh. Đây là tâm huyết anh đã được anh ấp ủ trong hai năm.

Nói về đứa con tinh thần lần này, nam ca sĩ chia sẻ: "Album của tôi gồm 10 ca khúc đều mang hơi hưởng dân ca xứ Nghệ, có thể mọi mọi người sẽ nghĩ nhàm chán một màu nhưng tôi tin với cách hát và phối khí tinh tế khán giả sẽ thấy sự mới mẻ và khác lạ. Tôi đã tâm huyết từng ca khúc mình chọn và hát bằng cả trái tim nồng nàn và tha thiết".

Trong album mới anh có mời hai ca sĩ Anh Thơ và Lê Mận cùng song ca. Với anh đây không chỉ là những người đồng nghiệp thân thiết mà còn là những người bạn đáng quý trong cuộc sống thường ngày.

Ca sĩ Anh Thơ tại buổi họp báo ra mắt album mới của ca sĩ Đăng Thuật.

Trong buổi họp báo ra mắt abum Về miền quê anh ngày 28/1 vừa qua, ca sĩ Anh Thơ đã dành những lời khen có cánh cho cậu em đáng quý của mình. Cô nói: "Trong mắt Anh Thơ, Thuật là người em chân chất, tốt bụng. Chỉ cần Thuật mở lời là Anh Thơ sẵn sàng giúp đỡ". Thậm chí, nữ ca sĩ Khúc hát sông quê còn mong muốn đàn em của mình có thêm nhiều sản phẩm âm nhạc hơn nữa, đặc biệt là ra MV.

Trong khi đó, Bùi Lê Mận - người bạn đồng trang lứa - cùng trưởng thành tại cuộc thi Sao Mai lại tếu táo chia sẻ: "Chúng tôi thân nhau đến mức có thể ngủ cùng mà không làm gì cả, chỉ ngắm nhau, kể chuyện lung tung rồi cười thôi".

Đây là lần hiếm hoi Đăng Thuật giới thiệu vợ với truyền thông.

Đặc biệt, khi nói về động lực giúp anh yên tâm theo đuổi đam mê ca hát, ca sĩ Đăng Thuật đã không quên gửi lời cám ơn người vợ của mình - nữ ca sĩ Diệu Thúy. Cô từng theo học tại Nhạc viện nhưng từ khi kết hôn, cô đã rút lui về làm hậu phương chăm lo gia đình, con cái cho chồng yên tâm công tác.

Khi được hỏi tại sao hai vợ chồng không hát chung trong album mới, Diệu Thúy tỏ ra hờn dỗi chồng: "Ở nhà, anh ấy thường xuyên khen vợ hát hay nhưng ở ngoài thì chưa bao giờ mời vợ song ca dù là một chương trình nhỏ. Có lẽ anh ấy không tin tưởng vợ".

Trước những lời trách móc của vợ, Đăng Thuật bào chữa: "Tôi tin tưởng vợ tuyệt đối nhưng vì xấu hổ nên không dám mời cô ấy hát cùng".

Hiện tại, Đăng Thuật đang đầu quân cho Đài tiếng nói Việt Nam. Đây là môi trường thích hợp cho sự phát triển theo thiên hướng âm nhạc mà anh theo đuổi. Nam ca sĩ cảm thấy hài lòng với những bước đi "chậm mà chắc" của mình.

Ca sỹ Đăng Thuật: “Nghệ sỹ nên kiêu hãnh chứ đừng kiêu ngạo”

Bày tỏ quan điểm trước những ca sỹ trẻ dễ dàng nổi tiếng sau những cuộc thi âm nhạc trên sóng truyền hình, cựu thí sinh Sao Mai 2007, ca sỹ Đăng Thuật chia sẻ: “Nghệ sỹ nên kiêu hãnh chứ đừng nên kiêu ngạo”.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của tại TV Online!

Từ khóa:

Bùi Lê Mận, Ca sĩ Anh Thơ, Đăng Thuật

Đăng Thuật bắt đầu nổi tiếng khi giành giải Nhì dòng nhạc dân gian tại Sao Mai 2007. Trong hơn 10 năm qua, nam ca sĩ luôn trung thành với dòng nhạc dân gian. Kể từ album vol1 “Bến xưa” [2013] đến vol2 “Về miền quê anh” vừa được cho ra mắt, Đăng Thuật vẫn đắm đuối trong những bài ca quê hương, đất nước và trải tình yêu của mình với dòng dân gian.

Đăng Thuật chia sẻ, anh sinh ra và lớn lên ở Nghi Sơn, Hà Tĩnh – mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với những điệu dân ca, ví giặm đã ngấm vào trong máu thịt của anh, tràn đầy trong những ký ức tuổi thơ. Bên cạnh đó, Đăng Thuật cũng được trời phú cho một giọng ca hợp với chất dân gian, dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.

Đăng Thuật.

Chất Nghệ - Tĩnh và giọng mặn mà được hòa quyện khiến Đăng Thuật trở thành một “nam hiếm” trong dòng dân gian, khiến anh không hề bị lẫn giữa “bạt ngàn” những giọng hát dân gian khác. Những ca khúc do anh thể hiện luôn tạo được dấu ấn riêng biệt với những khán giả yêu dòng nhạc này.

Song, việc Đăng Thuật ít khi cho ra mắt sản phẩm âm nhạc riêng, cũng như không “chịu khó” đánh bóng tên tuổi của mình khiến cho cái tên Đăng Thuật có đôi khi trở nên nhạt nhòa với khán giả đại chúng. 10 năm làm nghề, chỉ cho ra mắt được… 2 album là con số quá ít ỏi với một ca sĩ.

Nam ca sĩ trần tình rằng, rất đông bạn bè, đồng nghiệp đều đã từng nhắc nhở anh về chuyện này. Nhưng bản thân anh là một người rất cầu toàn, mỗi một sản phẩm âm nhạc đều phải được chuẩn bị và thực hiện hết sức kỹ lưỡng. Đơn cử như album “Về miền quê anh” vừa được ra mắt vào 28/1 vừa qua cũng phải mất tới 2 năm mới hoàn thành.

Một phần lý do nữa là do tâm thế và cách sống của Đăng Thuật. Anh không thay đổi được bản thân, cũng không luồn lách, tạo scandal để hâm nóng tên tuổi của mình được. Anh sống chân chất với đúng con người mình và với cả dòng nhạc mình theo đuổi.

Đăng Thuật cũng bật mí, với khán giả đại chúng, anh có thể là một cái tên “nhạt nhẽo”, nhưng anh cũng có một lượng khán giả rất riêng. “Nam hiếm” của dòng dân gian tự tin mình có thể làm album từ chính tiền đi diễn, chứ không phụ thuộc vào bất kỳ hãng quảng cáo hay tài trợ nào.

Nam ca sĩ hóm hỉnh: “Dù rằng phát hành vào đúng dịp cả nước đang hướng sự chú ý vào đội tuyển U23 cũng như cận Tết, mọi người đều rất bận rộn, song, album “Về miền quê anh” vẫn bán được 1.000 bản chỉ sau 3 ngày phát hành. Phản hồi của khán giả về album này cũng rất tốt. Đó là minh chứng về con đường mà tôi đang đi”.

Nghe bài: Ân tình xứ Nghệ - Đăng Thuật

“Về miền quê anh” gồm 10 ca khúc về quê hương xứ Nghệ, do chính Đăng Thuật tự mình biên tập, gồm: “Ân tình xứ Nghệ”, “Buông chi câu ví người ơi”, “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh, “Về miền quê em”, “Mai em về Hà Tĩnh”, “Nỗi nhớ quê hương”, “Chấp chới sông Lam”, “Gửi em chiếc nón bài thơ”, “Câu đợi câu chờ”, “Ví Giặm ta về”. Album giống như một hành trình đi từ Nghệ An đến Hà Tĩnh, với những cảm xúc yêu thương, nhung nhớ của một người con xa quê.

Trong số 10 ca khúc này, có nhiều ca khúc thường do giọng nữ thể hiện. Nhưng Đăng Thuật vẫn lựa chọn bởi anh tự tin các bài hát đều thích hợp với quãng giọng của anh. Các ca khúc đều được hát với sự mạnh mẽ của một giọng nam chứ không quá sướt mướt như giọng nữ. Đó cũng là một dấu ấn đặc biệt của Đăng Thuật với album này.

Buổi họp báo ra mắt album vào 28/1 của Đăng Thuật có sự góp mặt của ca sĩ Đăng Dương, Phạm Phương Thảo, Bùi Lê Mận, Thành Lê, Thụy Miên, Phương Thanh, Thùy Dung... Ảnh: Ca sĩ Anh Thơ và Đăng Thuật.

Đặc biệt, trong album, Đăng Thuật có mời Anh Thơ và Bùi Lê Mận góp giọng ở hai ca khúc. Khi được hỏi, vì sao lại là 2 ca sĩ này, Đăng Thuật thẳng thắn: “Có rất nhiều ca sĩ nữ xuất thân từ vùng Nghệ - Tĩnh có thể hát tốt những ca khúc này như Phạm Phương Thảo, Đinh Thành Lê, Thụy Miên… nhưng với tôi, Anh Thơ và Bùi Lê Mận là những người rất đặc biệt.

Với ca khúc “Về miền quê anh”, đây là ca khúc có quãng giọng khó, chỉ Anh Thơ mới có thể hát ca khúc này một cách đầy đủ: vừa kỹ thuật, vừa cảm xúc nội tâm da diết. Còn ca khúc “Ví Giặm ta về” với Bùi Lê Mận, khi thu âm cũng rất thuận lợi. Tôi với Mận coi nhau như anh em trong nhà. Chúng tôi ở cùng quê, làm cùng đơn vị, nhà ở Hà Nội cũng gần nhau. Hai gia đình thường đi ăn cơm và trò chuyện cùng nhau nên không có gì khó khăn khi hợp tác”.

Để album này có thể ra mắt, phải kể đến sự hỗ trợ trong lặng thầm của Diệu Thúy - bà xã của Đăng Thuật. Chị cũng là người đầu tiên được anh cho nghe album ngay khi hoàn thành. Nói đến bà xã của mình, Đăng Thuật lúc nào cũng cảm thấy biết ơn bởi dù tốt nghiệp Nhạc viện, nhưng Diệu Thúy đã bỏ nghề ca hát mà lui về hậu phương, giúp anh chăm sóc con cái và gia đình, để anh yên tâm mỗi khi đi diễn.

Đăng Thuật và bà xã Diệu Thúy.

“Vợ tôi là người luôn biết nhường nhịn, hy sinh cho chồng con. Từ việc lớn đến nhỏ trong gia đình, vợ tôi đều đảm trách mà không một tiếng kêu than. Là một ca sĩ được đào tạo bài bản nhưng vợ tôi chấp nhận ở nhà cho chồng yên tâm công tác, đó là một điều đáng quý. Điều tôi mừng nhất là vợ tôi thông cảm được cho nghề nghiệp của tôi” – Đăng Thuật chia sẻ.

Bà xã của Đăng Thuật cũng có một giọng hát rất hay và nhiều người hy vọng, trong tương lai, Đăng Thuật sẽ có sản phẩm song ca cùng với vợ./.

Video liên quan

Chủ Đề