Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Written by Minh Công | 05:07 28/05/2019

Cho dù có bao nhiêu công cụ miễn phí mọc lên cho các công ty thương mại điện tử, quảng cáo trả tiền đôi khi là lựa chọn tốt nhất của bạn để hướng lưu lượng truy cập đến và chuyển đổi từ trang web của bạn.

Vấn đề là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn cũng có thể cũng đang sử dụng cùng một thuật ngữ tìm kiếm và từ khóa bạn sẽ dùng. Vì thế nên bạn không chỉ cần biết cách xây dựng một chiến dịch quảng cáo với Google Ads mà còn cần biết cách để làm nó trở nên nổi bật.

 

1. Lập tài khoản Google Ads


Việc đầu tiên bạn cần làm là vào trang chủ của Google Ads và đăng ký một tài khoản mới. (Lưu ý rằng Google Ads thường được biết đến với cái tên AdWords, công ty vừa mới đổi tên phần mềm tìm kiếm được trả tiền của họ).

Việc đăng ký tài khoản Google Ads sẽ yêu cầu bạn phải điền thông tin tài khoản ngân hàng để Google có thể thu phí trên mỗi click. Một khi tài khoản của bạn đã sẵn sàng, click vào nút “Create Your First Campaign” (Tạo chiến dịch quảng cáo đầu tiên của bạn).

2. Chọn loại chiến dịch quảng cáo.

Khi bắt đầu, lựa chọn phổ biến nhất là “Search Network only” (Quảng cáo xuất hiện khi người dùng Google search). Tuy nhiên, khi nắm rõ hơn về Google Ads cũng như công ty bạn phát triển hơn thì bạn có thể thay đổi lựa chọn này. Tiếp theo, bạn sẽ muốn đặt tên cho chiến dịch quảng cáo để có thể bắt đầu theo dõi kết quả. Hãy đặt tên các chiến dịch của bạn một cách có hệ thống để dễ dàng cho việc quản lý trong tương lai.

3. Lựa chọn khu vực địa lý

Tuy việc vận hành một công ty bán hàng online sẽ bớt đi phần nào mối quan ngại về rào cản địa lý, việc xác định nơi sinh sống của đại bộ phận khách hàng là không thừa. Nếu không biết rõ, bạn nên dừng lại và xem xét chân dung khách hàng trước khi chạy quảng cáo. Sẽ rất sai lầm nếu bạn chi tiền để quảng cáo sản phẩm ở TPHCM nếu phần lớn khách hàng lại sống ở Hà Nội.

Bạn cũng có thể mở rộng sang thị trường nước ngoài nếu công ty của bạn có đủ khả năng giao thương với khách hàng quốc tế. Dù vậy, bạn vẫn cần chuẩn bị để giao dịch với bất kỳ khách hàng tiềm năng nào đến với bạn nhờ quảng cáo. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ phí tiền để thu hút những vị khách không thể mua được hàng.

4. Đặt kinh phí quảng cáo

Đây là một bước khá quan trọng. Bạn muốn chi đủ tiền để quảng cáo có tác dụng nhưng lại không bị lỗ vốn. Bạn có thể tự tay ra giá cho mỗi click và điều này cho phép bạn có nhiều kiểm soát hơn. Điều này cũng có nghĩa là quảng cáo của bạn sẽ dừng xuất hiện khi hết kinh phí, vậy nên đến mỗi kỳ thanh toán thì bạn không bị sốc vì số tiền lên quá cao.

Khi đã quen với việc này, bạn có thể quay lại và thay đổi lựa chọn ban đầu. Có thể bạn sẽ tự động hóa mọi thứ hoặc thậm chí đăng ký Google Credit ( Tín dụng google cho phép bạn nợ một khoản tiền nhất định mỗi tháng khi chạy Google Ads). Tuy nhiên, những thứ này nên để những người có kinh nghiệm sử dụng bởi vì việc này rất dễ rút sạch tài khoản ngân hàng của bạn.


5. Viết quảng cáo

Đây là bước quan trọng nhất trong “khóa học” về AdWords. Những gì bạn viết sẽ là miếng mồi thu hút các khách hàng tiềm năng click vào quảng cáo. Mặc dù bạn muốn thu hút nhiều người nhưng trong số đó vẫn cần khách hàng muốn mua đồ của bạn, bởi nếu họ click vào quảng cáo mà không mua đồ thì bạn vẫn mất tiền như bình thường. Hãy bắt đầu với một lời tựa hay ho mà liên quan tới những gì khách hàng tiềm năng gõ trên Google search. Google cho phép bạn viết tối đa 90 chữ ở mục này nên hãy cố tận dụng. Có thể, bạn cũng sẽ cần từ viết tắt hoặc thậm chí sử dụng các từ đồng nghĩa ngắn hơn.

Sau đó, bạn được thêm 90 chữ cho dòng thứ 2 và thứ 3. Hãy dùng dòng thứ 2 để chỉ ra lợi ích của sản phẩm. Sản phẩm này sẽ giải quyết vấn đề của khách hàng ra sao? Sau đó ở dòng thứ 3 thì hãy nhấn mạnh vào một tính năng của sản phẩm. Và cuối cùng hãy sẵn sàng thay đổi nội dung trên nếu quảng cáo của bạn có hiệu quả thấp.

6. Chèn URL hiển thị (Display URL)

Việc phân biệt giữa các loại URLs được sử dụng trong quảng cáo là rất quan trọng. URL hiển thị là cái mà bạn muốn mọi người nhớ đến. Nó chính là homepage của trang web, là địa chỉ mà mọi người sẽ gõ khi họ tìm bạn không thông qua quảng cáo. Đây là cái mà bạn muốn trưng ra cho khách hàng nhìn thấy.


7. Chèn URL đích (Destination URL)

Ngắn gọn mà nói, khi khách hàng bấm vào URL hiển thị trên quảng cáo, họ sẽ được đưa đến URL đích; mặc dù khi họ gõ riêng 2 URL ra trình duyệt thì sẽ đưa ra 2 page khác nhau. Thông thường, sẽ không khôn ngoan tí nào nếu URL đích của bạn lại chính là homepage. Bạn sẽ muốn landing page của mình tập trung vào sản phẩm được quảng cáo qua AdWords. Nếu quảng cáo của bạn đưa khách hàng đến homepage, họ sẽ phải search tên sản phẩm một lần nữa, và thường thì chả ai có thì giờ làm thế cả. Vì vậy, hiểu rõ khác biệt giữa display URL và destination URL là rất quan trọng.

8. Thêm từ khóa

Hãy nhớ rằng bạn đang phải cạnh tranh với vô số công ty khác để tranh giành cùng một nhóm khách hàng. Vì thế, việc xác định từ khóa nào sẽ thu hút được khách hàng sẵn sàng mua hàng là vô cùng quan trọng và cần nhiều thời gian để cân nhắc lựa chọn. Ví dụ, thay vì dùng từ khóa “giày sang chảnh” trong quảng cáo giày thể thao, bạn có thể dùng cụm từ như là “giày chạy đế mềm”. Có thể bạn sẽ mất đi các khách hàng đang đi tìm mua nhiều loại giày một lúc nhưng chắc chắn bạn sẽ kéo được các khách hàng đang cần mua đúng một kiểu giày nhất định. Họ sẽ sẵn sàng mua hơn nếu quảng cáo của bạn dẫn đến một Landing page rao bán “giày chạy đế mềm”, và bạn đã hoàn vốn trên click đó.

Ngược lại, bạn cũng có thể sử dụng từ khóa phủ định để đỡ tốn tiền quảng cáo hơn. Điều này nghĩa là bạn không muốn quảng cáo của mình hiện ra khi người dùng tìm kiếm những cụm từ nhất định.

9. Ra giá cho mỗi click

Cuối cùng, bạn cần ra giá với Google trên mỗi click. Nhớ rằng, bạn bỏ càng nhiều tiền thì bạn càng xuất hiện nhiều hơn, tức là, bạn phải trả tiền để kiếm thêm tiền, đặc biệt trong cuộc chơi mang tên “pay-per-click” (trả tiền trên mỗi click quảng cáo). Việc tự tay quản lý kinh phí quảng cáo có nghĩa là bạn có thể thiết lập ngân sách chạy một đợt quảng cáo cho đến khi hết và phải nạp tiền để chạy tiếp.

10. Rà soát lại sau khi đã kiểm tra lại.

Việc rà soát lại mọi thứ sau khi quảng cáo đã hoàn thiện là một việc không bao giờ thừa. Lỗi chính tả sẽ khiến từ khóa của bạn vô tác dụng. Quản lý ngân sách một cách thủ công sẽ giúp bạn tránh khỏi phá sản sau một buổi đêm. Một khi bạn chắc chắn rằng mọi thứ đã hoàn hảo, lúc đó bạn mới có thể thư giãn và bắt đầu chạy quảng cáo.

Như vậy, bạn đã biết được các bước cần thiết để thực hiện một chiến dịch Google Ads của riêng mình. Hãy thử bắt tay vào thực hiện và xem những lợi ích mà Google Ads đem lại cho doanh nghiệp của bạn nhé!

Quảng cáo Google tìm kiếm hay quảng cáo văn bản trên mạng tìm kiếm là loại quảng cáo của Google, hiển thị bên trên và bên dưới trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Mỗi trang kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị tối đa 7 kết quả quảng cáo từ các doanh nghiệp khác nhau. 

Quảng cáo Google tìm kiếm sử dụng định dạng văn bản để tiếp cận đến người dùng khi họ truy vấn thông tin trên công cụ Google. Chiến dịch quảng cáo tìm kiếm được sử dụng với 3 mục tiêu chính là tăng lưu lượng truy cập website, tăng khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng.

Bài viết dưới đây Digit Matter sẽ chia sẻ cách tạo chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm một cách chi tiết.

  • Tham khảo: Google Ads là gì? Cách Google Ads hoạt động

Cấu trúc chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm

Một chiến dịch quảng cáo bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Về cơ bản, một chiến dịch sẽ có cấu trúc như sau:

  • Một chiến dịch gồm nhiều nhóm quảng cáo 
  • Một nhóm quảng cáo gồm nhiều mẫu quảng cáo và nhiều từ khóa có liên quan
  • Một mẫu quảng cáo gồm các thành phần như link trang đích, tiêu đề, dòng mô tả…

Để hình dung rõ ràng hơn, bạn đọc tham khảo mô hình cấu trúc bên dưới. 

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Cấu trúc nhóm quảng cáo Google tìm kiếm

Từ khóa

Mỗi nhóm quảng cáo sẽ gồm một số từ khóa có liên quan mật thiết với nhau, thông thường số lượng từ khóa trong một nhóm nên từ 1 – 5 từ khóa.

  • Tham khảo: Từ khóa Google Ads là gì? Cách từ khóa hoạt động

Mẫu quảng cáo

Mỗi nhóm quảng cáo nên bao gồm ít nhất 3 mẫu quảng cáo. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình tối ưu, số mẫu quảng cáo có thể nhiều hơn

Cấu trúc mẫu quảng cáo Google tìm kiếm

Một mẫu quảng cáo bao gồm tiêu đề, văn bản mô tả, URL hiển thị và tiện ích quảng cáo, trong đó tiện ích quảng cáo là không bắt buộc.
Bạn đọc đọc kỹ hơn về ý nghĩa và cách dùng từng thành phần nói trên tại mục cách tạo chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm bên dưới.

Cách tạo chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm

Bước 1. Chọn mục tiêu và loại hình chiến dịch quảng cáo

Đăng nhập vào trình quản lý của Google Ads, nhấp vào dấu cộng (+)  như hình bên dưới và chọn New campaign để tạo chiến dịch quảng cáo mới.

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Tiếp theo, chọn ô cuối cùng là “tạo chiến dịch mà không có mục tiêu”.

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Tiếp theo bạn chọn loại chiến dịch là Search. Ngay bên dưới, chọn loại kết quả mà bạn muốn đạt được từ chiến dịch này theo 3 ô tick chọn bên dưới. Tuy nhiên, việc tick chọn này không bắt buộc nên bạn có thể bỏ qua.
Nhấp Continue để chuyển sang bước tiếp theo.

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

General settings

  • Campaign name: đặt tên cho chiến dịch tìm kiếm
  • Networks: bỏ chọn 2 ô Search network và Display network

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Nhấp vào “Show more settings”:

  • Cài đặt ngày bắt đầu và kết thúc
  • Có thể chọn khung thời gian quảng cáo chạy trong ngày.

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Targeting and audiences

  • Locations: chọn vị trí mà đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang hoạt động. 
  • Languages: chọn ngôn ngữ mà đối tượng mục tiêu sử dụng (ngôn ngữ trình duyệt của người dùng)
  • Audience: nhà quảng cáo có thể điền những chủ đề nhắm đến những đối tượng khách hàng khác nhau
Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Budget and bidding

  • Budget: đặt ngân sách trung bình chi tiêu hàng ngày của chiến dịch. Lưu ý: Google có thể chạy gấp 2 lần ngân sách bạn đặt mỗi ngày nhưng không quá ngân sách mỗi tháng. Google khuyến cáo bạn nên xác định trước ngân sách mỗi tháng của mình rồi chia cho 30.4 để xác định ngân sách mỗi ngày.
  • Bidding: nhà quảng cáo có thể lựa chọn chiến lược đấu thầu như Maximize Click, Maximize Conversion, Target CPA… như hình bên dưới. Thông thường những bạn mới chạy chưa cài đặt chuyển đổi bạn nên chọn chiến lược đấu thầu Manual CPC thay vì những loại chiến lược đấu thầu khác. Điều đó giúp Google có thời gian học và phân tích dữ liệu chuyển đổi của bạn trước khi bạn chọn hình thức đấu thầu thông minh như target CPA, hay maximize conversions. Vì những loại chiến lược giá thầu này sữ dựa vào dữ liệu lịch sử chuyển đổi của bạn để tối ưu hiển thị quảng cáo đến những người dùng có hành vi giống như những người thực hiện chuyển đổi trên website của bạn.
Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Ad extensions

Như đã đề cập tại phần tiện ích quảng cáo bên trên, nhà quảng cáo có thể lựa chọn và thiết lập loại tiện ích phù hợp có thể hỗ trợ gia tăng hiệu quả chiến dịch.

Tiếp theo, nhấn lưu và tiếp tục đến bước thứ 3.

Bước 3. Cài đặt nhóm quảng cáo

Ad group name: đặt tên cho nhóm quảng cáo

Keywords: điền một nhóm từ khóa có liên quan với nhau vào ô

Sau khi hoàn tất, nhấn lưu và tiếp tục đến bước thứ 4.

Bước 4. Tạo mẫu quảng cáo tìm kiếm văn bản

Tiêu đề mẫu quảng cáo

Mỗi quảng cáo Google tìm kiếm có 3 tiêu đề, các tiêu đề ngăn cách nhau bởi dấu gạch thẳng (|)

Số ký tự trong mỗi tiêu đề: tối đa 30 ký tự

Dòng tiêu đề 1 phải có chứa từ khóa, điều này nhằm mục đích giúp cho các mẫu quảng cáo có tính liên quan với nhóm từ khóa. Việc này có liên quan đến điểm chất lượng từ khóa quảng cáo, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của quá trình tối ưu chiến dịch quảng cáo.

Tiêu đề quảng cáo là nội dung mà người dùng thường sẽ nhìn thấy đầu tiên, vì vậy khi viết mẫu quảng cáo, hãy thể hiện những nội dung thu hút sự quan tâm của người dùng và những gì họ đã tìm kiếm trong công cụ tìm kiếm Google. 

Dòng mô tả mẫu quảng cáo

Mỗi mẫu quảng cáo văn bản tìm kiếm của Google có 2 dòng văn bản mô tả.

Số ký tự trong mỗi dòng mô tả: tối đa 90 ký tự

Tại dòng mô tả 1 phải có chứa từ khóa, tương tự như đã đề cập trong phần tiêu đề bên trên, điều này cũng nhằm mục đích làm cho các mẫu quảng cáo có tính liên quan với nhóm từ khóa. 

Nên chứa câu kêu gọi hành động trong dòng mô tả, thường trong dòng mô tả 2. Chẳng hạn như “tìm hiểu ngay”, “xem thêm/ xem ngay” …

Link trang đích của mẫu quảng cáo

URL hiển thị hay URL trang đích là đường dẫn nằm bên dưới tiêu đề trong mẫu quảng cáo. Khi người dùng nhấp vào mẫu quảng cáo, họ sẽ được chuyển đến một website khác có có địa chỉ đường dẫn như trong mẫu quảng cáo. URL hiển thị giúp người dùng biết trước được họ sẽ được đưa đến đâu sau khi nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. 

Đường dẫn hiển thị

Đường dẫn link hiển thị là phần đứng sau domain chính mà nhà quảng cáo muốn hiển thị với người dùng trong từng mẫu quảng cáo khác nhau. 
Có 2 đường dẫn hiển thị 1 và 2, mỗi đường dẫn sẽ chứa tối đa 15 ký tự

Tiện ích quảng cáo 

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Tiện ích quảng cáo là một phần không bắt buộc trong mẫu quảng cáo văn bản của Google. Tuy nhiên, tiện ích quảng cáo có ảnh hưởng đến kết quả tối ưu quảng cáo của bạn. Tiện ích quảng cáo giúp người dùng hiểu rõ hơn về các sản phẩm / dịch vụ hoặc các chương trình khuyến mãi… của doanh nghiệp. 

Có 10 loại tiện ích quảng cáo và mỗi loại tiện ích quảng cáo sẽ có chức năng cũng như mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm:

  • Tiện ích liên kết trang web
  • Tiện ích cuộc gọi
  • Tiện ích chú thích
  • Tiện ích Structured snippet
  • Tiện ích lead form
  • Tiện ích ứng dụng
  • Tiện ích tin nhắn
  • Tiện ích ưu đãi
  • Tiện ích giá cả
  • Tiện ích vị trí

Sau khi hoàn thành mẫu quảng cáo, bạn nhấn lưu và tiếp tục. Cuối cùng nhấn Public là hoàn thành thiết lập chiến dịch. 

Vậy là bạn đã hoàn thành cài đặt chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm. Bạn có thể kiểm tra phần cài đặt chiến dịch theo bước 5.

Bước 5. Kiểm tra cài đặt chiến dịch

Bạn nhấp vào chiến dịch vừa tạo, sau đó chọn Settings tại thanh menu bên trái để kiểm tra các thông tin đã thiết lập trong chiến dịch. Bạn có thể bỏ qua một số cài đặt trong quá trình tạo chiến dịch và bổ sung tại phần settings này.

Sau khi tiến hành chạy chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm thì người dùng có thể thấy được sự hiện diện của thương hiệu doanh nghiệp như hình bên dưới. Tùy theo sự phân phối mà kết quả có thể xuất hiện ở vị trí đầu hoặc cuối trang kết quả tìm kiếm của Google. Ngoài ra, do sự phân phối của Google mà kết quả có thể xuất hiện tại những thời điểm hay người dùng… khác nhau.

Các bước tạo chiến dịch quảng cáo google adwords

Tóm tắt và kết luận

Bài viết trên Digit Matter đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về Google Ads cũng như cách tạo một chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm. Nhà quảng cáo cần nắm những thông tin như sau:

  • Thế nào là quảng cáo Google tìm kiếm
  • Cấu trúc chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm. Cấu trúc nhóm và mẫu quảng cáo
  • Hướng dẫn cách tạo chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm

Mong rằng bài viết trên có thể hỗ trợ nhà quảng cáo hiểu và ứng dụng thực tế vào quá trình phát triển và tối ưu các chiến dịch quảng cáo Google của doanh nghiệp.

Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ tư vấn ngay với Digit Matter nếu gặp vấn đề liên quan đến Digit Marketing đặc biệt về là hiệu quả performance của các chiến dịch digital nhé. 

Bên cạnh đó, Digit Matter cũng chia sẻ đến bạn đọc tài liệu khá chi tiết về Google Analytics Checklist – danh sách những hoạt động cần phải hiểu và nắm rõ trước khi muốn thành công ứng dụng Google Analytics vào thu thập và phân tích dữ liệu thu được website, bạn đọc hãy nhấp vào banner ngay bên dưới để tải ngay file tài liệu giá trị này nhé.

[block id=”google-analytics-checklist”]