Các dạng bài tập về phép tu từ so sánh năm 2024

Biện pháp tu từ: so sánh

Biện pháp tu từ so sánh là một trong những cách biểu đạt trong văn viết giúp tạo ra hình

ảnh sinh động và gợi cảm. Chúng giúp so sánh hai sự vật, sự việc có nét tương đồng với

nhau để làm cho bài văn thêm phong phú và thú vị.

1. Cấu tạo của so sánh

  1. Cấu tạo đầy đủ của so sánh gồm có:

– Vế A: nêu tên sự vật, sự việc, hiện tượng được so sánh. Ví dụ: Cái chàng Dế choắt.

– Vế B: nêu tên sự vật, sự việc, hiện tượng dùng để so sánh với sự vật, sự việc, hiện

tượng đã được nói tới ở vế A. Ví dụ: một gã nghiện thuốc phiện.

– Từ ngữ nêu phương diện so sánh. Ví dụ: người gầy gò và dài lêu nghêu.

– Từ so sánh. Ví dụ: như, giống như…

Cấu trúc:

Vd: Cái chàng Dế Choắt – người gầy gò và dài lêu nghêu – như – một gã nghiện thuốc

phiện.

Con mèo vằn vào tranh – to – hơn cả – con hổ.

  1. Cấu tạo không đầy đủ của so sánh thường là:

– Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh hoặc từ ngữ chỉ ý so sánh [gọi tắt là từ so sánh] có

thể bị lược bớt.

Vd: Mẹ – cũng là – cô giáo; Cô giáo – như – mẹ hiền

– Vế B có thể được đảo lên trước vế A. Đây là loại so sánh thường được dùng trong thơ

ca.

Ví dụ: Trường Sơn – chí lớn ông cha; Cửu Long- lòng mẹ hao la sóng trào

  1. Phân loại phép so sánh

-so sánh đồng loại và so sánh khác loại

-so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém

Ví dụ:

o“Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon.” Ở đây, hình ảnh

“trẻ em” và “búp trên cành” được so sánh với nhau. Cả hai hình ảnh đều có nét tương

đồng: đều non nớt, mỏng manh và cần được che chở. [so sánh không đồng loại]

oĐường mềm như dải lụa, uốn mình dưới cây xanh [so sánh ngang bằng]

o“Anh đội viên mơ màng. Như nằm trong giấc mộng. Bóng bác cao lồng lộng. Ấm hơn

ngọn lửa hồng.” Trong đoạn thơ này, có hai hình ảnh so sánh: “anh đội viên” và “nằm

trong giấc mộng” [so sánh ngang bằng], cũng như “bóng bác cao lồng lộng” và “ngọn

lửa hồng” [so sánh hơn kém].

1

Vế A – Phương diện so sánh – Từ so sánh – Vế B

Học sinh sẽ được làm quen với hai biện pháp tu từ là nhân hóa và so sánh. Trong đó, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác giống nhau ở một điểm nào đó hoặc tăng khả năng gợi hình, gợi cảm khi biểu đạt.

Biện pháp so sánh là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng đê làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc.

Biện pháp so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến trong văn học từ trước đến nay. Các em học sinh có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

[Hồ Chí Minh]

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Trẻ em như búp trên cành” vì sự tương đồng giữa 2 hình ảnh này đều nói về sự non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

[Ca dao]

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Công cha” giống như núi Thái Sơn, còn “nghĩa mẹ” được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn đều có sự tương đồng là: sự lớn lao, nhiều.

Cấu trúc của biện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp So sánh là gì mà HOCMAI đã nói trên đây, các em có thể dễ dàng thấy được cấu trúc cơ bản của biện pháp so sánh. Cấu tạo chung của một phép so sánh đầy đủ sẽ gồm các thành phần sau:

Vế 1: Tên hay những từ chỉ sự vật, sự việc được so sánh [Từ ngữ chỉ phương diện so sánh]

Vế 2: Tên hay những từ chỉ sự vật hay sự việc được sử dụng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh trong vế 1 [Từ ngữ chỉ ý so sánh – gọi tắt là từ so sánh].

Những loại hình so sánh thường được sử dụng

a] Theo đối tượng so sánh

b] Theo từ so sánh

Đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém

Bài tập áp dụng về biện pháp so sánh

Tìm các sự vật, hoạt động được so sánh với nhau trong các câu sau:

  1. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
  1. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

[ Tạ Duy Anh]

c]Ngựa phăm phăm bốn vó

Như băm xuống mặt đường

Mặc sớm rừng mù sương

Mặc đêm đông buốt giá.

[Phan Thị Thanh Nhàn]

Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh

  • Những chùm hoa phượng mùa hè như …. [ Ngôi sao / lá cờ/ ngọn lửa].
  • Sương sớm đọng long lanh trên lá như những … [ hạt ngọc/ làn mưa/ hạt cát].

Qua những chia sẻ và lưu ý trên đây, cô Kiều Anh mong muốn học sinh nhận biết được câu văn có chứa hình ảnh so sánh cũng như vận dụng được phép so sánh để đặt câu trong các bài tập làm văn.

Tham khảo chi tiết bài giảng về biện pháp so sánh tại:

Tham khảo ngay khóa học HỌC TỐT để các em học sinh được các thầy cô hướng dẫn và củng cố kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Chủ Đề