Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước

Với đặc điểm của chi NSNN thì chi ngân sách phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố sau:

Nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ: Một trong những đặc điểm của chi ngân sách nhà nước là để phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng và phát triển của toàn xã hội. Do vậy các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ tăng lên khi đất nước rơi vào khủng hoảng  kinh tế cần sự trợ giúp của chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.

Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế: với một quốc gia, nếu khả năng này của nền kinh tế tốt thì không những hạn chế được mức chi của ngân sách, ,mà còn cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế, một đồng bỏ ra có hiệu quả cho tăng trưởng và phát triển, không lãng phí.

Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, hạn hán, động đất, dịch bệnh: Chi ngân sách nhà nước luôn đảm bảo vì lợi ích chung và đảm bảo sự công bằng cho một bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi quốc gia gặp thiên tai, thì việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho những gia đình gặp khó khăn, khắc phục hậu quả, giữ ổn định kinh tế là điều tất yếu phải làm của chi ngân sách nhà nước. Và do đó, mức chi ngân sách cũng sẽ tăng.

Hiệu quả chi của bộ máy chi Ngân sách nhà nước: Cũng giống như thu ngân sách nhà nước, bộ máy chi ngân sách nhà nước đạt hiệu quả tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí, tham ô trong quá trình chi tiêu thì sẽ tiết kiệm được cho quốc gia một khoản chi lớn, số chi vô ích sẽ giảm đi đáng kể.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước
  • nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước
  • nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước
  • nhân tố ảnh hưởng chi ngân sách nhà nước
  • chi so kinh te nao co anh huong den thu chi ngan sach
  • chế độ xã hội ảnh hưởng như thế nào đến chi NSNN
  • các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước
  • các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách chi ngân sách nhà nước
  • các nhân tố ảnh hưởng đến thu chi ngân sách
  • phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước
  • ,

    . Nhóm nhân tố khách quan

    Một là, điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương

    Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý khác nhau dẫn đến sự khác biệt về điều kiện phát triển KT-XH và mức sống của người dân, từ đó, tác động tới nhận thức của người dân về giáo dục. Ở các vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, mức sống dân cư thấp, người dân thường không quan tâm đến việc cho con em theo học để lao động kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển chung của địa phương và thực hiện các mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục chính quyền địa phương (đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh) cần có các chính sách riêng biệt, cùng với các chính sách của Trung ương để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ giáo dục của người dân ở những khu vực này.

    Đồng thời, sự phát triển của kinh tế thị trường cũng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và tình trạng bất bình đẳng trong thụ hưởng dịch vụ giáo dục. Với vai trò quản lý xã hội ở địa phương, chính quyền các cấp cần có các chính sách phù hợp để tạo ra sự bình đẳng về cơ hội học tập của công dân tại địa phương mình.

    Hai là, chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với phát triển giáo dục và kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương

    Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, mức chi NSĐP cho GDCL. Sự tác động này thể hiện ở một số nội dung như:

    – Nhà nước xây dựng định hướng phát triển giáo dục thông qua xây dựng hệ thống mục tiêu, bước đi và giải pháp định hướng. Chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương làm cơ sở để các đơn vị ngành giáo dục thực hiện theo từng năm học. Kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương là căn cứ quan trọng để lập dự toán chi NSĐP cho GDCL.

    – Nhà nước, mà đại diện là Chính phủ xây dựng hệ thống các văn bản dưới luật cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngành giáo dục biết mình được làm gì và không được làm gì. Theo xu hướng chung, các đơn vị được tự chủ về tài chính nhưng phải nằm trong khung khổ quy định của pháp luật. Ở địa phương, những quy định về chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng các khoản thu; chế độ, định mức chi tiêu của địa phương là khung khổ cho các cơ quan, đơn vị, trong đó có các đơn vị ngành giáo dục, tổ chức chấp hành dự toán trong năm ngân sách.

    – Các ưu tiên chính sách cho phát triển giáo dục, định hướng, mục tiêu phát triển giáo dục sẽ là những yếu tố chính quyết định mức độ chi tiêu, cơ cấu chi tiêu và hình thức cấp phát NSNN cho giáo dục.

    Ba là, hệ thống cơ chế, chính sách quản lý NSNN.

    Cơ chế quản lý NSNN là toàn bộ các chính sách, chế độ thu, chi NSNN áp dụng trong từng thời kỳ cụ thể mà các cơ quan, đơn vị phải tuân thủ. Trong đó, các công cụ về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp phát ngân sách, phân cấp quản lý chi NSNN…. có vai trò quan trọng.

    Thông qua cơ chế quản lý NSNN, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc phân bổ nguồn lực cho các hoạt động của ngành giáo dục và kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính công trong các cơ quan, đơn vị ngành giáo dục. Chính vì thế, cơ chế quản lý NSNN là cơ sở, nền tảng của quản lý chi NSĐP cho GDCL. Tính chất tiến bộ hay lạc hậu của cơ chế quản lý NSNN ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chi NSĐP cho GDCL bởi một mặt, cơ chế quản lý NSNN tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu kinh phí phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục; thông qua các định hướng ưu tiên phân bổ ngân sách, cơ chế thu nộp và quản lý, phân bổ, sử dụng các khoản thu, Nhà nước đã tạo nguồn kinh phí cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Mặt khác, thông qua cơ chế phân bổ, sử dụng kinh phí NSNN cho giáo dục, các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát, đến quyết toán kinh phí đối với các hoạt động sự nghiệp GDCL, Nhà nước giám sát việc phân bổ, sử dụng kinh phí NSNN cho GDCL nhằm thực hiện các mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực nói riêng và phát triển KT-XH nói chung trong từng thời kỳ cụ thể.

    Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho đơn vị ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Ngược lại, nếu các định mức quá lạc hậu, quy trình cấp phát và kiểm tra quá rắc rối, phức tạp thì không chỉ chi phí quản lý tài chính tăng, mà còn gây tình trạng che dấu, biến báo các khoản chi cho hợp lệ, hoặc quản lý tài chính không theo kịp hoạt động chuyên môn trong các đơn vị SDNS.

    Bốn là, đặc điểm hoạt động của ngành giáo dục

    Đặc điểm hoạt động của ngành là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quản lý chi NSĐP cho GDCL. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhiều cấp học, bậc học với nhiều phương thức thức đào tạo khác nhau, mỗi cấp học, bậc học có đặc thù riêng về chuyên môn, nghiệp vụ nên yêu cầu về đầu tư từ NSNN, tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng khác nhau.

    Đồng thời, kết quả của hoạt động giáo dục đào tạo không lượng hóa được (tạo ra những con người được trang bị đầy đủ tri thức). Chính vì vậy, việc xác định tiêu thức phân bổ ngân sách cho ngành giáo dục dựa trên kết quả đầu ra là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng được tiêu chuẩn đầu ra để làm căn cứ phân bổ.

    Năm học không trùng với thời điểm năm ngân sách ảnh hưởng đến việc xác định và hạch toán của các đơn vị cũng như việc tính toán, chi trả kinh phí thực hiện chính sách, chế độ cho người học. Năm học thường diễn ra trong 2 năm ngân sách liền kề, số thu được xác định theo số tháng thực học nhưng việc thực hiện, quyết toán ngân sách lại thực hiện theo niên độ ngân sách, do đó, đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp phải hạch toán các khoản thu một cách tách biệt giữa các kỳ học để phù hợp với hạch toán các nguồn kinh phí do NSNN cấp.

    Nhóm nhân tố chủ quan

    Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính

    Quản lý tài chính nói chung, quản lý chi NSĐP cho GDCL nói riêng là hoạt động có ý thức của các nhà quản lý tác động đến từng bộ phận cũng như toàn bộ các hoạt động sự nghiệp nhằm phân bổ hợp lý nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ của ngành giáo dục, phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện cho các đơn vị SNGD công lập huy động và sử dụng các nguồn tài chính thông qua tổ chức quản lý thu chi có hiệu quả. Công tác tổ chức quản lý tốt là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện các mục tiêu của chiến lược ngành và khả năng tự chủ tài chính của các đơn vị thuộc ngành.

    Thứ hai, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý

    Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết định quản lý, do đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng như công tác quản lý tài chính nói riêng. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu cán bộ cấp trên yếu kém, không dám chịu trách nhiệm thì cơ chế quản lý tài chính sẽ trì trệ, lạc hậu, kém hiệu quả.

    Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán, nếu có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm công tác sẽ đưa công tác quản lý tài chính kế toán đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính kế toán của nhà nước, góp phần vào hiệu quả của công tác quản lý tài chính. ĐVSN nếu không có cán bộ quản lý tài chính chuyên nghiệp và thành thạo thì nguy cơ thất thoát, sai chế độ chính sách và chậm trễ là rất lớn.