Các phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

Các phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

Cách làm nghị luận văn học: Hey! Rất vui khi được gặp lại các Rick Kid của lingocard.vn nha. Bắt kịp phong trào thì mình cũng “show ” cho các bạn biết luôn là giá trị bộ đồ của mình gồm có: áo mẹ mua, quần bố tặng và điện thoại cũng là của anh hai mua cho, nói chung trên người mình toàn đồ “free ” hết có cho cũng chả ai lấy.

Đang xem: Các bước làm đoạn văn nghị luận văn học

Thế nhưng trong tay mình đang nắm giữ một bí mật cực kì là quan trọng và chắc chắn nó sẽ giúp ích cho rất nhiều người đó nha. Đặc biệt là các bạn teen 2001 sắp sửa bước vào năm học mới và chuẩn bị cho kì thi THPTQG.

Và không vòng vo nữa mình sẽ tiết lộ ngay bí mật đó cho các bạn vì vốn dĩ mình không phải là người keo kiệt cho dù mình chả có gì để keo kiệt cả và cũng coi như một món quà nhỏ cho những độc giả của lingocard.vn.

Và cái bí mật to đùng mình đang nắm giữ đó chính là TUYỆT CHIÊU giúp các bạn có thể làm chủ dạng bài nghị luận văn học chỉ trong một nốt nhạc. Nghe thì có vẻ khoa trương và các bạn có thể chưa tin vào điều mình nói.

Thế nên các bạn có thể đọc hết bài viết này để tự mình kiểm chứng về hiệu quả của nó và cũng để thoát khỏi cái cảnh học văn trong sự nhàm chán, buồn ngủ và tuyệt vọng trước một núi kiến thức cần phải ghi nhớ trong mỗi văn bản.

Ôi mới nhắc lại một chút về lối học văn theo cách truyền thống thôi là mình đã cảm thấy lạnh cả người vì mình đã chán ghét cách học này từ bao đời rồi.

Linh tinh vậy đủ rồi, bây giờ mình sẽ chứng minh cho các bạn thấy được lợi ích lớn nhất của việc áp dụng sơ đồ tư duy trong việc ghi nhớ kiến thức và làm bài văn nghị luận văn học là như thế nào nha.

Contents hide

1: Làm chủ bài văn nghị luận văn học chỉ trong 3 bước.

Giống như cấu trúc của việc làm văn nghị luận xã hội hay đọc hiểu văn bản thì việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào nghị luận văn học cũng chỉ cần 3 bước đơn giản:

Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định kiểu sơ đồ.

Cho dù muốn làm gì, muốn viết gì trong bài làm đi chăng nữa thì việc đầu tiên khi bắt tay vào làm một bài nghị luận văn học đó là phải xác định được đề bài đã cho thuộc kiểu bài nào.

Theo cấu trúc đề thi hiện nay thì bài nghị luận văn học chủ yếu thuộc kiểu bài nghị luận so sánh hai vấn đề, hai đối tượng, thế nhưng khi đi thi hay kiểm tra trên lớp thì các thầy cô vẫn thường xuyên đưa vào các kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm đoạn trích văn xuôi; nghị luận về tác phẩm, đoạn thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

Việc xác định được kiểu bài bài ngay từ khi đọc đề sẽ giúp cho bạn ngay lập tức hình dung ra được kiểu sơ đồ tư duy nào phù hợp với đề bài này và bạn sẽ hình dung ra được tổng quan bài văn của mình sẽ cần gì.

Khi đó hãy tiếp vào công việc tìm hiểu đề bằng cách trả lời cho câu hỏi: Đề bài hỏi về đối tượng nào, đối tượng đó ra sao, như thế nào? Đề bài yêu cầu cần làm gì với đối tượng đó…

Và thường thì sẽ có 2 dạng đề đó là đề nổi và đề chìm, với đề nổi thì các bạn có thể dễ dàng tìm ra được luận đề của đề bài nhưng còn đề chìm đòi hỏi bạn phải nhớ về tác phẩm, từ đó liên hệ với đề bài để tìm luận đề và hãy nhớ lại lúc trước bạn xác định đề bài thuộc kiểu bài nào nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn vì mỗi kiểu bài sẽ có những cách hỏi khác nhau.

Xem thêm: trắc nghiệm vui về tính cách

Các phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

Các bước làm 1 bài nghị luận văn học

Sau khi hoàn thành xong những việc trên mình khuyên bạn nên ghi thật to, thật rõ luận đề của đề bài ra giấy và đặt trước mặt mình vì việc làm đó chính là bạn đã xác định cho mình một hình ảnh trung tâm của toàn bài và từ đó chỉ cần tô màu, trang trí cho hình ảnh là bạn đã hoàn thành một nửa bài văn của mình.

Bước 2: Gợi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

Sau khi xác định được hình ảnh được hình ảnh trung tâm của toàn bài bước tiếp theo đó là gợi nhớ lại kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy văn học.

Nhưng trước khi gợi nhớ được một núi kiến thức lớn như vậy thì bạn phải ghi nhớ nó đã. Có 1 cách để ghi nhớ kiến thức nhanh và hiệu quả nhất đó chính là sử dụng sơ đồ tư duy.

Ví dụ trong bài thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm ) một bài thơ khá dài và nhiều kiến thức thì việc bạn cần làm là vẽ một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh và ghi nhớ luận điểm là các nhánh có cỡ chữ to, lớn hơn nó sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ được bài thơ có bao nhiêu luận điểm.

Từ đó tiếp tục các luận cứ và các dẫn chứng chứng minh. Hãy đếm xem luận điểm đó có bao nhiêu luân cứ rồi ghi số tương tự trên đầu từng luận điểm và như vậy với các luận cứ làm như vậy khi bạn nhớ tới mỗi luận điểm luận cứ thì bạn sẽ biết ngay là nó sẽ gồm bao nhiêu ý và kiến thức ngay lập tức được gợi nhớ lại trong đầu bạn, yên tâm là sẽ không bao giờ lo chuyện thiếu ý.

Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng gợi nhớ lại toàn bộ kiến thức một cách dễ dàng và phát thảo nó trong phòng thi. Công việc cuối cùng đó là dựa vào công thức đã có sẵn, hãy hoàn thành bài văn của mình.

Bước 3: Viết bài

Hãy viết bài dựa vào sơ đồ và theo phong cách của cá nhân bạn, đừng câu nệ theo lối diễn đạt của bất cứ ai (đặc biệt đừng bao giờ đi học thuộc một bài văn mỗi nào đó vì nó chỉ khiến cho bạn thêm nặng nề mà thôi ).

Hãy tạo cho bài văn một điểm nhấn bằng văn phong của bạn khi đó người chấm sẽ có cảm giác hứng thú hơn và đọc kĩ bài văn của bạn hơn. Vừa phát huy lối diễn đạt của bản thân vừa đi theo các ý mà sơ đồ tư duy bạn đã soạn điều đó sẽ giúp bài làm của bạn đảm bảo đủ ý, viết có hệ thống, vừa thoải mái nhẹ nhàng khi viết bài.

Cuối cùng mình sẽ cung cấp cho các bạn sơ đồ tư duy tổng quát của các kiểu bài nghị luận văn học thông dụng nhất. Các bạn dựa vào để xác định kiểu bài ở bước một và hoàn thành sơ đồ ở bước hai nha.

Các phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

Dàn ý nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi

Các phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

Dàn ý nghị luận về tác phẩm đoạn thơ

Các phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

Dàn ý nghị luận về ý kiến bàn về văn học

Các phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

Dàn ý nghị luận so sánh hai vấn đề hai đối tượng

Mong rằng bài viết này của mình sẽ giúp cho bạn làm chủ được dạng bài nghị luận văn học nha. Đây là một dạng bài khó và khó có thể đạt được điểm tối đa thế nhưng để đạt được 90% điểm số ở dạng bài này là điều hoàn toàn vừa sức khi các bạn vận dụng tốt sơ đồ tư duy và việc ghi nhớ kiến thức và phát thảo ý.

Xem thêm: Đồ Án Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Chọn Lọc, ĐÁ»“ ÁN Xá»­ Lã½ Næ°Á»›C ThảI ThủY SảN

Ngoài ra, trong thời gian sắp tới mình sẽ chia sẻ sâu hơn cho các bạn cách ứng dụng sơ đồ tư duy vào làm bài đọc hiểu, nghị luận xã hội. nghị luận văn học… Bằng các văn bản gồm cả sơ đồ và bài viết phân tích phía dưới. Các bạn có thể đăng kí gmail để mình có thể gửi tặng serial bài tập đọc hiểu và nhận thêm nhiều bài viết mới.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn

1. Quá quan trọng phần nlvh trong khi nó chỉ có 4 điểm và không bao giờ đạt điểm tối đa. Muốn đạt điểm cao >8 bạn phải đạt tối đa đọc hiểu, ít nhất 2/3 điểm nlxh.

2. Quá lo lắng vì học bài chưa kỹ hoặc càng học càng không vào. Thực ra bạn dùng đến kỹ năng làm bài nhiều hơn là kiến thức. Kĩ năng thì bài nào đề nào cũng làm được.3. Đừng bao giờ nghĩ làm văn là chém gió. Chém gió là ngôn ngữ nói, đầu đường trà đá còn bài thi là ngôn ngữ viết cần sự khách quan, khoa học, minh xác.4. Lệ thuộc vào bài giảng của thầy cô, bỡ ngỡ trước kiểu đề mới.Hãy tin ở chính mình và tự do trong khuôn khổ. Thầy cô giỏi hơn chính mình là vì các thầy cô đã có hàng chục năm kinh nghiệm, và chỉ tập trung ở 1 môn thôi. Ngay cả chấm thi gv cũng cần có đáp án mà.5. Nhầm lẫn giữa các phương thức biểu đạt. Luôn nhớ bài làm phải là phương thức nghị luận: đánh giá nhận xét phân tích vấn đề. Chú ý lập luận, lí lẽ dẫn chứng chứ không quá coi trọng cảm xúc cá nhân, tránh sa đà vào kể chuyện.6. Quá coi trọng và tập trung vào mở bài, kết luận. Điều đó sẽ khiến bạn mất thời gian, dễ dẫn đến đầu voi đuôi chuột, càng dễ xảy ra tình trạng mở bài không hay thì mất hứng làm tiếp phần tiếp theo. Chỉ cần có đủ mở bài kết luận tác biệt ra từng đoạn là được.7. Bài làm chỉ có chi tiết, dẫn chứng, phân tích đơn lẻ từng câu từng hình ảnh mà không khái quát thành luận điểm. Nên nhớ phân là chia là tách ra các ý, tích là nhân là hình thành nên ý tổng quan. Hãy đặt ra câu hỏi bài làm sẽ có luận điểm nào rồi mới lo phân tích gì.8. Tránh viết lan man không có bố cục, giám khảo đọc chẳng hiểu đang viết gì. Hỏi gì thì phải trả lời nấy. Hãy viết kiểu ngô ra ngô khoai ra khoai đừng mập mờ ẩn dụ so sánh. Bài viết rõ ràng sáng rõ sẽ không thể bị mất điểm.9. Quá quan trọng dài ngắn, thấy bài mình ngắn không sang tờ lại tiếp tục chém thêm nên bố cục bị lủng củng, lặp ý. Trong khi giám khảo toàn chấm từ, chấm câu nên viết từ nào phải đúng từ đó, câu nào chắc câu đó.

10. Quá coi trọng phụ kiện nghĩa là tập trung liên hệ, mở rộng, so sánh. Điều đó rất có ích nhưng nếu tổng thế, nội dung chính chưa tốt, quá tham chi tiết sẽ khiến bài văn hổ lốn.

5 cấp độ để đánh giá một bài đạt điểm cao môn văn

1. Đề cao tính minh xác, ngắn gọn, hệ thống, hỏi gì trả lời nấy. Thi đại học rất khác với thi HSG. HSG có ít bài nên gv đọc đi đọc lại từng câu từng chữ còn thi dh và tốt nghiệp, gv chịu áp lực thời gian, số lượng bài phải chấm nên chấm nhanh, đọc lướt, tích ý cho điểm.
Đọc hiểu đặc biệt cần sự ngắn gọn. Thay vì viết văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học chỉ cần viết 1. phong cách khoa học. Riêng câu này nên dùng dấu + hoặc ==> khi đánh giá ý nghĩa. Mỗi câu đọc hiểu chỉ có 0.25 điểm nên chỉ cần đúng là được.

2. Gv chấm đa phần đếm là chính, đủ sẽ có điểm. Hãy đảm bảo bài làm của bạn có đủ các bộ phận sau:+ đoạn văn đọc hiểu phải đủ nhận thức (giải thích, vai trò của vấn đề) thái độ (khen chê) hành động (bài học)+ nlxh phải đủ mở kết tách biệt. Có đủ giải thích, bàn luận vai trò, tích cực tiêu cực, đưa ra bài học cho bản thân.+ nlvh phải đủ mở kết khái quát (0.5 không cần hay và quá văn chương), giới thiệu phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm (không cần năm tháng chi tiết), khái quát nội dung nghệ thuật tác phẩm cuối bài làm.+ Nếu là nlvh 1 ý kiến phải có giải thích bàn luận đánh giá ý kiến như cách thức 1 bài nlxh (chiếm 1/4 điểm)

+ Nếu là nlvh so sánh phải nêu ra được điểm giống và khác nhau, lý giải nguyên nhân (chiếm 1/4 điểm).

3. Đủ rồi mới tính đến hay. Các yếu tố sau sẽ khiến bài làm mình hay hơn, hấp dẫn hơn:+ Nlvh chẳng cần biết dạng gì, không phải dạng bàn luận 1 ý kiến vẫn có thể dự sẵn 1 vài ý kiến để bài làm sâu sắc hơn. Không phải dạng so sánh vẫn có thể so sánh liên hệ để nâng cao vấn đề.+ NLXH cần có 3 4 dẫn chứng, biết cách phân tích dẫn chứng thì bài mới thuyết phục. Danh ngôn khiến bài bạn ý nghĩa hơn, dẫn chứng thi ca khiến bài làm giàu cảm xúc. Tránh gượng ép các nhân vật văn học đưa vào bài nlxh.

+ NLXH thì nên đi từ dẫn chứng văn học đến dẫn chứng đời sống trong lịch sử đến thực tiến thời đại. Còn nlvh cuối bài nên đưa ra 1 vài liên hệ thực tế xã hội.

4. Bài làm hay phải có sự khác biệt. Biết trước các bài làm thường lấy dẫn chứng mang tính thời sự giống nhau. Nhưng cùng nói về tấm gương chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc nếu lấy thơ ca sẽ hay hơn là liệt kê sự kiện, nếu nói về ô nhiễm môi trường thì dùng danh ngôn, câu nói của người nổi tiếng sẽ hay hơn là đi nhắc lại sự kiện đơn thuần.Nên nhớ câu con người thì ưa thẳng, văn chương ưa cong. Nói về các sự kiện biển Đông hay Gạc Ma nên dùng các ý thơ để diễn đạt sẽ hay hơn.

NLVH cũng thế các bạn nhé! Ví dụ cùng chủ đề đất nước thì liên hệ với các bài cùng chủ đề, các chủ đề chiến sĩ, tình yêu cũng vậy. Hơn nữa sau khi phân tích tác phẩm có thể so sánh để thấy tư tưởng mới mẻ, bút pháp riêng biệt của tác giả so với các tác giả khác cùng thời.

5. Bài viết phải thể hiện sự trưởng thành chín chắn về suy nghĩ. Hãy xưng chúng ta để đối thoại với người chấm. NLXH phải đưa ra bài học cụ thể thiết thực tránh chung chung giáo điều. Loại bỏ câu nói quen thuộc là hs ngồi trên ghế nhà trường, thay vào đó hãy dùng câu thế hệ trẻ ngày nay. NLVH phải dùng lý luận văn học, phong cách tác giả, tư tưởng thời đại để lý giải.

CHÚ Ý

MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Thường có các nội dung sau:

Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.

Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

1. Yêu cầu.

Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,

Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.

Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?

2. Các bước tiến hành

a. Tìm hiểu đề:

Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?

Thao tác lập luận.

Phạm vi dẫn chứng.

b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:

* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?

* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,

c. Lập dàn ý:

* Mở bài:

Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,)

Dẫn bài thơ, đoạn thơ.

* Thân bài:

Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).

Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.

* Kết bài:

Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

1. Yêu cầu.

Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.

Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.

Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.

Thành thạo các thao tác nghị luận.

2. Các bước tiến hành:

a. Tìm hiểu đề:

Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.

Xác định thao tác.

Phạm vi tư liệu.

b. Tìm ý.

c. Lập dàn ý:

* Mở bài:

Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định

Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.

* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.

* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.

III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

1. Yêu cầu:

Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.

Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.

2. Các bước tiến hành

a. Tìm hiểu đề:

Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.

Các thao tác nghị luận.

Phạm vi dẫn chứng.

b. Tìm ý:

c. Lập dàn ý:

* Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,)

Dẫn nội dung nghị luận.

* Thân bài:

Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm

Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề

Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.

* Kết bài:

Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)

1. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

a. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).

Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.

Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

+ Tình huống 1.ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Tình huống 2ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

Bình luận về giá trị của tình huống

c. Kết bài:

Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

a. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).

Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.

Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.

(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật)

Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

c. Kết bài:

Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.

a. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

Giới thiệu về giá trị nhân đạo.

Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:

+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.

+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.

+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.

Đánh giá về giá trị nhân đạo.

c. Kêt bài:

Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.

a. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

Giới thiệu về giá trị hiện thực

Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

Giải thích khái niệm hiện thực:

+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.

+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.

Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:

+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.

+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.

+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.

Đánh giá về giá trị hiện thực.

c. Kết bài:

Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó