Các phương pháp xác định nguyên nhân

Các phương pháp xác định nguyên nhân

Phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề (Root Cause Analysis – RCA) là công cụ cải tiến liên tục sử dụng nhiều phương pháp hoặc cách thức nhằm phát hiện ra một vấn đề hoặc sự kiện không mong muốn như chất lượng sản phẩm kém, giảm hiệu suất hoặc việc tăng cường sự an toàn thông qua quá trình phân loại và loại bỏ các dấu hiệu của một vấn đề nhằm đi đến nguyên nhân cốt lõi sau cùng. 
RCA hoạt động để cải thiện chất lượng tổng thể của một sản phẩm hoặc quy trình và đóng vai trò như một cách tiếp cận có tổ chức nhất định để có hiệu quả và mang lại kết quả thực sự. Các phương pháp RCA được áp dụng thường bao gồm các bước chính sau:
1/ Nêu và làm rõ các vấn đề hoặc mối quan tâm cụ thể
2/ Thu thập dữ liệu và thông tin liên quan đến vấn đề
3/ Phân loại các nguyên nhân tiềm tàng có thể xảy ra
4/ Xác định nguyên nhân nào cần được loại bỏ để vấn đề hư hỏng không xảy ra,.
5/ Tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, có tiềm năng. 
6/ Thiết lập kế hoạch cho việc thực hiện, và
7/ Xem xét và lập tài liệu cho các thay đổi đã thực hiện để đảm bảo rằng vấn đề đã được hoàn toàn khắc phục. 
Cần lưu ý rằng mặc dù những hành động và phân tích này có thể được hoàn thành bởi một cá nhân, Các công việc RCA sẽ có hiệu quả nhất khi được thực hiện bởi một nhóm thành viên có mức độ kinh nghiệm nhất định, ở các vị trí khác nhau trong tổ chức. 
Giờ đây, sau khi đã hiểu rõ RCA là gì và các quy trình chung được thiết lập, việc kiểm tra các phương pháp có thể được triển khai. Cần lưu ý rằng mỗi phương pháp sẽ có mức độ phức tạp khác nhau và bản chất kỹ thuật của mỗi phương pháp triển khai có thể phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của các thành viên thực hiện.      
Một số phương pháp là những quy trình xác định nhanh, trong khi những phương pháp khác có thể đòi hỏi một quá trình dài và gian khổ. Một số được áp dụng trong quá trình lắp đặt hoặc hoạt động, trong khi một số khác lại áp dụng để xem xét các lỗi hư hỏng hay thiết bị có vấn đề. 
SƠ ĐỒ XƯƠNG CÁ
Có một vài tên gọi khác cho phương pháp này, như sơ đồ Ishikawa, hoặc sơ đồ nguyên nhân – kết quả. Ý tưởng của phương pháp RCA này là đặt vấn đề cần quan tâm là trung tâm, có một đường chính chỉ về vấn đề này, sẽ có các nguyên nhân lớn dẫn đến vấn đề này tạo ra các nhánh chính kết nối đến trung tâm. Ngoài ra có các nguyên nhân nhỏ hơn dẫn đến các nguyên nhân lớn, tạo thành những đường xương cá.
Mỗi mỗi nhánh sẽ có một yếu tố như là nguyên nhân dẫn đến vấn đề chính. Các yếu tố chính thường được xem xét là con người, quy trình, thực hành, thiết bị, vật liệu, đo đạc, môi trường, … 
Ví dụ, trong danh mục con người, nhóm RCA sẽ xác định tất cả các cá nhân hoặc vị trí đáng chú ý có thể có tác động đến kết quả của vấn đề. Nhóm sẽ tiếp tục thực hiện quy trình này cho tất cả các danh mục khác có thể nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Phương pháp sơ đồ xương cá này là một trong những phương pháp RCA phổ biến nhất và được sử dụng như là định hướng cho việc xác định nguyên nhân gốc rễ sau khi hư hỏng hay lỗi xảy ra trên thiết bị.           
PHÂN TÍCH RÀO CẢN
Phân tích rào cản có thể là một kỹ thuật RCA chủ động hoặc bị động được sử dụng trong việc xác định nguyên nhân sự cố xảy ra cũng như biện pháp để loại bỏ chúng. Ý tưởng của phương pháp luận này là các sự cố có thể ngăn ngừa được thông qua việc thiết lập các rào cản thích hợp. Nhóm RCA khi thực hiện hiện phương pháp này sẽ phải xác định các mục tiêu và các mối nguy hiểm có thể, từ đó đề ra các rào cản thích hợp nhằm đặt được mục tiêu và ngăn ngừa các mối nguy này. 
Trong một số trường hợp, có nhiều hơn một rào cản được áp dụng. Trường hợp này được gọi là các lớp bảo vệ hoặc chiều sâu ngăn ngừa. Những rào cản này, tùy thuộc vào vấn đề có thể là các kiểm soát kỹ thuật hoặc hành chính. Phân tích rào cản được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá các rủi ro liên quan đến sự an toàn. 
FMEA
Phân tích tác động của các lỗi hư hỏng (FMEA) là công cụ RCA chủ động phổ biến nhằm xác định các hư hỏng tiềm tàng, các rủi ro và các nguyên nhân của hư hỏng. Phương pháp này có tính định tính thông qua việc xây dựng các ma trận tính toán. FMEA được thực hiện bởi nhóm điều tra thiết bị RCA trước khi vấn đề xảy ra và dựa trên mức độ quan trọng của thiết bị trong hệ thống. FMEA thường áp dụng trong quá trình lắp đặt, thay đổi thiết kế hoặc tăng sản lượng, nâng công suất. 
PHÂN TÍCH CÂY HƯ HỎNG
Phân tích cây hư hỏng là phương pháp tương tự như FMEA. Phương pháp này được mô tả như một sơ đồ thác nước hoặc phân tích logic hình cây từ trên xuống, với đỉnh là vấn đề cần quan tâm. Các nhánh đổ xuống sẽ mô tả sự kiện và nguyên nhân dẫn đến sự kiện chính ở đỉnh. Phương pháp này thường được sử dụng trong các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất hoặc an toàn. 
TÁM KỶ LUẬT
Phương pháp này được phát triển để sửa chữa các khiếm khuyết hoặc vấn đề tái diễn. Phương pháp này đề ra các hành động khắc phục dài hạn nhằm loại bỏ các vấn đề dựa trên nguyên tắc xác suất thống kê. Việc áp dụng phương pháp này bao gồm thiết lập nhóm thực thi, mô tả vấn đề, phát triển các giải pháp ngăn ngừa ngắn hạn, xác định và xác nhận nguyên nhân gốc rễ, xác định giải pháp lâu dài, thực hiện các hành động khắc phục, ngăn ngừa sự tái diễn và ghi nhận thành công. Phương pháp này ban đầu được áp dụng trong ngành công nghiệp ô tô, nhưng bây giờ đã có nhiều ứng dụng thực tế trong RCA. 
NĂM CÂU HỎI TẠI SAO
Đây là phương pháp cơ bản nhằm xác định nguyên nhân của vấn đề thông qua việc đặt 5 lần câu hỏi tại sao. Quá trình có thể đưa ra một vài lý do cơ bản hoặc phức tạp với hơn 100 lý do cần quan tâm để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. 
Có vô số nhóm nguyên nhân được liệt kê ra khi áp dụng phương pháp này, tuy nhiên, nhóm thực hiện RCA sẽ quyết định mức độ sâu rộng của quá trình. Phương pháp phân tích tại sao này thường được áp dụng sau khi có sự cố hoặc hư hỏng đã xảy ra trên thiết bị, sau khi đã tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu. Do đó, đây là phương pháp RCA bị động.   
PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG/ SAI
Đây là phương pháp đơn giản ngằm thực hiện RCA. Ý tưởng của phương pháp nhằm tạo ra danh sách yếu tố về ai, cái gì, khi nào và tại sao cùng với các cột ĐÚNG/ SAI nhằm xem xét các ảnh hưởng lên vấn đề dựa trên các kết quả thu thông dữ liệu và thông tin. Phương pháp được áp dụng khi vấn đề đã xảy ra và nhóm thực hiện RCA cần thu hẹp phạm vi điều tra, cũng như thiết lập các ưu tiên để đi đến giải pháp của vấn đề. 
SƠ ĐỒ PARETO
Đây là phương pháp RCA có tính trực quan. Phương pháp này áp dụng dữ liệu nhằm theo dõi các nguyên nhân gốc. Đồ thị Pareto thường xuất hiện dưới dạng thanh hiển thị các phần trăm giảm dần các nguyên nhân gây ra vấn đề. Phương pháp này áp dụng quy tắc 80/20 nhằm xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra hư hỏng. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong việc kiểm soát chất lượng, khi hư hỏng đang xảy ra.   
PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ SCATTER
Sơ đồ Scatter là một phương pháp tương tự giống như Pareto. 
Tổng kết lại, việc hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, quy trình thực hiện RCA, và biết rõ khi nào và thực hiện các phương pháp RCA như thế nào tạo ra định hướng cho việc giảm thiểu sự cố, loại bỏ các hư hỏng và tối ưu hóa nguồn lực. Việc thực hành các phương pháp chủ động và bị động được liệt kê ở trên sẽ là chìa khóa then chốt giúp cho công việc bảo trì của nhà máy bạn đạt đẳng cấp thế giới. 
LINK BÀI GỐC: https://www.reliableplant.com/Read/31885/root-cause-assessment