Các phương tiện dạy học truyền thống

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Phân loại các phương tiện và thiết bị dạy học Có nhiều cách phân loại khác nhau, song cần chú ý cách phân loại phương pháp dạy học thành 2 nhóm: Các phương tiện dạy học truyền thống a. Bảng phấn - Chất liệu - Vai trò: - Cách sử dụng b. Sách giáo khoa - Vai trò - Cách sử dụng c. Phòng địa lý : Phòng địa lý là một phòng riêng. Một phòng địa lí chuẩn có thể có các khu vực sau: * Khu vực để bàn ghế học sinh: Cần rộng rãi, thoáng mát, mặt bàn phẳng, có ngăn để sách vở, dụng cụ, đồ dùng học tập. * Khu vực dành cho giáo viên: Phải thuận lợi cho giáo viên thực hiện các hoạt động dạy học. Cần có bảng đen, bàn, chỗ để quả địa cầu, giá treo bản đồ. Cuối phòng có chỗ đặt máy chiếu phim, chiếu hình vidio....
  2. * Khu vực dành cho công tác thực hành: Cần có: bàn can vẽ bản đồ, máy thu phóng bản đồ, bàn cát nhỏ để đắp mô hình. * Khu vực cất giữ dụng cụ: Giá cất bản đồ, tranh ảnh, tư liệu, tủ để máy móc, tủ sách... * Khu vực trưng bày và triển lãm: Có thể chiếm riêng 1góc phòng hoặc sử dụng ngay những bức tường ở xung quanh phòng để treo các bảng trình bày kết quả khảo sát địa phương, bảng tổng kết thời tiết, các mẫu vật đất đá... Kích thước phòng địa lý hiện nay chưa có ý kiến thống nhất vì nó còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, số lượng thiết bị và quy mô của trường. d. Vườn địa lý: Là khu vườn dùng cho việc dạy, học địa lí - Tác dụng: + Giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học, đặc biệt phù hợp với chương trình địa lý tự nhiên. + Giúp học sinh nắm chắc được nội dung bài qua việc nhận thức các đối tượng, hiện tượng xung quanh một cách cụ thể, sinh động. + Phát triển khả năng quan sát các sự vật địa lý trong môi trường tự nhiên, rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị và dụng cụ trong thực hành. + Các bài dạy về địa lý tự nhiên Việt Nam và địa lý tự nhiên nên thực hiện ở vườn địa lý khi có điều kiện. - Khi thiết kế, xây dựng vườn địa lý cần lưu ý: Nên xây dựng ngay trong khu vực trường, xa nhà cửa và cây cối, thoáng, hướng nên chọn
  3. hướng B - N. Bề mặt vườn phải phẳng, mỗi chiều rộng 10 - 15m gồm các khu: Khu thiên văn: + Các dụng cụ để xác định phương vị, tìm phương hướng, bảng chỉ số kinh - vĩ tuyến địa phương, đồng hồ mặt trời... + Cột đo gió: Có thể kết hợp làm cột đo độ cao, để học sinh có thể xác định độ cao bằng mắt, cột cao khoảng 5m, chia m một, sơn màu khác nhau. + Lều khí tượng: nhiệt kế, ẩm kế, áp kế. Ngoài ra còn có bình đo mưa, nhật quang kế và nhiệt kế để xác định nhiệt độ của đất. Khu mô hình, sa bàn có: + Mô hình biểu hiện các dang đất và thuỷ văn [đồi, núi, thung lũng, đồng bằng...]. + Một bàn cát nhỏ để giúp học sinh tự đắp lấy mô hình của các dạng địa hình đã và đang học. Khu vật hậu: Có thể nuôi trồng một số Đ - TV chỉ thị, có phản ứng nhạy với sự thay đổi của thời tiết. e. Quả cầu địa lý: - Là mô hình thu nhỏ trái đất theo một tỷ lệ nhất định nào đó. Quả địa cầu cho ta một khái niệm thực và rõ ràng về hình dạng, kích thước [đã thu nhỏ theo tỷ lệ] của các thành phần trên bề mặt trái đất. - Trên quả địa cầu những khái niệm như hình dạng, đường kinh tuyến, vĩ tuyến, khoảng cách, diện tích và tương quan về vị trí của các
  4. thành phần trên mặt đất [các lục địa, các đại dương...] cũng như các đối tượng khác được phản ánh chân thực và rõ ràng. f. Bản đồ giáo khoa: * Khái niệm: Bản đồ giáo khoa là một loại hình bản đồ thuộc hệ thống phân loại bản đồ địa lý, mục đích của chúng là dùng để dạy và học địa lý trong nhà trường. Nói một cách ngắn gọn: Những bản đồ nói chung được dùng vào việc dạy và học gọi là bản đồ giáo khoa. - Hiện nay bản đồ giáo khoa được coi là phương tiện, là nguồn tri thức, là cuốn sách giáo khoa địa lý thứ 2 cho giáo viên và học sinh. *Tính chất: - Tính khoa học: Thể hiện ở tính chất toán học, tính chất tổng quát hoá và lượng thông tin thích hợp. - Tính sư phạm: Thực hiện ở chỗ phải đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình ở nhà trường phổ thông. Nội dung, phương pháp, màu sắc, ký hiệu, cách trình bày phương phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. - Tính mỹ thuật: Thể hiện cái đẹp, sức thu hút, hấp dẫn, chú ý học tập của học sinh cả về nội dung và hình thức. Ngoài ra nó còn có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. * Nội dung của bản đồ giáo khoa: Người xem có thể nhận ra nội dung địa lý của bản đồ qua tên của bản đồ và bản chú giải của nó.

Page 2

YOMEDIA

Có nhiều cách phân loại khác nhau, song cần chú ý cách phân loại phương pháp dạy học thành 2 nhóm: Các phương tiện dạy học truyền thống a. Bảng phấn - Chất liệu - Vai trò: - Cách sử dụng b. Sách giáo khoa - Vai trò - Cách sử dụng c. Phòng địa lý : Phòng địa lý là một phòng riêng. Một phòng địa lí chuẩn có thể có các khu vực sau: * Khu vực để bàn ghế học sinh: Cần rộng rãi, thoáng mát, mặt bàn phẳng, có ngăn để sách vở, dụng cụ, đồ...

04-03-2012 2063 95

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đăng vào lúc 09:40 07/01/2015 bởi Đỗ Thị Hải Yến

        PPDH truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp DH này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.

        PPDH hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây [ở Mỹ, ở Pháp...] từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là cách thức DH theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế thường gọi PP này là PPDH tích cực; ở đó, giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới  theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. PPDH này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Giáo án dạy học theo PP tích cực được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ưu điểm của PPDH tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logic. Yêu cầu của PPDH tích cực cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.

        Cũng bởi PPDH tích cực tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những yêu cầu cao như vậy, nên thực trạng công tác dạy học trong các nhà trường ở các cấp, các bậc học hiện nay còn không ít giáo viên dạy học vẫn rất lạc hậu chỉ theo lối diễn giảng đơn điệu, không đổi mới, không chú ý đến người học.

       Nguyên nhân của tình trạng này là do: cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học ở các đơn vị còn rất thiếu thốn, do học sinh chưa chăm đều, số đông chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp, do bản thân người giáo viên thiếu năng động, học hỏi, chậm đổi mới, do các nhà trường quan tâm chưa thoả đáng đến việc cải tiến PPDH.

       Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ: tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới và tăng thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học hiện đại trong các nhà trường, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tăng cường hoạt động tích cực của chủ thể học sinh, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục.

       Mỗi PPDH truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, không có PPDH nào là chìa khoá vạn năng. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các PPDH là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề