Các tác phẩm văn học thcs ca ngợi bác hồ năm 2024

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm [ tác giả] cũng nói lên tình mẹ con, tình yêu bộ đội, yêu dân làng của bà mẹ Tà-ôi địu con lên nương làm việc:

– Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ dội

– Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói.

– Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.

Tất cả những câu hát đó đều nói lên tấm lòng yêu thương con, thương bộ đội, dân làng, đất nước của bà mẹ Tà-ôi – bà mẹ Việt Nam. Lòng yêu thương con, thương bộ đội, thương đất nước, thương dân làng hòa quyện vào trong lòng bà mẹ Tà-ôi thật tự nhiên, sâu sắc.

Nói đến lòng yêu thương con người trong văn học cách mạng phải kể đến tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mà tiêu biểu là bài Không ngủ được.

Một canh… hai canh… lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm, vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Bài thơ đã kể lại một đêm không ngủ được của Bác vì lúc nào Người cũng một lòng yêu nước, thương dân. Lòng yêu thương đó lúc nào cũng thường trực trong lòng khiến Bác không sao chợp mắt được.

Bài thơ Ốm nặng trong tập Nhật kí trong tù cũng thế hiện lòng nhớ thương đất nước của Bác:

Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh

Nội thương đất Việt cảnh lầm than.

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Henri cũng nói lên tình cảm sâu nặng của những người nghệ sĩ nghèo. Họ nghèo về vật chất chứ không nghèo về tình cảm. Tiêu biểu là Xiu và Giôn-xi, bác Bơ-men. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng hết lòng bảo vệ lẫn nhau, hi sinh vì nhau.

Tác phẩm Tính cách Nga cũng nói lên lòng yêu thương sâu nặng của con người Nga. Họ âm thầm hi sinh, chịu đựng cho nhau và vì nhau.

Tóm lại, lòng yêu thương con người là một nội dung lớn của văn học. Lòng yêu thương đó luôn luôn tỏa sáng trong lòng người đọc. Qua các tác phẩm, văn học trong nước cũng như ngoài nước chúng ta đã cảm nhận những bài học quý, những tình cảm đẹp cùa con người. Ngày nay khi được đọc, được học những tác phẩm đó chúng ta như được uống vào dòng sữa quê hương, dòng sữa của tình yêu thương.

Tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được viết trong khoảng từ năm 1948 đến năm 1980. Cuốn sách đã khắc họa rõ nét cuộc đời đầy những gian truân của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từ lúc mới sinh cho đến khi Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Nhà văn Sơn Tùng đã viết rất nhiều tác phẩm về Bác, mỗi tác phẩm là một câu chuyện riêng nhưng hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua những câu chuyện đó rất đỗi bình dị, giản đơn. Tuy nhiên “Búp sen xanh” vẫn là tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu, thành công.

Bìa sách “Búp sen xanh” xuất bản năm 2009. Ảnh: Internet

Tác phẩm được nhà văn chia làm 3 chương: “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu” và “Tuổi hai mươi”. Nhà văn Sơn Tùng đã làm sống lại cuộc đời và sự nghiệp của Bác giữa một làng quê tuy nghèo khó nhưng giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó nghĩa tình và đặc biệt được sinh ra trong gia đình nho giáo rất nền nếp, gia phong. Bằng cái nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa con người với truyền thống lịch sử, văn hóa, tác giả đã miêu tả thành công một tính cách sinh động thuở hình thành nhân cách từ khi là một cậu bé hiếu thảo, thông minh, nhanh nhẹn và ham học hỏi đến một chàng thanh niên tên Nguyễn Tất Thành khôi ngô, đầy nhiệt huyết đến bến cảng Nhà Rồng rời quê hương, gia đình, người thân sang xứ người tìm con đường cứu dân, cứu nước khi mới chỉ 21 tuổi và trở thành lãnh tụ cách mạng giàu nhân cách sau này.

Trong bìa của cuốn “Búp sen xanh”, có một lời đề từ trang trọng của tác giả:“Các bậc thiên tài không có sẵn. Chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người và đi vào đời…”.

Năm 1983, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết “Lời tựacho lần xuất bản thứ hai của tiểu thuyếtBúp sen xanh”:“Chúng ta có một khẩu hiệu rất đúng, rất hay: "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Đúng như vậy, Hồ Chủ tịch sống mãi trong tư tưởng và tình cảm lớn, trong toàn bộ hoạt động cách mạng của nhân dân Việt Nam ta, của mọi người chúng ta. Đồng thời Hồ Chủ tịch cũng sống mãi trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật có giá trị diễn tả một cuộc đời đã trở thành lịch sử, những trang sử đẹp nhất và vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam ta.

Đến đây, tôi muốn nói đôi điều về cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, mà nhiều độc giả, nhất là trong giới thanh, thiếu niên ưa thích; và báo chí nước ta đã đăng những bài bình luận và đánh giá mà theo tôi biết, tác phẩm rất chú trọng. Cuốn sách “Búp sen xanh” nêu lên một vấn đề: Ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân.”

Nhiều năm trở lại đây, cuốn sách này đã được đưa vào tủ sách vàng của nhiều nhà xuất bản, được in đi in lại nhiều lần, được dịch sang tiếng Anh và được in song ngữ.

2. Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tác giả: Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Nxb Công an nhân dân

- Năm xuất bản: 2006

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những học trò trung thành và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là một trong số ít người có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện nhất về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân và ông Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dâng cuốn sách lên bàn thờ Đại tướng. Ảnh: //www.nxbcand.vn

Những năm tháng hoạt động cách mạng, được sống và làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng có điều kiện tiếp thu và vận dụng tư tưởng của Người một cách thấu đáo, không chỉ trên phương diện đấu tranh và hoạt động quân sự, mà còn trên nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, góp phần cùng Đảng ta và Nhà nước ta tổ chức lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong nhiều năm, Đại tướng đã dành thời gian, trí lực cho nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Ông là tác giả của nhiều công trình khoa học lớn, có giá trị về lịch sử, quân sự, văn hóa, khoa học, giáo dục...

Đặc biệt, bằng tấm lòng thành kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Đại tướng đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng của Người vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Cuốn sách “Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” là một trong các tác phẩm về vấn đề này.

Cuốn sách tuyển chọn những bài nói, bài viết hay nhất của Đại tướng trong nhiều năm qua, thể hiện tâm huyết của Đại tướng với Đảng, với Nhà nước, dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuốn sách được Nhà xuất bản Công an nhân dân giới thiệu đến độc giả nhân dịp kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí minh và mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 95 tuổi.

3. Hoa Râm bụt

- Tác giả: Sơn Tùng

- Nxb Thông tấn

- Năm xuất bản: 2007

“Hoa râm bụt” là một trong những tác phẩm rất thành công của nhà văn Sơn Tùng viết về Hồ Chí Minh. Mặc dù không phải đề tài là một trường thiên tiểu thuyết - nhưng “Hoa râm bụt”, tác giả đã cho chúng ta tiếp cận với người thanh niên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bìa sách “Hoa râm bụt”. Ảnh: Internet

Cuốn sách gồm những câu chuyện xuyên suốt như: Đi tìm ẩn tích Hồ Chí Minh, chung một tình thương, những nhân cách…. “Hoa râm bụt” là chân dung một nhân cách, nhà cách mạng, danh nhân văn hóa, một tình bạn lớn Hồ Chí Minh đầy mới mẻ trong lòng bạn bè quốc tế và trong mỗi người dân Việt.

Với cuốn sách quý giá và bổ ích “Hoa râm bụt”, nhà văn Sơn Tùng đã đóng góp được một tiếng nói riêng, có giá trị lớn về tìm hiểu Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Anh không miêu tả mặt vĩ đại của Bác. Anh lo tìm hiểu làm sao một con người bình thường như Nguyễn Tất Thành trở thành Hồ Chí Minh… Anh không tìm cái phi thường, ngoại lệ, anh tìm cái chung, cái chữ “Thành” suốt đời không thay đổi của một con người trải qua muôn vàn thay đổi trong muôn vàn hoàn cảnh khác nhau, cực khổ có, vinh quang có, bị hiểu lầm có, được ca ngợi có. Anh không tìm cái gọi là “bản chất lãnh tụ” mà tìm cái gọi là “bản chất tình nghĩa” xuất phát từ tâm thức cha ông “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”… Chỉ có Hồ Chí Minh mới không bao giờ dùng quyền lực với ai, trái lại giữ thái độ chân thành của một nền văn hóa trong thế giới tương lai.

… Sơn Tùng đã viết cho ta thấy chân lý mới của thời đại. Không phải bạo lực, tiền của thay đổi được thế giới mà chính là sự chân thành chính tình nghĩa, sự quan tâm lẫn nhau sẽ giúp mọi người khắc phục được các thành kiến để chấp nhận nhau, đặc biệt chấp nhận sự lựa chọn chung: Đi đến hạnh phúc chung trong hòa bình, hữu nghị, còn trong lối sống mỗi người có lối sống mà mình cho là hợp với mình”. [GS. Phan Ngọc]./.

Thu Hiền [tổng hợp]

4. Đồng chí Hồ Chí Minh

- Tác giả: Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép

- Nhà xuất bản Công an nhân dân

- Năm xuất bản: 2005

Năm 1979, tại Mát-xcơ-va, cuốn sách “Đồng chí Hồ Chí Minh” trong tủ sách có uy tín Cuộc đời của những vĩ nhân đã ra mắt bạn đọc. Và ngay sau đó cuốn sách đã được dịch ra nhiều tiếng trên thế giới. Cho đến hiện nay, cuốn sách vẫn được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất viết về tiểu sử lãnh tụ của nhân dân Việt Nam.

Cho đến năm 2005, cuốn sách đã được năm Nhà xuất bản: Thanh niên Cận vệ [Liên Xô], Progress [Liên Xô], Thanh niên, Thế giới và Công an [Việt Nam] xuất bản với số lượng lớn, đủ nói lên tầm vóc của cuốn sách, chứng tỏ cuốn sách đã được thử thách qua không gian và thời gian.

Trong không khí kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước năm 2005, trong đó có kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của Bác, Nhà xuất bản Công an nhân dân cho tái bản tiếng Việt cuốn sách “Đồng chí Hồ Chí Minh” của Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép để góp phần cho các thế hệ trẻ Việt Nam hiểu sâu sắc thêm tầm vóc vĩ đại tư tưởng và đạo đức hiếm có của vị lãnh tụ anh minh - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

5. Bác ở nơi đây

- Tác giả: Sơn Tùng

- Nhà xuất bản Thanh niên

- Năm xuất bản: 2008

Nhà văn Sơn Tùng sinh năm Mậu Thìn - 1928, tại làng Hoa Lũy [nay là Kim Lũy], huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là tác giả của rất nhiều đầu sách viết về Bác Hồ, nhiều người khó có thể hình dung nổi là làm thế nào mà một nhà văn thương binh hạng 1/4 luôn luôn phải chống chọi với sự hành hạ của thương tật, nhất là khi trái nắng trở trời, trong hoàn cảnh sống hết sức eo hẹp, lại có thể làm được.

Nhận xét về nhà văn Sơn Tùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lần nói: “Đó là một con người có trí mệnh”. Đánh giá về sự nghiệp văn chương của Sơn Tùng, giáo sư Phan Ngọc viết: “Đó là con đường khiến anh trở thành con người có uy tín nhất viết về tiểu sử Hồ Chí Minh”với một “Phong cách Sơn Tùng”.

Có lần nhà văn Sơn Tùng đã tâm sự: "Viết về Bác nếu chỉ đơn thuần là những hiểu biết thông thường thì không thể viết được mà phải viết bằng tâm linh".Ông trở thành nhà văn viết về đề tài Bác Hồ thành công nhất, cho đến thời điểm này. Danh hiệu cao quý “Anh hùng Lao động” do Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trao cho ông ngày 22/7/2011 là phần thưởng xứng đáng, ghi nhận công lao của ông đối với nền văn học nước nhà, khẳng định ông là “người có trí mệnh”như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho ông.

Những tác phẩm văn học viết về đề tài Bác Hồ của nhà văn Sơn Tùng không chỉ chứa đựng những cứ liệu lịch sử chân xác về sự hình thành nhân cách và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử của thời đại, mà còn là sự vận động không ngừng của sự tiếp cận quy luật để nhận thức Chân - Thiện - Mỹ từ người sáng tạo nghệ thuật. Đó chính là căn cốt của“Phong cách Sơn Tùng”.

Bìa cuốn sách “Bác ở nơi đây”. Ảnh Internet

Cuốn sách “Bác ở nơi đây” của Sơn Tùng gồm những bài viết về tình cảm yêu thương của Bác Hồ đối với nhân dân Việt Nam và của mỗi người dân đối với Bác qua những câu chuyện của những người từng gặp, tiếp xúc với Bác như: Bác Hồ - Biểu tượng kiệt xuất của tình thương yêu con người; người lái xe của luật sư Lodobai; niềm hạnh phúc lớn lao; cảm xúc dưới giàn hoa Bác Hồ; Bác Hồ với tấm khăn người mẹ Thái; Bác Hồ với những người trí thức ở lại; mắt Giàng Hồ; Tết con gà, nhớ về Tết cuối cùng của Bác Hồ…

6. Hồ Chí Minh vĩ đại một con người

- Tác giả: GS. Trần Văn Giàu

- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

- Năm xuất bản: 2015

Cuốn sách gồm một số bài viết của tác giả trong thời gian chuẩn bị kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh [năm 1990]. Với niềm cảm phục và lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí minh, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu muốn giúp chúng ta hiểu thêm về di sản đạo đức và tinh thần phong phú cùng những giá trị tư tưởng đã trở nên vĩnh hằng của Người; đặc biệt có sự liên hệ đối chiếu với tình hình biến chuyển mạnh mẽ của cách mạng vô sản, nhất là ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga - theo các chiều hướng khác nhau, trên phạm vi thế giới ngày nay, để khẳng định thêm tầm vóc của những tiên tri, tiên lượng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh vĩ đại một con người”.

Ảnh: //thuvienso.moj.gov.vn

Là cán bộ từng giữ trọng trách và gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng ở miền Nam, tác giả đã cố gắng thể hiện mối quan hệ đặc biệt Bác Hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ qua những trang viết công phu, với một tình cảm thiêng liêng: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”.

Cuốn sách sẽ đem đến cho bạn đọc một cách nhìn mới, sâu sắc và đầy đủ hơn trong nghiên cứu và nhận thức về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những cống hiến vô cùng to lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới./.

Thu Hiền [tổng hợp]

7. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam

- Tác giả: Đại tướng Võ Nguyên Giáp [Chủ biên]

- Nxb Chính trị quốc gia

- Năm xuất bản: 2008

Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam ra đời trên cơ sở thành quả nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” có mã số KX.02.01 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước KX.02.Đây là một đề tài có quy mô rộng lớn, nội dung rất phong phú, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm Chủ nhiệm đề tài và Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì. Đề tài đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu có tên tuổi thuộc nhiều ngành khoa học tham gia nghiên cứu trong bốn năm và đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc vào tháng 02 năm 1997.

Bìa cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”.

Ảnh: Internet

Cuốn sách gồm Lời mở đầu, ba phần với mười chương, đã trình bày một cách có căn cứ khoa học, toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản, về tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, làm rõ và có những đóng góp mới về quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua nội dung cuốn sách, bạn đọc sẽ được giới thiệu một cách hệ thống những luận điểm sáng tạo lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối và phương pháp, về chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực lượng cách mạng, về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh, phương pháp luận Hồ Chí Minh. Cuốn sách có giá trị rất quan trọng, góp phần thiết thực vào nhiệm vụ nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh.

  1. Hồ Chí Minh hành trình từ làng Sen đến Ba Đình [1890-1969]

- Tác giả: TS. Văn Thị Thanh Mai

- Nxb Chính trị quốc gia

- Năm xuất bản: 2010

Cuộc đời và tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Với hành trình 79 mùa xuân từ làng Sen đến Ba Đình [19/5/1890 - 19/5/1969], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc, mãi là “tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” là ánh sáng soi đường để cách mạng Việt Nam vững bước đi lên.

Dựa vào các nguồn tư liệu cùng với kết quả nghiên cứu của những người đi trước, cuốn sách Hồ Chí Minh hành trình từ làng Sen đến Ba Đình [1890-1969] do TS. Văn Thị Thanh Mai biên soạn là một việc làm có ý nghĩa và phục vụ thiết thực cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

9. Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài

- Tác giả: PGS, TS. Đức Vượng

- Nxb Chính trị quốc gia

- Năm xuất bản: 2010

Sau cuốn sách “Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ” xuất bản năm 1995, nhiều cán bộ, độc giả viết thư cho PGS, TS. Đức Vượng, đề nghị ông viết tiếp về chủ đề đang được xã hội quan tâm. Đáp ứng tâm nguyện của bạn đọc, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu, bổ sung tư liệu và đã hoàn thành tác phẩm “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài”, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010, gồm 551 trang.

Cuốn sách phản ánh những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ và trình bày hệ thống quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ cách mạng, đặc biệt là đối với công tác xây dựng Đảng; cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”. Bất cứ chính sách, công tác gì “nếu có cán bộ tốt thì thành công”. Vì vậy, chúng ta “phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Nhiệm vụ của chúng ta là “phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”.

Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài”.

Ảnh: //www.qdnd.vn

Quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và vấn đề dùng người trở thành kho tàng lý luận vô cùng quý báu, có ý nghĩa thực tiễn hết sức sống động, mãi mãi là bó đuốc soi đường cho công tác cán bộ của chúng ta./.

Thu Hiền [tổng hợp]

10. Hồ Chí Minh - Một người Châu Á của mọi thời đại

- Nxb Chính trị quốc gia

- Năm xuất bản: 2010

Hồ Chí Minh là một người yêu nước vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Người đã đi vào lịch sử hiện đại như là người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cống hiến không mệt mỏi cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, một nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà văn hóa đã kết hợp hài hòa những giá trị của văn hóa Đông - Tây, một nhân cách hoàn hảo với những phẩm chất vừa phi thường, vừa giản dị. “Người sẽ được ghi nhớ không chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi Trái đất này” [Tiến sĩ Mamét, nguyên Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương].

Cuốn sách Hồ Chí Minh - Một người Châu Á của mọi thời đại được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 65 năm ngày thành lập nước. Tác phẩm tuyển chọn các bài nói và viết trong vô vàn bài nói và viết của lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các nhà chính trị - xã hội, các xã luận đăng tải trên báo, tạp chí của các nước, hồi ức của bạn bè trên thế giới, những người đã có may mắn được sống, gặp gỡ và tiếp xúc với Bác Hồ. Qua những trang viết của bạn bè khắp năm châu, một lần nữa chúng ta được “chiêm ngưỡng” vị lãnh tụ kính yêu của mình trong lòng nhân dân thế giới.

Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh - Một người Châu Á của mọi thời đại”.

Ảnh: //sachviet.edu.vn

  1. Ở bên Bác Hồ

- Tác giả: Đỗ Hoàng Linh, Nguyễn Văn Dương, Vũ Kim Yến

- Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật

- Năm xuất bản: 2012

Cuốn sách Ở bên Bác Hồ gồm hai tập, do các tác giả Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sưu tầm và biên soạn.

Cuốn sách bao gồm nhiều bài viết, hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể, quân đội ở Trung ương và địa phương ghi lại tình cảm đầy xúc động đối với Bác Hồ trong những năm tháng được sống, được làm việc bên Người. Một phần nội dung của cuốn sách dành cho các cán bộ, chiến sĩ, nghị sĩ, trí thức, công nhân, nông dân, thiếu niên, nhi đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số,… kể lại những kỷ niệm đáng nhớ về những giây phút quý giá ở bên Bác Hồ muôn vàn kính yêu, đồng thời biểu thị quyết tâm làm theo lời Bác dạy, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Bác và Đảng ta đã lựa chọn.

12. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

- Tác giả: PGS, TS. Nguyễn Thế Thắng [Chủ biên]

- Nxb Chính trị quốc gia - Hành chính

- Năm xuất bản: 2013

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định rõ: “Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm”. Muốn thực hiện nhiệm vụ này, trước hết các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta cần đổi mới phong cách làm việc theo tư tưởng của Hồ Chí Minh.

Cuốn sách chủ yếu đề cập đến hai nội dung cơ bản:

Một là: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Hai là: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.

Thu Hiền [tổng hợp]

  1. Học tập đạo đức Bác Hồ

- Tác giả: Giáo sư, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Vũ Khiêu

- Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật

- Năm xuất bản: 2015

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn gồm những giá trị nhân văn cao cả, đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng.

Với tình cảm sâu sắc và sự uyên bác của mình, Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã luận giải một cách độc đáo về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, vừa giản dị và sâu sắc.

Cuốn sách “Học tập đạo đức Bác Hồ” gồm có 3 chương:

Chương I: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chương II: Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Chương III: Những vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp của nhân dân ta ngày nay.

Bìa cuốn sách “Học tập đạo đức Bác Hồ”. Ảnh: //www.nhandan.org.vn

Trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp được phong cách nghị luận với lối kể chuyện hóm hỉnh cùng những lập luận sắc bén đan xen các mẩu chuyện hết sức chân thực, sinh động, để người đọc tự suy ngẫm, từ đó rút ra những bài học bổ ích cho mình. Trong vai trò người kể chuyện, tác giả đã dẫn dắt người đọc tìm hiểu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đời hoạt động cách mạng, về những tình cảm gia đình, tình bạn, tình đồng chí và tinh thần quốc tế vô sản của Người, giúp người đọc ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội có thể tiếp cận, học tập, noi theo và vận dụng trong cuộc sống. Phần cuối của cuốn sách, tác giả đã tập trung làm rõ những yêu cầu mới về đạo đức và lối sống trong giai đoạn mới của cách mạng; mối liên hệ giữa đạo đức và kinh tế; sự cần thiết phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Học tập đạo đức Bác Hồ của Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu được ra mắt và phát hành mang một ý nghĩa đặc biệt, góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tu dưỡng, rèn luyện và hành động theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, chính trị, lối sống; xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.

  1. Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn

- Tác giả: PGS, TS. Lê Văn Tích [Chủ biên]

- Nxb Chính trị quốc gia

- Năm xuất bản: 2006

Nội dung cuốn sách gồm bốn chương:

- Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Chương II: Thực trạng công tác tổ chức, giáo dục, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay qua phân tích số liệu điều tra xã hội học.

- Chương III: Cơ sở lý luận của việc xây dựng phương pháp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống.

- Chương IV: Các hình thức, biện pháp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống.

Cuốn sách được xuất bản nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tự giác của mỗi người, nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên, của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  1. Chuyện kể Bác Hồ với phụ nữ

- Tác giả: Nguyễn Văn Dương [sưu tầm và biên soạn]

- Nxb Hồng Bàng

- Năm xuất bản: 2012

Trong hành trình tìm đường cứu kéo dài 30 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đem lại và tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng chính là người đề xướng và thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ, đưa thân phận người phụ nữ Việt Nam từ cảnh lầm than, khổ cực và bị đối xử bất bình đẳng trở thành người công dân có đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ, vai trò xã hội ngang hàng với nam giới.

Bìa cuốn sách “Chuyện kể Bác Hồ với phụ nữ”. Ảnh: Internet

Quan điểm của Bác về vấn đề giải phóng phụ nữ, giành quyền bình đẳng thực sự cho chị em là triệt để, cương quyết, nhất quán, nhưng cách ứng xử và giải quyết lại tế nhị, linh hoạt theo phong cách Việt Nam: Giản dị, dễ hiểu.

Là một tập hợp có chọn lọc các bài nói, bài viết, buổi gặp gỡ, chuyến công tác, hình ảnh sống động, câu nói chân thực, các chuyện kể cảm động, cuốn sách “Chuyện kể Bác Hồ với phụ nữ” giới thiệu những gương mặt phụ nữ Việt Nam đã có vinh dự được gặp Bác Hồ, được Bác quan tâm săn sóc, dạy bảo. Họ là những người phụ nữ ở các cương vị khác nhau như nông dân, nhà giáo, nhà báo, bác sỹ, nghệ sỹ, cán bộ Hội phụ nữ, anh hùng quân đội,... nhưng tất cả họ đều học được ở Bác từ phong cách làm việc, lối sống giản dị, khiêm nhường và cũng từ đó họ phấn đấu trưởng thành trên mọi lĩnh vực công tác.

Chủ Đề