Cách custom Led bàn phím

  • Gaming Gear
  • Bàn phím
  • Đánh giá
  • Keycap
  • Mẹo & kinh nghiệm hay
  • Phụ kiện
  • Setup góc làm việc

Ăn chơi không sa đà, kể anh em bí quyết chơi phím custom mà vẫn tiết kiệm thông minh

22 Tháng Mười Hai, 2021
Cách custom Led bàn phím

Với anh em hệ dân chơi thì bàn phím cơ custom cũng là một cơn mê dài bất tận. Nói tới thì thấy rất hay, đầy hứng thú, nhưng để khởi đầu nó thì nội việc tìm thông tin, chọn lọc review để đọc thôi đã khá gian nan. Để rút ngắn đoạn hành trình tới tình yêu phím custom, và cũng đi vào cuộc chơi mà không sa đà, hôm nay newsphongcachxanh sẽ chia sẻ với anh em một vài món chính liên quan tới bàn tiệc mang tên phím cơ custom và cách để tiết kiệm tối ưu thông minh nhất thú chơi khá đắt đỏ này.

Tại sao là custom?

Trên thị trường có rất nhiều bàn phím cơ ráp sẵn (stock keyboard) vậy tại phải tự ráp từ đầu tới cuối một chiếc phím cơ chi cho khổ.

Cái khổ đó chính là cái thú của người chơi. Bàn phím custom chính là kiểu bàn phím giúp bạn chủ động được mọi thứ theo đúng ý mình và hoàn toàn linh hoạt theo túi tiền. Chọn một kích cỡ độc như 70%, 40%, 75%, 95%, phối những màu keycap lạ lại với nhau để tạo ra một bề ngoài độc nhứt, phối hai hoặc thậm chí ba loại switch trên cùng một bàn phím, đổi stab, cải thiện độ mềm mượt của switch bằng cách lube switch, gắn thêm cọng cáp bện mới, đổi núm chỉnh âm lượng, dùng case xịn, mua plate kim loại để gõ đanh hơn Tất tần tận những thứ này nếu không phải là một bàn phím custom thì hầu như rất khó để làm.

Cách custom Led bàn phím

1/ Làm nên bàn phím cơ custom hoàn chỉnh cần những nguyên vật liệu nào?

Đầu tiên là vỏ bàn phím (case hay còn gọi là kit): là phần bao bọc bên ngoài của mỗi chiếc bàn phím cơ. Lý tưởng nhất là chọn một chiếc case nhôm nguyên khối CNC, có đủ độ nặng, bền chắc và cho âm thanh khi gõ hoàn hảo nhất. Tất cả các góc cạnh, viền khấc, chi tiết nhỏ lớn bên trong case đều được cắt khắc bởi máy móc chuyên dụng. Nếu ngân sách ít hơn, anh em có thể chọn một case bằng nhựa, được cái nhẹ, tiết kiệm nhưng cũng ít bền hơn và cảm giác gõ cũng không đã bằng case nhôm.

Tiếp theo là Plate, là tấm cài cố định các switch. Plate thường có các lựa chọn đồng, nhôm, polycarbonate. Đồng cho cảm giác gõ cứng hơn, chạm đáy đã hơn và nhiều âm điệu còn Polycarbonate cho cảm giác gõ linh hoạt và nâng cao tông thock của các chiếc switch. Nhôm thì ở giữa, trung bình cho tất cả.

Switch: lựa chọn switch phù hợp với nhu cầu của mình, clicky, tactile hoặc linear. Mỗi cái đều có lợi thế và cảm giác gõ, âm thanh riêng. Không nhất thiết phải chọn Cherry, thị trường switch có rất nhiều loại switch tốt không thua kém gì với cảm giác gõ khác biệt và giá thành tốt hơn. Như Glorious Panda switch. Kailh switch, Gateron switch Cách lắp và dùng các switch này hầu như không khác gì với switch Cherry vì đa phần đều có cùng cấu trúc, đều là switch cloned. Kể cả khi thay keycap sau này cũng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chọn các dạng switch cloned như vầy.

Bảng mạch PCB: hiện giờ để chơi custom hiệu quả và giảm thiểu nhiều rủi ro nhất thì bảng mạch hỗ trợ hot swap là tốt nhất. Nghĩa là tự thân bảng mạch đã có khả năng áp sát vào switch và giữ chặt switch, nên chỉ cần gắn switch vào PCB mà không cần phải hàn hoặc rã hàn ghi gỡ switch ra. Đây vừa là cách để các bạn chưa lần nào chơi custom sẽ dễ tiếp cận hơn với việc tự build bàn phím, vì không phải học biết cách hàn phức tạp. Kể cả dân chơi thường xuyên hoặc chuyên nghiệp cũng khá là ngại xử lý các PCB thông thường vì chỉ cần sơ sẩy một chút là hàn bị phỏng, hoặc là bị hư mạch ngay, chưa kể rủi ro còn tới cả khi bạn thảo switch rã hàm, tí xíu là hư cả mạch cả switch, rất đau lòng. Khi dùng PCB hỗ trợ hot swap, thì chỉ cần thêm một chiếc phụ kiện Switch Puller thôi là đã có thể thay switch hàng loạt dễ dàng.

Nếu thích xài LED, các bạn nên chọn một PCB vừa có hot swap vừa có dàn LED. Muốn test LED thì chỉ cần gắn dây cáp vào máy tính, bộ đèn LED sẽ hiện lên lung linh kỳ ảo. Một chiếc PCB có LED được đánh giá là tốt nếu có thể vừa chỉnh hiệu ứng đèn qua phím lẫn qua màn hình. Ở chế độ có LED, đèn sẽ hắt lên qua các switch, tạo ra một luồng ánh sáng ngay trên mạch. Lúc này chỉ cần gắn keycap vào nữa là ổn.

Keycap: Thường mọi người vẫn cho là keycap làm từ chất liệu PBT sẽ tốt hơn ABS nhưng theo mình thấy thì còn tùy trường hợp. Nếu custom phím cơ có LED thì ABS có thể sẽ giúp xuyên LED tốt hơn, còn nếu không thích keycap xuyên LED thì anh em nên chọn PBT. Còn ký tự in thì tốt nhất vẫn là double shot, đảm bảo độ bền chắc theo thời gian. Profile keycap cũng là một yếu tố quan trọng anh em cần cân nhắc: thoải mái dễ làm quen nhất vẫn là OEM, Cherry thì tương tự như hiếm hơn chút, SA là high profile cao nhất, đẹp nhất nhưng khó làm quen và hơi mỏi tay, low profile thì thường khó tìm ra keycap để thay. Còn một yếu tố nữa quyết định cảm giác và âm thanh khi gõ chính là độ dày keycap. Muốn nghe thanh, trẻ trung, sôi động thì có thể chọn các bộ keycap mỏng tầm 1mm, còn nếu thích nhiều bass hơn, trầm, sâu và đằm tay hơn thì tốt nhất vẫn là các bộ keycap PBT, độ dày tối đa khoảng 1,5mm.

Ngoài ra dân chơi custom còn có nhiều món phụ kiện khác như cáp bện hai lớp (coiled cable) dùng để trang trí, tăng độ chất và tăng độ bền kết nối. Hoặc một dàn các chi tiết để lube switch, lube stab (bàn lube, cọ, mỡ, switch puller, switch opener). Thậm chí một số anh em còn không ưng stab có sẵn trên mạch PCB mà đổi luôn sang loại stab yêu thích. với bàn phím custom thì bạn có thể làm mọi thứ mình thích. Tất nhiên sau khi đã tập trung đủ đồ nghề và kiến thức.

2/ Bí quyết tiết kiệm thông minh khi chơi custom

Dù thay hình đổi dạng thế nào, có gắn kết nhiều linh kiện hay ít linh kiện thì một thành quả custom đúng đắn vẫn luôn là khả năng hoạt động ngay và liền sau khi hoàn thành quá trình custom. Nghĩa là ráp xong hết, gắn vào là dùng ngay không gặp trục trặc gì.

Cách custom Led bàn phím

Nhưng để đi tới bước đó thì thứ đầu tiên anh em phải hy sinh chính là thời gian (để tìm hiểu và lùng các món đồ, rèn luyện kỹ năng custom) và tiền bạc (để mua đồ, để thử và sai). Vậy thì đâu là bí quyết custom phím cơ tiết kiệm một cách tinh tế cho người mới chơi:

1/ Chọn một chiếc barebone có sẵn mạch PBT, stab và case. Ví dụ như chiếc barebone hot swap Glorious GMMK Pro RGB mình mới mua tháng trước. Trên khung sườn có sẵn đã gồm mấy thứ này, với giá tầm hơn 4 triệu tổng. Tính ra vẫn tiết kiệm hơn mua từng món riêng rồi ráp vào từ đầu. Như một chiếc case nhôm nguyên khối CNC nếu mua lẻ bên anh cũng đã tốn của anh em tầm 2 triệu, rồi plate rồi stab, các thứ. Chưa kể mua về không tương thích với nhau nữa thì còn khổ gấp mấy lần.

Cách custom Led bàn phím
Nên chọn một bàn phím barebone hot swap để rút ngắn thời gian và tối thiểu chi phí

2/ Chọn một chiếc bàn phím nền có mạch hot swap sẵn. Thì như mình có nói ở trên, PCB có hỗ trợ hot swap sẽ giúp anh em rất nhiều tiếp cận với bàn phím custom an toàn, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của. Không phải ai cũng có thể hàn và dù biết thì trong vạn lần cũng sẽ có lần sai. Cách tốt nhất lên tránh đi khâu này bằng cách chọn một mạch hot swap.

3/ Không nhất thiết phải là switch Cherry. Cái này mình cũng có để cập phía trên. Đôi khi các lựa chọn cloned Cherry sẽ mang tới cho bạn nhiều cảm giác thú vị hơn đấy. Như mình đang xài bộ switch Glorious Lynx (linear) này, ưng cực, từ màu sắc lạ cho tới cảm giác gõ êm êm khác biệt.

Cách custom Led bàn phím
Switch linear Glorious Lynx mới này gõ đồm độp rất đã, cảm giác và âm thanh khác hẳn mấy chiếc Red, Silent hay Black Cherry MX mình từng thử

4/ Cách tạo dư chấn mạnh mẽ mà tiết kiệm nhất khi chơi custom phím cơ chính là sắm thêm một sợi dây cáp bện hai lớp coiled cable như hình. Chỉ có từ vai trăm nghìn hay đắt hơn là hơn triệu đồng như dây cáp chính hãng của Glorious như giá trị thẩm mỹ và độ bền kết nối mang lại thì đúng là đáng giá tới từng đồng. Gắn sợi dây vào cả bàn phím lên tầm hẳn.

Cách custom Led bàn phím

5/ Cuối cùng là keycap. Không nhất thiết phải dùng keycap PBT double shot, các loại keycap ABS in ký tự kiểu laser etch hoặc die sub cũng khá hay ho. Hoặc nếu muốn phô diễn hết vẻ đẹp bộ đèn LED anh em có thể dùng một bộ keycap pudding xuyên LED phần dưới phím và xuyên LED ký tự như Glorious Pudding keycap.

Với các anh em đã chơi custom lâu, mạnh tay, mạnh chi và có mắt thẩm mỹ tốt thì họ thường pha phối nhiều keycap lẻ lại với nhau hoặc một vài cụm nhỏ trong vài bộ lớn để tạo ra một chiếc keyboard hàng độc. Nhưng không phải ai cũng có thể phối màu đẹp. Lúc mới chơi hoặc nếu không có khiếu phối màu lắm thì anh em có thể tiết kiệm thời gian tiền bạc bằng cách mua hẳn những bộ keycap có sẵn phối màu của các hãng keycap nổi tiếng. Thường là chúng cũng không đắt lắm, nhưng bền chắc, đảm bảo đủ chuẩn, tương thích với một vài size và loại switch nhất định theo mô tả chi tiết. Quan trọng là đươc phối màu sẵn đẹp xinh lung linh.

Tiền bỏ ra để mua vài bộ về phối với nhau chắc chắn sẽ đắt hơn mua một bộ duy nhất phối màu sẵn. Chưa kể tự phối có khi còn thành ra quá fail hoặc cái kết không như tưởng tượng. Mình cũng hay chọn các bộ keycap sẵn này để làm cho nhanh và an toàn. Anh em tham khảo thử các bộ keycap màu này, mình thấy cũng khá hay.

Cách custom Led bàn phím

Lời kết

Ăn chơi thì dễ nhưng để không sa đà thì rất khó, hy vọng với bài chia sẻ này, anh em sẽ có được vài tip đắt giá trong tay để tiết kiệm một cách tinh tế nhất các khoản chi cho thú vui nghiện ngập này.

  • TAGS
  • bàn phím cơ custom làm thế nào? Bàn phím cơ custom là gì
  • cần gì để làm ra bàn phím cơ custom
  • có gì bên trong một chiếc bàn phím cơ custom
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp