Cách đạt 10 điểm môn Anh

  • [TIN NÓNG] Bộ GD&ĐT Công bố đề thi tham khảo THPT quốc gia 2020
  • Đề Cương Ôn Thi Môn Anh cho 2k2 theo kiến thức đã tinh giản
  • Ngữ pháp trọng tâm ôn thi THPTQG 2020

Dấu hiệu của người mất gốc tiếng Anh

  • Luôn thấy tiếng anh khó học, khó hiểu
  • Thường xuyên bị điểm kém
  • Không hiểu bài cô giảng trên lớp
  • Vốn từ vựng hạn chế
  • Ngữ pháp không chắc chắn
  • Ngại giao tiếp tiếng Anh với người khác

Đây là 1 số dấu hiệu cơ bản để biết em đang bị mất gốc tiếng Anh. Nguyên nhân là do không đầu tư học tiếng Anh nghiêm túc ngay từ ban đầu. Với học sinh môn tiếng Anh là một môn bắt buộc phải qua trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Vậy nên ngay từ bây giờ phải bắt đầu bắt tay vào học ngay lập tức. Để khắc phục được những điều trên, chúng ta cần phải dành thời gian và nỗ lực thật nhiều. Học tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Vậy phương pháp học tiếng anh thế nào cho hiệu quả? Và bí kíp từ mất gốc lên 9 điểm môn Anh ở đây là gì? Cùng khám phá nhé !

Khám phá bí kíp từ mất gốc lên 9 điểm môn Anh

Đối với học sinh đang có những lỗ hổng lớn về kiến thức căn bản, chúng ta cần tập trung vào phần kiến thức được giới hạn thi THPT Quốc gia. Nắm được phạm vi kiến thức các em sẽ tiết kiệm được thời gian học tập. Thông thường đề thi THPT Quốc Gia gồm 50 câu sẽ có:

  • 15 câu đọc hiểu [7 câu bài đọc ngắn, 8 câu bài đọc dài]
  • 12 câu lẻ ngữ pháp từ vựng
  • 5 câu điền từ
  • 5 câu viết lại sao cho gần nghĩa nhất với câu gốc [3 câu viết lại, 2 câu kết hợp câu]
  • 4 câu ngữ âm [2 câu phát âm, 2 câu trọng âm]
  • 4 câu đồng nghĩa trái nghĩa [2 câu đồng nghĩa, 2 trái nghĩa]
  • 3 câu lỗi sai
  • 2 câu giao tiếp

Ôn luyện các dạng quan trọng

a/ Ngữ pháp và từ vựng

* Ngữ pháp:

Về phần ngữ pháp, các sĩ tử cần chú trọng vào ngữ liệu trong sách giáo khoa, vì đề thi thường bám rất sát phần ngữ pháp trong sách, không cho quá xa vời. Tuy nhiên, đối với những bạn mong muốn đạt điểm 9 thì cần chú trọng và đọc thêm về một số dạng ngữ pháp đặc biệt khác.

Ví dụ như, trong dạng câu điều kiện, thay vì thể giản đơn là if, sĩ tử cần lưu ý thêm các dạng cấu trúc đặc biệt như unless, if only; dạng hỗn hợp; mệnh đề quan hệ thì chú ý dạng có that và dạng rút gọn; câu bị động đặc biệt như thể sai bảo hay impersonal passive [bị động với chủ ngữ bất định].

Đặc biệt, khẩu ngữ là dạng ngữ pháp về hòa hợp chủ vị, đảo ngữ là những chủ điểm ngữ pháp chắc chắn xuất hiện trong đề thi.

Những phần ngữ pháp khó nhớ kiểu mạo từ a, an, the, zero hay a few, few, little, a little, rồi most of, almost hoặc like, alike, likely hay another, other cũng rất hay được cho ra vì học sinh hay bị lúng túng phần này.

Đặc biệt mindmap là 1 cách học ngữ pháp rất hiệu quả.

* Từ vựng:

Để ghi nhớ từ vựng có rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là bạn phải tìm ra được cách thức ghi nhớ từ vựng tiếng Anh phù hợp với chính mình. Một phương pháp điển hình nhưng hiệu quả như Take Note [ghi chú lại từ vựng kèm ví dụ minh họa cụ thể theo từng chủ đề], sau đó củng cố lại bằng cách làm bài tập liên quan đến phần từ vựng.

Ngoài ra, khi học từ vựng các em cần lưu ý về các dạng từ của đề thi gồm Thành ngữ [Idioms], Sự kết hợp từ [Collocation], Cụm động từ [Phrasal verb], Cấu trúc câu [Phrase, Pattern], để có thể ghi chú và học một cách logic hơn.

Đặc biệt, dạng câu hỏi về từ đồng nghĩa, trái nghĩa thường đòi hỏi vốn từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Vì thế, các bạn cũng có thể luyện tập kỹ năng suy luận và loại trừ đáp án.

Ngoài ra các em còn có thể tham khảo thêm cuốn sách CẤP TỐC 789+ đặc biệt được các chuyên gia tổng hợp kiến thức dễ hiểu, ngắn gọn và dễ học.

b/ Kỹ năng đọc hiểu

Như đã bật mí ở trên, các câu hỏi kỹ năng đọc hiểu thường chiếm tỷ trọng cao trong đề thi, vì thế việc nắm bắt được các kỹ thuật làm bài đọc là một yếu tố rất quan trọng. Kỹ thuật làm bài sẽ bao gồm khả năng đoán từ, khả năng tóm tắt và nhận định ý chính của nội dung đọc hiểu, tư duy phân tích thông tin và lựa chọn keyword tốt.

Và hãy nhớ, khi đối diện với các bài đọc hiểu, các bạn không nên cố gắng dịch từng chữ hay từng câu trong bài, điều này chỉ khiến các bạn tốn thời gian và lắm lúc trở nên rối ren. Kinh nghiệm của nhiều cao thủ cũng chỉ ra rằng bạn có thể tận dụng những đáp án để hiểu về nội dung của đoạn được đề cập.

c/ Phần ngữ âm

Ngữ âm là một trong những dạng câu dễ ăn điểm nhất trong đề, nếu nắm bắt được những quy tắc phát âm thông thường và những trường hợp đặc biệt phổ biến, khả năng ẵm trọn điểm phần này là hoàn toàn không khó cho các sĩ tử. Một số lưu ý được đề cập trong phần này bao gồm:

1. Chữ S: thông thường phát âm là /s/

Trường hợp phát âm là /z/: raise, busy, please, easy, present, desire, music, pleasant, desert, choose, reason, preserve, poison..

Trường hợp phát âm là /ʃ /: sugar, sure

2. Chữ CH: thông thường phát âm là /tʃ/

Trường hợp sau phát âm là /k/: chemist, ache, Christmas, mechanic, architect, character, chaos, technology, echo

Trường hợp sau phát âm là /ʃ/: machine, champagne, chamois, chalet

3. Chữ H: Trường hợp sau thì chữ H không được phát âm: hour, honor, honest

4. Chữ GH: thông thường phát âm là /f/

Trường hợp sau chữ GH câm, không được phát âm: plough, though, although, weigh

5. Chữ B: thông thường phát âm là /b/

Trường hợp sau chữ B không được phát âm khi đứng sau chữ M: climb, bomb, lamb

Ngoài ra, đối với các dạng tìm lỗi sai và giao tiếp, chỉ cần bạn luyện tập nhiều thì sẽ có thể dễ dành trọn 2 điểm phần này vì các câu hỏi thường không quá khó. Tuy nhiên, các bạn cũng cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn đáp án vì có thể mất điểm do chủ quan/ có bẫy nhất định.

Phân bổ thời gian cụ thể với từng dạng:

  • Dạng ngữ âm: dạng này thường chỉ gồm các câu hỏi dễ hãy dành ra từ 45s cho mỗi câu.
  • Dạng chức năng giao tiếp: dạng này cũng không quá khó, vì vậy cũng chỉ nên dành từ 45s 1 phút để giải quyết 2 câu dạng này nhé.
  • Dạng hoàn thành câu: hãy dành ra khoảng 10 phút để đưa ra đáp án cho 16 câu hỏi, sẽ có khoảng 3 câu khó ở phần này, hãy đánh dấu lại nếu chưa làm được ngay nhé.
  • Dạng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm lỗi sau, tìm câu đồng nghĩa, nối câu: các bạn có khoảng 7 phút cho những câu này.
  • Phần hoàn thành đoạn văn[ đục lỗ] hãy dành khoảng 7 phút để làm bài, 7-10 phút cho đọc hiểu 5 câu và 15 phút cho bài đọc hiểu.

Thời gian phân bổ trên đây chỉ là ước chừng, các em nên linh động tuỳ độ khó, dễ của đề không nên nghĩ 1 câu quá lâu. Nếu như các em có thể dành ra khoảng từ 5-10 phút để rà soát lại đề và tô phiếu đáp án thì thật là tuyệt vời.

Lưu ý cuối cùng :

Dù ở bất kì môn nào các em cũng không được bỏ sót bất kỳ câu nào kể cả là không biết. Lúc giám thị báo sắp hết thời gian làm bài hãy nhanh chóng quyết định tô hết các đáp án những câu còn phân vân chứ đừng để tới phút cuối mới tô.

=> Bứt tốc 3 tháng cuối từ 5-8đ nhờ bộ đề CHUẨN, bám sát chương trình tinh giản: xem tại đây

Video liên quan

Chủ Đề