Cách đuổi ong mật bay vào nhà

Một con ong mật xuất hiện trong nhà có thể khiến người ta lo ngại, đặc biệt là với trẻ em và những người bị dị ứng. Một số người thường xịt thật nhiều thuốc diệt côn trùng độc hại vào con ong hoặc đập chết nó tại chỗ, nhưng bạn còn nhiều lựa chọn khác tốt hơn nhiều và đỡ bạo lực hơn để xử lý việc này.

  1. 1

    Tìm một chiếc cốc hoặc bát.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tuy không bắt buộc, nhưng một vật đựng trong suốt sẽ tốt hơn. Bạn cũng nên dùng cốc hoặc bát nhựa, vì trọng lượng nhẹ của nhựa sẽ giảm rủi ro hư hại tường hoặc cửa số trong quá trình bắt ong. Bạn có thể dùng bất cứ loại cốc hoặc bát nào có sẵn trong nhà, nhưng bát sẽ có tỷ lệ rủi ro cao hơn khi bắt ong, còn cốc thì dễ đậy và đem ra ngoài hơn khi bạn đã bắt được ong.

  2. 2

    Mặc quần dài và áo dài tay.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Áo dài tay và quần dài giúp che phủ cơ thể nhiều hơn và giảm nguy cơ bị ong đốt. Bạn đừng mặc quần short và áo thun khi bắt ong trong vật đựng.

  3. 3

    Bắt ong trong cốc hoặc bát.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Khi con ong mật đậu lên bề mặt phẳng và nhẵn, bạn hãy cầm vật đựng đã chọn bằng một tay và từ từ tiến lại gần con ong. Khi còn cách con ong khoảng 15-20 cm, bạn cần nhanh tay úp vật đựng lên trên con ong và nhốt nó trong đó.

    • Đừng cố bắt một con ong đậu trên thảm, vì khả năng nó trốn thoát là rất cao.

  4. 4

    Chọn một vật làm nắp đậy cho chiếc cốc hoặc bát.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn có thể dùng nhiều loại vật dụng để đậy chiếc cốc hoặc bát có chứa con ong vừa bắt được. Nếu dùng bát để bắt ong, bạn nên đậy bằng một tờ báo gấp lại, một tờ bìa hoặc bìa hồ sơ. Nếu bắt ong bằng cốc, bạn có thể dùng một tấm bưu thiếp hoặc tạp chí để đậy.

    • Lưu ý chu vi của miệng cốc hoặc bát để chọn nắp đậy tương ứng. Dù chọn vật dụng nào làm nắp, bạn cũng cần lưu ý là nó phải tương đối mỏng.

  5. 5

    Luồn nắp đậy vào khoảng giữa con ong và bề mặt mà nó đang đậu.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Sau khi đã chọn vật dùng để làm nắp đậy, bạn hãy từ từ chèn vào giữa miệng bát hoặc cốc vừa bắt được con ong và bề mặt tường hoặc bề mặt mà con ong đang đậu. Bắt đầu từ ngoài rìa, bạn hãy nhấc vật đựng lên một chút - khoảng 1-2 mm. Luồn tờ tạp chí hoặc bưu thiếp bên dưới vật đựng và tiếp tục đẩy qua bề mặt mà con ong đang đậu.

    • Con ong thường sẽ bị bất ngờ và bay vòng quanh khi bị vật đựng úp lên; điều này sẽ giúp bạn nhấc vật đựng lên dễ dàng hơn nhiều.

  6. 6

    Đem con ong ra ngoài. Bạn hãy cầm vật đựng đã đậy kín có chứa con ong vừa bắt được tiến ra cửa. Đem con ong đi xa nhà khoảng 70-80 mét và bỏ tờ giấy ra. Đầu tiên, bạn hãy đặt úp miệng bát hoặc cốc trên mặt đất, sau đó rút nắp đậy. Khi thấy con ong đã bay ra hoặc bò ra khỏi lọ, bạn phải chạy nhanh về nhà và đóng chặt cửa trước khi con ong tìm được cách vào nhà trở lại.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đừng đem con ong đi quá xa. Tổ của con ong có lẽ chỉ ở gần đó, và nếu không thể về được tổ, con ong chắc chắn sẽ chết.

  1. 1

    Mở cửa sổ. Nếu cửa sổ có gắn lưới, bạn cũng phải tháo cả lưới. Khi tháo lưới, bạn nên đặt lưới gần cửa sổ đó để khỏi nhầm với cửa sổ khác khi lắp trở lại. Mở mành cửa hoặc rèm cửa để con ong có thể bay ra ngoài.

    • Nếu mặt trời đã lặn và đối diện cửa sổ có ngọn đèn sáng, bạn có thể bật đèn bên ngoài lên và tắt đèn trong phòng có con ong. Khi con ong rời khỏi nhà để bay về phía ánh sáng bên ngoài, bạn hãy đóng cửa sổ lại.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Mở cửa ra vào. Nếu cửa ra vào có thêm cửa lưới với chốt lò xo tự động đóng, bạn hãy dùng chốt khóa nhỏ ở gần bản lề bật để giữ cho cửa mở. Bạn không cần mở cửa ra vào nếu cửa có chấn song và không gắn lưới, nhưng nếu cửa có gắn lưới chống muỗi thì bạn phải mở cửa ra.

    • Nếu cửa ra vào là cửa kính trượt, bạn hãy mở rèm để con ong có thể nhìn thấy khung cảnh bên ngoài, sau đó cẩn thận mở cửa cho con ong bay ra ngoài khi thấy nó đụng vào cửa.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Chờ vài phút cho con ong bay đi. Khi cửa sổ và cửa ra vào mở, con ong sẽ tìm được đường quay về tổ và khám phá những bông hoa gần đó. Trong khi chờ con ong tìm đường thoát ra ngoài, bạn nên trông chừng cửa sổ và cửa ra vào để chim chóc và các động vật khác không xâm nhập vào nhà, sau đó đóng cửa ngay khi con ong rời khỏi.

  1. 1

    Hòa một ít nước đường.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Ong mật thích hương vị ngọt như loại mật mà chúng hút từ những bông hoa. Bạn có thể tạo ra hương vị gần giống như mật hoa bằng cách pha một chút nước đường. Hòa tan khoảng 1 thìa cà phê đường với 3 thìa cà phê nước. Bạn có thể pha nước đường bằng máy xay hoặc khuấy bằng tay trong một chiếc cốc nhỏ. Bạn sẽ không cần nhiều hơn một cốc nước đường.

    • Ong mật có thể thích nước lọc hơn nước máy. Bạn hãy thử dùng loại nước khác nếu hỗn hợp nước đường bạn vừa pha chế không thu hút được ong.

  2. 2

    Rót nửa cốc nước đường vào lọ.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn có thể dùng lọ kích cỡ nào cũng được, nhưng nhớ là phải có nắp. Lọ có thể bằng nhựa hoặc thủy tinh, nhưng nắp thì phải bằng nhựa. Lọ bơ lạc, mứt hoặc sốt mì đã dùng hết đều thích hợp. Đậy nắp để đóng kín lọ.

  3. 3

    Đục một lỗ trên nắp lọ. Lỗ này phải có đường kính bằng cỡ ngón tay út.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Quan trọng là lỗ phải đủ nhỏ để con ong bò vào được nhưng không ra được.

  4. 4

    Đem chiếc lọ ra ngoài khi con ong đã sa vào lọ.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Chờ cho con ong bò vào lọ. Khi đã vào trong lọ, con ong có thể chết đuối trong nước đường. Nếu con ong bị chết đuối, bạn hãy đem lọ ra ngoài mở nắp và đổ cả nước đường lẫn con ong vào đám cỏ ngoài trời cách xa nhà ít nhất 70-80 mét, sau đó quay về nhà và rửa sạch lọ.

  5. 5

    Thả con ong còn sống. Nếu con ong vẫn còn sống khi đã sa vào lọ, bạn có thể bịt ngón tay cái hoặc dán băng dính lên lỗ hở trên nắp lọ, đem ra ngoài cách xa nhà ít nhất 70-80 mét và mở nắp lọ. Vặn nắp lọ ra nhưng chỉ mở hé miệng lọ. Cẩn thận chắt nước đường ra nhưng không để cho con ong trôi ra theo. Khi đã chắt gần hết nước đường trong lọ, bạn hãy đưa lọ ra xa người và mở hẳn nắp lọ cho con ong bay ra, sau đó chạy về nhà và đóng cửa lại.

  • Nếu bị dị ứng với vết đốt của ong mật, bạn hãy nhờ người khác bắt con ong.
  • Cố gắng đừng giết ong mật. Ong mật đóng vai trò thiết yếu trong quá trình thụ phấn tự nhiên, và số lượng ong mật đang sụt giảm từ nhiều năm nay.
  • Nếu thường xuyên thấy ong mật trong nhà hoặc trông thấy nó ở một khu vực nào đó, bạn nên cân nhắc gọi dịch vụ xử lý ong. Ong mật có thể làm tổ trong tường hoặc trong nhà, gây ra hư hại nghiêm trọng và tốn kém.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Không chọc hoặc đập ong. Hành động này có thể khiến chúng tức giận và đốt bạn.
  • Đừng bao giờ chạy khi thấy ong bắp cày, ong vò vẽ hoặc ong mật. Bạn hãy đi chậm rãi và bình tĩnh theo hướng ngược lại hoặc đi ngang qua nó. Khi bạn chạy, con ong sẽ giật mình và rất có thể nó sẽ đuổi theo và đốt bạn.
  • Nếu một con ong bắp cày hoặc ong mật đậu lên người hoặc bay xung quanh bạn, bạn nên đứng yên và tránh nhìn thẳng vào nó.
  • Một cách hiệu quả để đuổi ong ra khỏi nhà là sử dụng khói.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Steve Downs. Steve Downs là chuyên gia di dời ong, chuyên gia bảo tồn ong mật và chủ sở hữu của Beecasso Live Bee Removal Inc, một doanh nghiệp chuyên xác định vị trí và di dời ong tại khu vực trung tâm Los Angeles, California. Steve có hơn 20 năm kinh nghiệm bắt và di dời ong tại các khu vực thương mại và khu dân cư. Làm việc với những người nuôi ong, nhà nông học và người bảo tồn ong, Steve xây dựng các tổ ong trên toàn khu vực Los Angeles và thúc đẩy sự sinh tồn của loài ong. Ông có niềm đam mê bảo tồn ong mật và đã tự thành lập khu bảo tồn Beecasso của riêng mình, tại đây ông bảo tồn các tổ ong được giải cứu. Bài viết này đã được xem 17.130 lần.

Chuyên mục: Dọn dẹp

Trang này đã được đọc 17.130 lần.

Video liên quan

Chủ Đề