Cách hạch toán trả hộ như thế nào năm 2024

Hạch toán tiền hỗ trợ sao cho đúng, không phải kế toán nào cũng biết. Mới bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây: hướng dẫn hạch toán tiền hỗ trợ.

1. Nhận tiền hỗ trợ bán hàng có phải xuất hóa đơn không?

Cách hạch toán trả hộ như thế nào năm 2024

Nhận tiền hỗ trợ bán hàng có phải xuất hóa đơn không?

* Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

– Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

– Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

* Một số tình huống về khoản tiền hỗ trợ:

– Khoản hỗ trợ đạt doanh số chỉ cần lập Phiếu thu, Phiêu chi:

Trường hợp nhà cung cấp có chi khoản hỗ trợ doanh số bán hàng hoặc khoản thưởng thêm khi Doanh nghiệp (DN) đạt doanh số đã cam kết thì khi nhận tiền DN lập chứng từ thu tiền, không phải lập hóa đơn (Theo Công văn số 1508/CT-TTHT ngày 26/2/2018 của Cục Thuế TP. HCM).

– Khoản chi hỗ trợ khách hàng thông qua đại lý không phải xuất hóa đơn (Đây là hỗ trợ khách hàng, chứ không phải hỗ trợ cho đại lý hay nhà phân phối): Trường hợp DN có thực hiện chương trình hỗ trợ khách hàng khi đến đại lý của DN mua xe thì khi thực hiện chi trả tiền hỗ trợ khách hàng thông qua đại lý, DN lập chứng từ chi tiền, đồng thời bên nhận tiền là đại lý căn cứ nội dung thu để lập chứng từ thu theo quy định.

(Theo Công văn số 2303/TCT-CS ngày 11/6/2018 của Tổng cục Thuế về hóa đơn, chứng từ hỗ trợ khuyến mãi khách hàng).

– Khoản hỗ trợ phí vận chuyển cho đại lý phải lập hóa đơn, tính thuế GTGT

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, tiền hỗ trợ chỉ được miễn lập hóa đơn và miễn nộp thuế GTGT khi hỗ trợ “Vô điều kiện”. Ngược lại, nếu hỗ trợ có điều kiện thì vẫn phải lập hóa đơn và nộp thuế.

\=> Do đó, trường hợp DN ký hợp đồng bán hàng với các đại lý, nhà phân phối và thỏa thuận hỗ trợ chi phí vận chuyển thì đây là tiền hỗ trợ có điều kiện => Vì vậy, các đại lý, nhà phân phối phải lập hóa đơn và nộp thuế GTGT khi nhận tiền hỗ trợ.

(Theo Công văn số 5118/CT-TTHT ngày 1/6/2017 của Cục Thuế TP. HCM; Công văn số 208/TCT-DNL ngày 17/1/2017 của Tổng cục Thuế).

– Hỗ trợ máy móc cho Đại lý phải lập hóa đơn và tính thuế GTGT

+ Trường hợp DN là nhà phân phối, có ký Hợp đồng hỗ trợ tiếp thị với nhà cung cấp để đứng ra thực hiện chương trình đầu tư trang thiết bị cho các đại lý thì khi xuất máy móc thiết bị lắp đặt tại các đại lý, DN phải lập hóa đơn, tính và kê khai nộp thuế GTGT.

+ Khoản chi mua máy móc thiết bị này nếu đáp ứng điều kiện quy định thì DN được hạch toán vào chi phí hợp lý và khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

+ Ngoài ra, định kỳ khi nhà cung cấp thanh toán lại số tiền mua máy móc thiết bị cho DN thì DN cũng phải lập hóa đơn, kê khai nộp thuế.

(Theo Công văn số 9715/CT-TTHT ngày 10/10/2016 của Cục Thuế TP. HCM).

\>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ HÀNG TỒN KHO ẢO KẾ TOÁN NÊN BIẾT

2. Về Thuế GTGT (Dành cho khoản tiền hỗ trợ có điều kiện)

2.1. Thuế GTGT đầu ra (Bên nhận tiền hỗ trợ)

Bên nhận tiền hỗ trợ có điều kiện phải xuất hóa đơn GTGT đầu ra với thuế suất là 10% và phải kê khai nộp thuế GTGT đầu ra.

2.2. Thuế GTGT đầu vào (Bên chi tiền hỗ trợ)

Khi chi tiền hỗ trợ có điều kiện mà nhận được hóa đơn GTGT và khoản chi hỗ nêu trên phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN và đáp ứng điều kiện về khấu trừ thuế tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Theo Công văn số 8914/CT-TTHT ngày 15/9/2017 của Cục Thuế TP. HCM).

3. Về thuế Thu Nhập doanh nghiệp

3.1. Đối với khoản chi tiền hỗ trợ bán hàng (Bên hỗ trợ)

Các khoản chi hỗ trợ khách hàng thông qua các đại lý của DN nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định (Theo Công văn số 2303/TCT-CSngày 11/6/2018 của Tổng cục Thuế).

3.2. Đối với thu nhập nhận được từ tiền hỗ trợ (Bên nhận hỗ trợ)

Đây là khoản thu nhập khác nên phải cộng vào thu nhập để tính thuế TNDN (Theo Khoản 15 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

Thu hộ, chi hộ không phải là việc hiếm gặp trong thực tế. Tuy nhiên, khi thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không, kê khai như thế nào? Cùng tìm hiểu về việc này qua bài viết dưới đây.

1. Thu hộ, chi hộ là gì?

Thu hộ, chi hộ là việc tổ chức/cá nhân ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ 3 thu, chi hộ các khoản tiền nhất định theo hợp đồng.

Theo đó, dịch vụ thu hộ, chi hộ có thể được sử dụng để thanh toán phí bảo hiểm, cho vay trả góp, hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, phí giữ chỗ, mua sắm trực tuyến, tiền phạt vi phạm giao thông...

2. Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, về nguyên tắc, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua kể cả các trường hợp:

- Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất;

- Xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn/hoàn trả hàng hoá.

Như vậy, chỉ trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải xuất hóa đơn.

Cách hạch toán trả hộ như thế nào năm 2024
Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không? (Ảnh minh họa)

Và theo Công văn số 323/TCT-CS ngày 21/01/2020 của Tổng cục Thuế, Công văn số 54756/CT-TTHT ngày 14/8/2017 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội thì:

- Nếu thu hộ thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Khi thanh toán lại tiền thu hộ cho đối tác, doanh nghiệp lập phiếu chi, không phải kê khai, tính thuế đối với các khoản thu hộ (khoản thu hộ liên quan đến hoạt động của chính doanh nghiệp nên phải lập hóa đơn GTGT, tuy nhiên không phải kê khai, tính nộp thuế cho hóa đơn này do đây là khoản thu hộ, không phải doanh thu phát sinh của doanh nghiệp).

- Nếu chi hộ mà hóa đơn mang tên khách hàng: Khi thu lại tiền chi hộ, công ty lập chứng từ thu theo quy định (không lập hóa đơn, không phải kê khai nộp thuế).

- Nếu chi hộ mà hóa đơn mang tên công ty chi hộ: Khi thu lại tiền chi hộ, công ty phải lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT (thuế suất tương ứng với thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó).

3. Thu hộ, chi hộ hạch toán vào tài khoản nào?

Cách hạch toán khoản thu hộ:

- Khi thu hộ khách hàng:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3388

- Khi trả lại tiền thu hộ:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

Cách hạch toán khoản chi hộ:

- Khi chi hộ khách hàng:

Nợ TK 1388

Có TK 111, 112

- Khi nhận lại tiền chi hộ

Nợ TK 111, 112

Có TK 1388

Chú ý:

Cách hạch toán nêu trên áp dụng với trường hợp hóa đơn mang tên khách hàng vì về bản chất đây là thu hộ, chi hộ còn đối với trường hợp hóa đơn mang tên công thì bản chất không còn là thu hộ, chi hộ nữa, trường hợp này hạch toán vào chi phí hoặc giá vốn hàng hóa, dịch vụ.

Trên đây là giải đáp về vấn đề thu hộ, chi hộ có phải lập hóa đơn không? Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho độc giả thông tin hữu ích, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài https://docs.google.com/document/d/1xH-3VJ08SUmH20VmFRhgf1KLfe-dhjaV16MNlfZwZHk/edit để được hỗ trợ nhanh nhất.