Cách làm bài văn biểu cảm hay

Hướng Dẫn Làm Những Bài Văn Biểu Cảm
Biểu Cảm Về Người - Biểu Cảm Về Cây
Trong số những bài tập làm văn thì viết văn biểu cảm là một dạng bài tập làm
văn khó, đòi hỏi có cảm xúc, bài viết phải biểu đạt được cảm xúc,tình cảm của người
viết đối với sự vật sự việc,chủ đề đang nói đến. Một số hướng dẫn sau đây giúp các
bạn viết được những dạng bài văn biểu cảm. Đa phần bài văn biểu cảm thường yêu
cầu về các chủ đề sau:
Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong
năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài:
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ
thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)

VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình
cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.
Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:

Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.
Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học,
đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ
phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...

Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.
Biểu cảm về con người:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm ( TT hoặc GT)
Cảm nghĩ ban đầu.
Thân bài:
1. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng, mái tóc,
làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm
để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa )
2. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của
người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.
3. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em:
1

- Trong cuộc sống hàng ngày.
- Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó.
-> Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn...
3. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng
hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc.
Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng.
Có thể hứa hẹn, mong ước.
Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn
cảnh tiếp xúc)

Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy
ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề,
cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai
phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với
các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.

Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của
tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ;
cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so
sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
Đối với giáo viên dạy môn văn, có thể tham khảo các phương pháp dạy viết
một bài văn biểu cảm như một số gợi ý dưới đây để học sinh dễ dàng nắm bắt

phương pháp viết văn biểu cảm :
Giúp học sinh nắm được khái niệm văn biểu cảm
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của
con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Thường thì những bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Tình
cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cảm xúc
trong lòng người.
Tuy nhiên trong thực tế, khi viết văn biểu cảm (dù ở dạng thơ hay văn xuôi), người
ta vẫn thường hay kết hợp sử dụng những phương thức khác như miêu tả, tự sự để bộc lộ
thái độ, tình cảm gián tiếp thông qua những đối tượng, những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ.
Tuy nhiên, khi vận dụng phương thức miêu tả và tự sự vào văn biểu cảm thì cũng
cần lưu ý: có tả thì cũng không tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì cũng không kể

một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng. Người viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm,

2

những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm để biểu hiện tư tưởng, tình
cảm của mình.
Về bố cục, bài văn biểu cảm cũng được tổ chức theo mạch cảm xúc của người viết.
Do vậy, trình tự các ý, các phần trong văn biểu cảm thường được sắp xếp rất tự
nhiên, không gò bó cứng nhắc.
Về thái độ, tình cảm, phải đảm bảo tính chân thực, trong sáng, rõ ràng, có nghĩa là
không được giả dối, sáo rỗng. Có như vậy, văn biểu cảm mới đi vào lòng người.

Giúp học sinh nắm được cách làm bài văn biểu cảm
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc
của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng
tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ
thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy
nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc
của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận
chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của

con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc
ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết,
sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây
dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt
khác (miêu tả, tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc
sắc (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hóa linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu

khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc
với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm
tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc
động cho người đọc chưa.
Giúp học sinh nắm được cách lập ý trong văn biểu cảm
Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới
tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm trong
hiện tại. Cách biểu cảm này tạo nên mối liên hệ và tương lai.
Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại : là hình thức liên tưởng tới những kí ức
trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại.
Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con

người trở nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất tự nhiên
và nhuần nhuyễn giữa hiện tại và quá khứ.
Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong phú,
từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm vào đó những
suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước mơ hi vọng.
3

Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm phải có trí tưởng tượng phong
phú.
Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình ảnh
đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm . Cách lập ý

thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.
Giúp học sinh đưa yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm:
Đối tượng biểu cảm trong một bài văn biểu cảm là cảnh vật, con người và sự việc.
Không có sự biểu cảm chung chung. Cái gì, vật gì, việc gì… làm ta xúc động? Vì thế
muốn bày tỏ tình cảm, muốn bộc lộ cảm xúc người viết phải thông qua miêu tả và tự sự.
Trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện, là yếu tố để qua đó,
người viết gửi gắm cảm xúc và ý nghĩ. Cảm xúc, ý nghĩ là chất trữ tình của bài văn.
Giúp học sinh nắm được cách biểu cảm về tác phẩm văn học:
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những
cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác
phẩm đó.
Các bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học như sau:

Phần chuẩn bị:
Đọc bài văn, bài thơ …một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để để phát
hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật… mà
tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.
Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn hay
nhất mà mình yêu thích nhất.
Làm dàn bài, dựng đoạn.
Viết bài và chỉnh sửa.
Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc
nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai
yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng.

Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh
của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm.
Phải đi từ “a” qua “b,c”…. nhớ liên kết đoạn.
Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng,
trùng lặp và đơn điệu.
Thao tác cơ bản:
Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được
yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn.
Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ.
Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên cơ sở
yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện.
Giáo viên qua các bài giảng cụ thể, qua việc hướng dẫn đọc sách… sẽ giúp các em

dần bình văn, biến thành kĩ năng, kĩ xảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài
phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ.
Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà nhớ đến hiện
tượng văn học khác. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng
từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật… trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có
mối liên hệ với nhau.

4

Ngoài ra, cô Hương cũng lưu ý: Để nắm vững và củng cố tri thức, kĩ năng về văn
biểu cảm, không phải chỉ biết, hiểu, học thuộc lòng mà quan trọng hơn là phải biết làm biết thực hành - biết sáng tạo.

Việc thực hành - luyện tập phải được thường xuyên, liên tục; phải được kiểm tra
đánh giá, rút kinh nghiệm; phải có yêu cầu, nghiêm túc song cũng cần phải động viên,
khích lệ.
1. Khi lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần chú ý các bước như
sau :
(1) Xác định đề tài : Thuyết minh về đối tượng nào ?
(2) Xây dựng dàn ý :
- Mở bài :
+ Nêu đề tài thuyết minh.
+ Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
- Thân bài :
+ Tìm ý, chọn ý : Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối

tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì) ?
+ Sắp xếp ý : Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với
đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp
nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh ?
- Kết bài : Nhấn lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người
tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.
2. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tác giả
văn học :
(1) Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh
(họ tên, tuổi, quê quán,…).
(2) Thân bài :
- Cuộc đời và sự nghiệp văn học :

+ Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,

+ Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.
- Phong cách nghệ thuật :
+ Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả
ấy.
+ Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm
của mình.
(3) Kết bài :
- Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của
tác giả vừa thuyết minh,…

3. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một tấm
gương học tốt.
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về gương học tốt (là ai ? ở đâu ?... ).
(2) Thân bài :
- Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,…
- Quá trình phấn đấu trong học tập.
- Những kết quả học tập tốt.

(3) Kết bài :
5

- Khẳng định về tấm gương học tập.
- Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.
4. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh giới thiệu một phong
trào của trường (hoặc của lớp).
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về phong trào (Là phong trào gì, trong
lĩnh vực hoạt động nào, diễn ra ở đâu ?).
(2) Thân bài :
- Phong trào đã được phát động, hưởng ứng ra sao ?
- Diễn biến của phong trào.
- Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào.

(3) Kết bài : Ý nghĩa của phong trào.

5. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh về một quy trình sản
xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về quy trình sản xuất (hoặc các bước
của một quá trình học tập).
(2) Thân bài :
- Mô tả quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học
tập) : bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các công đoạn (các bước, các
giai đoạn, các quá trình,…) ra sao ?
- Sản phẩm của quy trình sản xuất(hoặc kết quả của một quá trình
học tập) là gì, chất lượng, giá trị ra sao ?

(3) Kết bài : Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một

quá trình học tập).
Có 2 dạng đề:
* Một là: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, lối sống.
- Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:
+ Giải thích khái niệm.
+ Biểu hiện của đạo lý, lối sống.
+ Phê phán những biểu hiện không đúng, sai lệch.
+ Biện pháp.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ.
* Hai là: Dạng đề bàn về một sự việc, hiện tượng xã hội.
- Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận.

- Thân bài:
+ Thực trạng của vấn đề.
+ Nguyên nhân
+ Kết quả (Hậu quả)
+ Biện pháp khắc phục
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ.
- Sau khi cho HS ôn lại các dạng bố cục thì GV hướng dẫn HS: muốn làm tốt bài tập
làm văn thì phải trải qua 2 giai đoạn: chuẩn bị (tìm hiểu đề, lập dàn bài và huy động kiến
thức) và hành văn.
- Hướng dẫn cụ thể về kĩ năng tìm hiểu đề, kĩ năng lập dàn bài, kĩ năng đặt vấn đề
(mở bài), kĩ năng giải quyết vấn đề (thân bài), kĩ năng chuyển đoạn, chuyển ý, kĩ năng
kết thúc vấn đề (kết bài), kĩ năng lập luận trong văn nghị luận (các từ ngữ liên kết trong

6

bài văn như: một là, hai là,…Cuối cùng là, hay tóm lại là…), đặc biệt là phần kết bài
phải dùng từ tóm lại…. để thâu tóm lại vấn đề.
- Hướng dẫn HS chú ý lựa chọn góc độ riêng để phân tích, giải thích, nhận định,
đánh giá, đưa ra ý kiến có suy nghĩ và cảm thụ riêng của bản thân đối với vấn đề nghị
luận. Hay là lựa chọn kể lại sự việc và kết hợp miêu tả thông qua đó là tình cảm của bản
thân đối với sự việc (đối với văn tự sự - biểu cảm).
Sau đây là một vài bí quyết làm văn nghị luận xã hội mà HS cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, sau đó phân tích đề. HS phải chú ý những từ khóa của đề, rồi dựa
vào từ điển Tiếng Việt để phân tích, giải thích ý nghĩa của tư tưởng, vấn đề trong đề bài

thật chính xác. Tiếp đến, hãy đánh giá xem quan điểm, tư tưởng, hiện tượng xã hội đó
đúng hay sai, có các mặt lợi và hại thế nào, từ đó mà nêu ý kiến của bản thân có đồng
tình hay không và rút ra bài học, cách giải quyết cho bản thân và xã hội? Để đánh giá
vấn đề đúng sai có thuyết phục thì HS cần lấy những dẫn chứng thực tế xác thực (có thể
lấy trong lịch sử, trong văn học hay trong đời sống thực tế). Chú ý quan sát cuộc sống và
đọc báo, theo dõi các phương tiện thông tin thường xuyên là bí quyết giúp HS cập nhật
những thông tin mới làm dẫn chứng sắc sảo cho bài viết của mình.
- Suy luận sắc bén là yếu tố làm nên sức mạnh của bài nghị luận xã hội vì vậy mà HS
cần chú ý xác lập ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp các lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý, đảm bảo
logic đồng thời kết hợp với giọng văn trôi chảy, giàu cảm xúc.

7