Cách may váy bằng vải thun

Đã bao giờ chị em muốn mặc những chiếc đầm suông do chính tay mình làm ra? Từ các bước đầu tiên là chọn mua vải, vẽ rập, cắt, may.... Nghe thôi đã thấy háo hức phải không nào. Những chiếc đầm suông là loại váy có thiết kế đơn giản về dễ may nhất. Trong bài viết ngày hôm nay, Cardina sẽ hướng dẫn chị em cách cắt may đầm suông đơn giản.

Mách nước cho chị em phương pháp cắt may đầm suông đơn giản, dễ hiểu, dễ học

Hướng dẫn cách may đầm suông đơn giản

Chuẩn bị các nguyên vật liệu

Để có thể may được một chiếc đầm suông hay bất cứ một trang phục nào thì việc chuẩn bị, tính toán các nguyên liệu là bước đầu tiên. Rất nhiều chị em đã bỏ qua bước này mà bắt tay vào làm luôn, sau đó thì trong quá trình làm thiếu cái này cái nọ,.. ảnh hưởng đến quá trình cắt đầm suông rất nhiều.

Vậy trước khi bước vào quá trình dạy cắt may đầm suông, chúng ta nên chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị các nguyên vật liệu

Vải nào may đầm suông đẹp

Thứ đầu tiên chúng ta cần phải chuẩn bị đó chính là vải để may đầm suông. Trên thị trường có rất nhiều các loại vải may đồ khác nhau. Từ đắt đến rẻ, từ những loại chất lượng cao đến chất lượng thấp,... Vậy nên chọn loại vải nào?

Câu trả lời là tùy thuộc vào loại váy mà bạn chuẩn bị may cũng như bạn sẽ mặc chiếc váy đó trong những hoàn cảnh nào.

Nếu như bạn chỉ may một chiếc đầm suông để mặc ở nhà, thì loại vải các bạn nên chọn là những thước vải thun co giãn, vải lanh hay vải đũi,..

Còn ngược lại, bạn muốn mặc chiếc váy đó đi ra ngoài, đi chơi, đi làm,.. thì nên chọn những loại vải đứng dáng, dày dặn hơn như vải linen, vải lụa hay các loại vải cao cấp khác.

Chọn loại vải chất lượng cao

Về lưu ý khi chọn mua vải may, do chúng ta không phải dân may đồ chuyên cho nên không thể mua vải với số lượng nhiều. Tuy nhiên, mức giá đắt hơn nhưng chúng ta có thể chọn nhiều mẫu vải khác nhau, họa tiết yêu thích, màu sắc yêu thích chắc chắn sẽ khiến chị em vui hơn nhiều phải không nào.

Các vật liệu may khác

Ngoài vải may ra, các bạn còn cần phải chuẩn bị một số thứ khác như kim chỉ, kéo chuyên dụng, bàn là, thước kẻ, phấn vẽ,... quan trọng nhất là một chiếc máy may.

Các bạn có thể chọn mua những chiếc máy may tầm trung, khi đó sẽ có nhiều chế độ may hơn. Không chỉ có thể may đầm suông mà còn có thể may nhiều thứ khác nữa.

Không nên mua các loại máy may cầm tay, chỉ may được 1 kiểu đường chỉ, không đủ để may một chiếc đầm.

Chuẩn bị các công cụ khác

Rập may đầm suông nên mua hay tự làm

Rập may đầm suông không phải ai cũng làm được. Không kể những bạn có kinh nghiệm và là thợ may chuyên nghiệp. Chúng ta là những người bình thường, chỉ may vui vui thì có thể lấy số đo rập may từ trên mạng hay các diễn đàn.

Chỉ cần search "Tập may đầm suông" trên phần mềm là có hàng ngàn kết quả trả về cho các bạn. Chọn lấy một kiểu đầm mà mình thích và bắt đầu kỹ thuật may thôi.

Chọn mua rập may đặc biệt chuẩn

Công thức may đầm suông

Cách cắt đầm suông sát nách

Đầm suông sát nách là item quá quen thuộc với chị em công sở bởi sự thoải mái và khả năng che khuyết điểm cơ thể cực tốt. Đặc điểm thiết kế không có tay áo cực mát mẻ, mặc hợp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Đầm suông sát nách Cardina

Việc đầu tiên khi cắt đầm suông sát nách là cắt vải theo bản vẽ.

Sau khi đã cắt được 2 phần thân trước và thân sau như bản vẽ mẫu thì các bạn tiến hành may ghép 2 mảnh vải này với nhau.

Tiếp theo may nách áo và phần cổ áo. Các bạn có thể chọn cách gấp gấu bọc mép hoặc viền mép. Lưu ý cắt vải thừa ra khoảng 2 cm so với vạch phấn để có phần may.

Thực hiện may ráp chi tiết cầu vai, sườn váy,... với nhau.

Bản vẽ đầm suông sát nách

Cuối cùng là lên gấu cho váy, là lượt các đường may cho sạch sẽ chỉn chu. Ngoài ra các bạn có thể trang trí thêm túi hoặc nơ, hay diềm đăng ten, đính đá, ngọc trai,...

Xem thêmCông thức cắt may đồ bộ mặc nhà đơn giản từ A đến Z

Cách may đầm yếm suông

Kiểu đầm thun suông thứ 2 mà chúng tôi muốn dạy bạn cách may đó chính là đầm suông cổ yếm.

Các bạn có thể tham khảo bản vẽ đầm suông cổ yếm dưới đây:

bản vẽ

Với loại đầm này, có phần vai khác với đầm suông thông thường, các bạn có thể may tách rời 3 phần này gồm phần váy và phần yếm và phần dây quai

Bước 1: Các bạn tiến hành may ráp phần thân và sườn váy

Bước 2: May ráp yếm và váy lại với nhau

Bước 3: May nối phần dây đeo vào phần vừa may. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn kích thước dây áo to nhỏ khác nhau.

Đầm suông Cardina

Cách may đầm suông hai dây

Loại váy cuối cùng đó chính là đầm suông hai dây. Tương tự như váy yếm suông, chúng ta sẽ chia chiếc đầm 2 dây này thành từng phần để hoàn thành.

Đầu tiên vẫn là cắt vải theo kích thước của bản vẽ.

Thực hiện đủ các bước theo bản vẽ

Tiếp đến may nối các phần lại với nhau, thực hiện là mép, lên gấu,... cho chiếc đầm. Thế là đã xong rồi, rất nhanh phải không nào.

Xem thêmcách cắt may đầm bầu suông

Trên đây là hướng dẫn dạy cắt may đầm suông mà Cardina chia sẻ đến cho các bạn. Cả 3 mẫu đầm suông này đều là loại đầm được các bạn nữ yêu thích. Nếu như bạn đang có mong muốn f5 phong cách thời trang, làm mới tủ đồ của mình thì đừng ngại thử ngay những cách may váy đầm này nhé.

Đầm suông Cardina 2 dây

Hiện nay có rất nhiều chất vải thun sử dụng may đầm váy, tuy nhiên chỉ có một số ít chất thun may đầm váy thông dụng và được sử dụng rất phổ biến hiện nay

Trong những năm gần đây, ngành thiết kế thời trang luôn phải đau đầu để tạo ra những sản phẩm với những kiểu dáng, hoa văn, màu sắc mới lạ để phục vụ cho khách hàng nữ, bởi vì vì họ sẵn sàn chi một khoản tiền rất lớn để mua được một chiếc đầm đẹp ưng ý cho mình.

Trong bài viết "Chọn chất liệu vải thun may đầm thế nào?", mình xin chi sẻ đến các bạn những loại vải thun tốt nhất để may đầm trên thị trường, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về các loại chất thun, sẵn sàn dấn thân vào ngành kinh doanh quần áo, đầm váy thời trang nhiều thú vị này.

Tóm tắt:

1. Chất thun sử dụng may đầm hiện nay 1.1 Thun cotton 1.2 Thun rayon 1.3 Thun polyester 1.4 Thun nylon[polyamid] 2. Chất vải thun ưa dùng nhất hiện nay 2.1 Vải thun trơn, in bông, in hoa, in 3D: 2.2 Vải thun thun cát: 2.3 Vải thun gân: 2.4 Vải thun giấy: 2.5 Vải thun xô: 2.6 Vải thun sọc: 2.7 Vải thun Sược: 2.8 Vải thun Atiway: 2.9 Vải thun Jacquard: 2.10 Vải thun lưới: 2.11 Vải thun mè: 2.12 Vải thun lạnh: 2.13 Vải thun nỉ/vải thun dạ: 2.14 Vải thun Interlock: 2.15 Vải thun giả Jean: 2.16 Vải thun cá sấu:


Chất liệu vải may đầm váy là gì?

1. Chất thun sử dụng may đầm hiện nay

Váy đầm là loại trang phục mà hầu hết các chất liệu vải thun đều dùng được. Tuy nhiên, có 1 số chất liệu vải thun may đầm thông dụng hiện nay đang được dùng là:

1.1 Thun cotton:

Chất liệu cotton có giá thành cao trong các loại vải sợi. VÌ cotton là sợi thiên nhiên,hạn chế về số lượng. Ưu diểm của vải là thấm hút tốt, bền, an toàn cho da nhưng mình vải sẽ hơi xơ, cứng hơn các loại vải khác

1.2 Thun rayon: 

Rayon là sợi điều chế từ xenlulose gỗ, chẳng hạn như vải thun rayon Bammboo [gỗ cây tre], vải thun rayon modal [gỗ sồi], viscose [gỗ tùng]… Loại vải này còn có tên trên thị trường là vải dẻo vì mình vải mềm, mịn, có độ chảy, tính năng gần giống với Cotton. Vì vậy chất thun rayon rất thích hợp mày đầm, váy.

1.3 Thun polyester:

Polyester là sợi tổng hợp. Trên thị trường có rất nhiều loại vải làm từ sợi Polyester hoặc pha giữa polyester và spandex [sợi co dãn 4 chiều]. Loại vải thun này bền,  giá thành rẻ, không thấm nước.

1.4 Thun nylon [hay còn gọi là Polyamid]:

Nylon cũng là 1 sợi tổng hợp. Sợi này cũng dùng làm ra các loại vải thun may đầm nhưng không phổ biến như polyester. Chất thun Nylon cũng rất bền, bề mắt óng ánh nhưng sợi dễ tuột và rút đường may. Vải thun nylon thường dùng may đầm dạ hồi vì sự lấp lánh, thu hút của nó.


Mẫu đầm cho nữ may bằng vải thun polyester

>>> Xem thêm: Top 10+ Các loại vải may đầm tốt nhất hiện nay

2. Các kiểu chất vải thun may đầm ưa dùng hiện nay

Hiện nay có rất nhiều chất liệu vải thun may đầm váy được các chị em yêu thích sử dụng. Cùng tìm hiểu thêm ngay sau đây nhé:

2.1 Vải thun trơn, in bông, in hoa, in 3D:

Xu hướng thời trang hiện nay, người tiêu dùng thích dạng vải thun in các kiểu bông, hoa, sọc, 3D vì có nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng. Thường vải dệt ra gồm chất liệu từ 90% polyester, 10% spandex, vải có màu trắng mộc. Sau đó, người ta thiết kế in 3D lên vải, để may những chiếc đầm, áo thun lạ mắt.


Mẫu đầm in 3D đẹp

2.2 Vải thun thun cát:

Hầu hết được làm từ 90% polyester và 10% spandex. Nhóm vải thun cát có nhiều loại như: cát Hàn, cát misa, cát kim tuyến, cát Thượng Hải… Nhìn chung, nhóm vải cát thường có mình vải dày, nhám tay, rất phổ biến để may đầm, may váy. Màu sắc đa dạng, có nhiều sự lựa chọn.


Mẫu đầm may bằng vải thun cát

>>> Xem thêm: Vải thun cát là gì? Các kiểu dệt vải thun cát

2.3 Vải thun gân:

Vải thun dệt kiểu RIB. Trên thị trường có nhiều loại vải gân như thun tăm, gân thường… Loại vải này cũng được bày bán nhiều. Đối với may đầm thì chất liệu cũng được dệt từ 90% polyester và 10% spandex là phổ biến.

2.4 Vải thun giấy:

Mình vải sẽ hơi mỏng. Nếu muốn kín đáo, bạn có thể may kèm vải lót. Kiểu chất vải thun giấy trông giống như giấy gói quà. Đây cũng là lựa chọn may đầm và trang phục sẽ toát lên vẻ sang trọng.

2.5 Vải thun xô:

Bạn sẽ dễ lẫn lộn giữa vải thun cát và vải thun xô vì chúng khá giống nhau. Vải thun xô là loại vải có công nghệ dệt Hàn Quốc, sử dụng kiểu dệt Single Jersey. Mình vải mềm, mịn, độ dày vừa phải, có độ chắc chắn, là loại vải lên đầm rất đẹp

2.6 Vải thun sọc:

Trên thị trường sẽ có sọc do nhuộm hoặc sọc vi tính. Sọc do nhuộm thì cả 2 mặt vải đều có sọc, sọc vi tính thì chỉ có 1 mặt vải có sọc. Thường vải thun sọc do nhuộm là loại vải chất được, làm từ sợi cotton, hoặc sợi tổng hợp tốt, còn sọc vi tính là vải thị trường, giá thành rẻ hơn.

2.7 Vải thun Sược:

Là chất vải thun được nhuộm từ sợi và thường dệt từ sợi melange [1 dạng sợi tổng hợp polyester]. Loại vải này có màu sắc lạ, góp phần tăng sự phong phú cho may váy đầm của bạn.

2.8 Vải thun Atiway:

Là loại vải giống vải thun dẻo vì mình vải có độ chảy. Vải này giá thành rẻ, thường dùng may đồ bộ hơn là may đầm.

2.9 Vải thun Jacquard:

Đây là chất vải thun dùng máy dệt chuyên dụng để dệt nên những kiểu vải đẹp, chất lượng. Vải này thường may những chiếc đầm cao cấp, sang trọng.

2.10 Vải thun lưới:

Người ta thường kết hợp vải thun lưới với các loại vải khác hoặc vải lót để may đầm. Vải thường làm từ sợi tổng hợp và ít khi dùng spandex [sợi co giãn] nên váy đầm may bằng loại này ít co giãn

2.11 Vải thun mè:

Vải mè thường dùng may đồ thể thao là nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ứng dụng để may đầm để có thêm nhiều sự lựa chọn cho thiết kế của bạn.

2.12 Vải thun lạnh:

Mình vải rất mát, mịn, trơn, làm từ sợi nylon và spandex. Vải thun lạnh giá rẻ, thường dùng may váy ngủ, đồ bơi là nhiều.


Mẫu áo dài may bằng vải thun lạnh

2.13 Vải thun nỉ/vải thun dạ:

Vải thun nỉ này chuyên dùng may trang phục mùa lạnh như mùa Noel, Tết. Do những mùa này thường lạnh, hoặc có mưa nên chất liệu ưa dùng là Polyester chống thấm nước.

2.14 Vải thun Interlock:

Chất vải thun interlock dày, 2 mặt vải đều giống nhau. Vải này có giá thành cao nên chuyên dùng may các loại chân váy, hoặc đầm dùng cho dạ tiệc, họp hội nghị, mang tính chất sang trọng

2.15 Vải thun giả Jean:

Chất vải này giống vải jean nhưng có độ co giãn và mỏng hơn jean. Vải thun giả jean này chuyên may các loại váy đầm mang phong cách trẻ trung, năng động


Mẫu đầm may bằng vải jean thun

2.16 Vải thun cá sấu:

Vải thun này chỉ chuyên may áo thun, áo thể thao, áo đồng phục công ty. Nhưng nếu muốn, bạn có thể dùng may các dạng váy chữ A, váy suông cũng mang lại nét trẻ trung cho trang phục của bạn

>>> Phân biệt vải thun cá sấu và vải thun cá mập

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng trả lời được câu hỏi "Chọn chất vải thun may đầm như thế nào" rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quan đến các loại vải thun thì hãy liên hệ ngay với Song Phú để được giải đáp thắc mắc nhé. CẢM ƠN BẠN ĐÃ XEM BÀI VIẾT.

[Xêm thêm]  Bảng màu & chất vải vải thun Cá sấu, Cotton, thun Mè, Thun lạnh

[Xem thêm]  Bảng size áo thun Nam, Nữ, trẻ em

[Xem thêm]  Bộ sưu tập mẫu áo thun đồng phục đẹp

Video liên quan

Chủ Đề