Cách nấu cháo xương cho bé ăn dặm

3. Cháo lươn đồng

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Cháo lươn rất thích hợp với các bé còi xương, suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu: 200gr thịt lươn, 100gr gạo, 100gr khoai môn.

Thực hiện: Lươn vào chút muối và bóp sạch nhớt. Sau đó, cho lươn vào luộc chín rồi gỡ riêng thịt và xương ra. Sau đó tiếp tục ninh hoặc xay nhỏ để lấy nước dùng nấu cháo.

Gạo cho vào nồi ninh nhừ sau đó cho phần thịt lươn vào và đun sôi lại. Với bé 6 tháng bạn nên cho vào máy xay xay nhuyễn.

4. Cháo lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ chứng gà rất giàu vi chất dinh dưỡng tự nhiên tốt cho trẻ nhỏ. Cháo lòng đỏ trứng gà cũng là món cháo dễ chế biến và ít tốn công.

Nguyên liệu: 2 lòng đỏ trứng gà, 50g gạo rang.

Thực hiện: Lòng đỏ trứng luộc chín, sấy khô, tán thành bột mịn. Gạo rang vàng, tán mịn trộn chung với bột lòng đỏ trứng.

Cho hỗn hợp vào nồi, thêm nước đun cho cháo sôi kỹ, nhừ và sánh mịn là được. Nên cho trẻ ăn cháo này mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tháng liên tục.

Với 4 món cháo cho bé ăn dặm trên, mẹ hoàn toàn có thể tự tin giúp bé yêu sớm tăng cân và có hệ xương khỏe mạnh.

Xương luôn là thực phẩm ưa thích được các mẹ lựa chọn để làm nước dùng cho các món ăn dặm của bé. Phần vì trong xương có thành phần dinh dưỡng cao, phần vì khi ninh xong có thể sử dụng thịt bám trên xương để gỡ cho bé ăn. Nhiều bé lại đặc biệt yêu thích hương vị thịt nhừ được gỡ ra từ những miếng xương đã ninh nhiều giờ. Bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ cách chọn xương nấu cháo ăn dặm cho bé cực tươi ngon và nhiều dinh dưỡng. 

1. Cách chọn xương nấu cháo ăn dặm cho bé

Khi lựa chọn xương để hầm cho bé, mẹ có thể lựa chọn 1 trong 2 loại xương là xương ống hoặc xương sườn. Xương ống thường là loại xương được lựa chọn để hầm lấy nước vì trong xương ống có hàm lượng canxi cao, được hòa tan khi ninh trong nước nhiều giờ. Tuy nhiên canxi có trong xương ống chủ yếu là canxi vô cơ, cơ thể trẻ khó hấp thụ nên nhiều khi mẹ rất chăm hầm xương nấu cháo cho con mà con vẫn còi cọc, suy dinh dưỡng là vậy. 

Cách lựa chọn xương ống như sau: đầu tiên mẹ cần quan tâm đến mùi thơm và trạng thái của xương xem là xương cũ hay mới. Nếu là xương ống mới lọc thường có mùi tanh của thịt và máu, màu sắc tươi sáng, sờ vào không nhớp dính hoặc không lạnh. Khi chọn mẹ cũng nên chọn xương ống to khoảng 2 – 3 đốt ngón tay là hợp lý vì nếu to quá có thể đó là xương của lợn nái còn nhỏ quá thì có thể là xương của lợn con ốm chết. Khi mua xương ống, mẹ không nên mua các loại xương có màu sắc nhợt nhạt, thâm, sờ vào thấy lạnh hoặc nhớp dính, đặc biệt không được mua các loại xương đã có mùi thiu, hôi bất thường.

Cách nấu cháo xương cho bé ăn dặm
Cách chọn xương nấu cháo ăn dặm cho bé

Ngoài xương ống, mẹ cũng có thể chọn xương sườn để nấu cháo ăn dặm cho bé. Khác với xương ống, xương sườn có nhiều thịt hơn, dùng để hầm chung với cháo và cho con ăn sau bữa đều được. Khi chọn mua xương sườn mẹ cần chú ý, mua xương có màu sắc tươi tắn, không mua xương có màu tái, thâm. Mẹ cần nhìn vào màu sắc của cả vùng thịt đỏ và vùng thịt mỡ trắng bám quanh dải xương. Có không ít người bán hàng biết rõ khách sẽ xem màu sắc của xương để mua hàng nên sẽ phết 1 chút máu động vật lên dải xương để tạo độ tươi giả. Tuy nhiên phần thịt mỡ dính trên xương nếu đã bảo quản lạnh hoặc để lâu, màu sắc sẽ kém tươi hơn bình thường. Mẹ cũng cần kiểm tra độ đàn hồi của xương sườn để biết xương còn mới hay là xương cũ.

2. Cách hầm xương nấu cháo ăn dặm cho bé

Xương mẹ mua về cần được làm sạch, nếu là xương sườn thì phải chặt nhỏ sau đó cho vào nồi hầm với 1 lượng nước vừa phải. Thời gian hầm tùy thuộc vào mẹ dùng nồi áp suất hay nồi hầm xương thông thường.

Nếu là hầm bằng nồi áp suất thì mẹ có thể chỉ cần 30 phút đến 1 tiếng là có nước xương cho bé dùng còn với nồi hầm xương thông thường có thể sẽ phải ninh trong nhiều giờ. Trong quá trình ninh xương, mẹ chú ý vớt phần bọt được nổi lên trên bề mặt để làm sạch và nước hầm sẽ trong hơn.

Sau khi đã hầm xong, mẹ gạn lấy phần nước ninh xương, để bên ngoài cho nguội bớt rồi bỏ vào tủ lạnh, ngăn mát trong khoảng 3 – 4 giờ, mọi cặn bẩn, mỡ sẽ đông lại trên bề mặt, lúc đó dùng thìa để loại bỏ là được.

Phần thịt được dính trên xương, mẹ có thể gỡ ra để chế biến cho con khi ăn. Nếu là xương sườn, mẹ có thể để cả miếng nếu con đã biết cách gặm.

Nhiều mẹ còn bỏ thêm 1 vài lát cà rốt, su hào, su su hay khoai tây, khoai lang vào nồi hầm của bé để tạo độ trong cho nước hầm cũng như xương sẽ hầm nhanh hơn.

Cách nấu cháo xương cho bé ăn dặm
Cách chọn xương nấu cháo ăn dặm cho bé

3. Một vài điều mẹ cần biết về nước hầm xương

Không ít mẹ thắc mắc rằng tại sao cho con ăn nước hầm xương mỗi ngày mà bé vẫn chậm lớn, không tăng cân. Trước tiên phải khẳng định với mẹ, nước hầm xương không có tác dụng giúp trẻ tăng cân. 

Trong nước hầm xương được hòa tan 1 phần chất dinh dưỡng từ ống xương và thịt như canxi, đạm, chất béo … Còn lại phần lớn canxi, các loại vitamin A, D, E, K sẽ không thể hòa tan vào nước hầm. Chính vì vậy mà trong nước hầm xương, hàm lượng dinh dưỡng rất ít. 

Tuy vậy nước hầm xương lại có vị ngọt, béo và mùi thơm giúp kích thích con muốn ăn hơn, chính vì vậy mà khi dùng loại nước hầm này, mẹ thấy bé hợp tác hơn hẳn.

Sử dụng nước hầm xương nấu cháo ăn dặm cho trẻ đúng cách

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng có trong nước hầm xương không cao nhưng đây cũng được xem là loại nước “thần thánh” trong giai đoạn nấu ăn dặm cho trẻ, ngoài dashi. Mẹ có thể dùng nước hầm xương để nấu cháo ngũ cốc cho con nhưng đừng quên bổ sung đầy đủ protein, chất béo, vitamin, chất xơ thông qua các loại thực phẩm: thịt, cá, tôm, rau củ, trái cây, … Chỉ nước hầm xương là chưa đủ dinh dưỡng cho con.

Trên đây là cách chọn xương nấu cháo ăn dặm cho bé và việc sử dụng nước hầm xương đúng cách để trẻ ăn ngoan, tăng cân đều. Mẹ đừng quên chọn thực phẩm cho bé ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

>>> Cháo gà nấu với rau gì bổ nhất cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo xương cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo xương cho bé ăn dặm

Cháo xương là món ăn giản dị, quen thuộc, không chỉ giàu dinh dưỡng mà cách nấu cháo xương ngon lại vô cùng đơn giản, dễ thực hiện. Chính vì vậy, trong những ngày thời tiết miền Bắc trở lạnh, món ăn này thật sự là lựa chọn hoàn hảo cho cả gia đình.

Cháo xương là món ăn được nhiều người yêu thích bởi vị ngon ngọt đặc trưng. Không những vậy, món ăn này còn mang đến giá trị dinh dưỡng dồi dào từ xương và thịt. Do đó, trong những ngày thời tiết se se lạnh, món ăn này chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ ai, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Với nguyên liệu đơn giản, chỉ cần có một chút gạo nếp, sườn heo và vài gia vị căn bản là đã có thể chế biến món ăn này. Hãy cùng Hello Bacsi “ngắm nghía” những công thức dưới đây để trổ tài nấu cháo xương cho cả gia đình nhé.

Cháo xương – Món ngon trong những ngày trở lạnh

Trong những ngày trời trở lạnh được ăn cháo xương không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn giúp hệ xương chắc khỏe. Thành phần canxi cùng các dưỡng chất như glucosamin, chondroitin trong xương có thể hỗ trợ khung xương của trẻ phát triển tối ưu.

Không những vậy, cháo xương được nấu từ sườn non của lợn, phần này vừa có xương, vừa có thịt và sụn nên chứa khá nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, vitamin A, C, D, E… cùng nhiều khoáng chất có lợi khác. Hơn nữa, cháo còn là món ăn dễ tiêu, không nặng bụng nên khi thêm món ăn này vào chế độ ăn sẽ rất dễ tiêu hóa, ấm bụng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất.

Cách chọn sườn ngon cho món cháo xương chuẩn vị

Xương là thành phần không thể thiếu được trong món ăn này, do đó bạn cần phải hết sức cẩn thận trong khâu lựa chọn và sơ chế. Khi chọn mua sườn, bạn chỉ cần để ý đến ba điều: màu sắc, mùi và độ đàn hồi của miếng sườn.

  • Một miếng sườn tươi ngon sẽ có màu hồng nhạt, không có mùi ôi thiu và khi ấn vào thịt sườn ta thấy mặt sườn khô và vẫn còn giữ được độ đàn hồi.
  • Chọn miếng sườn có xương dẹp và nhỏ. Những miếng sườn như vậy thì xương ít và nhiều thịt hơn loại sườn có xương to và tròn.
  • Khi chọn sườn để nấu cháo, bạn nên lựa sườn có cả nạc lẫn mỡ để khi ăn thịt sẽ mềm, thơm và béo hơn.
  • Trong quá trình chọn mua, bạn nên chọn mua sườn (hay bất kỳ loại nguyên liệu tươi sống khác) cuối cùng sau khi đã mua xong các loại rau, củ, quả… để hạn chế thời gian cất sườn trong túi ni lông, vì nếu bảo quản xương sườn trong túi ni lông trong thời gian dài có thể làm sườn bị ôi và các chất độc hại trong túi ni lông có thể thôi nhiễm vào thịt sườn.

Cách nấu cháo xương thơm ngon hấp dẫn cho cả nhà

Để có món cháo xương thơm ngon, bạn cần chuẩn bị:

  • Sườn non: 300g
  • Xương heo: 500g
  • Gạo tẻ: 300g
  • Muối, hạt nêm, gia vị, dầu ăn hoặc dầu ô liu dành cho trẻ em

Cách chế biến

Để sơ chế xương và sườn non, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Sườn non và xương đã chặt khúc vừa ăn đem rửa sạch với nước muối loãng rồi trụng sơ. Khi nước sôi lại, bạn đổ ra rổ rồi rửa lại với nước lã. Nên rửa 2 lần để xương và sườn heo bớt mùi hôi, thịt ngon và thơm.
  • Đổ 1,5 lít nước cùng 1/2 thìa cà phê muối ăn vào hầm với xương, sườn non trong khoảng thời gian từ 45 phút đến 1 giờ nhằm thu được nước dùng có vị ngọt tự nhiên. Trong quá trình hầm, bạn cần thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong.
  • Sau khi nước xương và sườn nhừ, vớt ra. Nếu gia đình bạn có trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm thì bạn có thể gỡ thịt ở xương rồi bằm nhỏ hoặc xay nhuyễn trộn vào cháo ăn dặm cho bé dùng.

Cách nấu cháo xương:

  • Gạo vo sạch, đổ vào 300ml nước ngâm khoảng vài giờ cho gạo nở. Để nồi cháo thơm ngon, bạn có thể cho gạo đã ngâm vào cối và giã cho gạo giập.
  • Cho phần gạo đã giã vào nồi, thêm nước hầm xương. Nên lọc nước hầm xương qua rây để loại bỏ xương vụn và xương dăm (nếu có). Nấu trên lửa vừa, mở nhỏ lửa đến khi sôi, cháo chín nhừ. Trong khi nấu, bạn cần đảo đều để cháo không bị khê.
  • Cho thịt xương và sườn non vào nồi cháo, tiếp tục nấu sôi. Thêm 1/2 thìa cà phê muối, hạt nêm, nêm vừa miệng. Nếu nấu cho bé ăn, bạn lưu ý nên nêm lạt hơn nhé. Sau cùng, tắt bếp, thêm dầu ô liu hoặc dầu ăn cho trẻ nhằm tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Múc cháo ra bát, cho thêm ít hành phi, tiêu xay, hành lá cắt nhỏ lên trên là đã có ngay một bát cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho ngày lạnh rồi. Bạn có thể chuẩn bị thêm quẩy để ăn kèm với cháo.

Một vài lưu ý khi nấu cháo xương cho cả gia đình

Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể cho thêm đậu xanh hay nấm, cà rốt, bí đỏ… vào món cháo này để tăng thêm hương vị và cung cấp thêm nhiều dưỡng chất.

Cháo xương nên ăn khi còn nóng, không nên để lâu hoặc hâm lại nhiều lần. Cũng không nên nêm cháo bằng nước mắm vì sẽ khiến cháo nhanh bị chua hơn, tốt nhất là chuẩn bị một bát nước chấm để ăn kèm nếu muốn. Đây là món ăn khá bổ dưỡng nên hầu như ai cũng có thể ăn được, đặc biệt có lợi cho người bệnh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, phần lớn chúng ta thường có xu hướng dùng nước hầm xương để nấu cháo ít tận dụng phần cái thịt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, nước hầm xương có rất ít dưỡng chất, mà dưỡng chất phần nhiều nằm ở phần thịt. Chính vì vậy, bạn nên dùng phần xương để giúp cháo thêm vị ngon ngọt, còn phần thịt vẫn giữ lại, băm nhỏ để đảm bảo dưỡng chất.

Cách nấu cháo xương khá là đơn giản đúng không. Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã bỏ túi cho mình những bí quyết hữu ích và một món ăn bổ dưỡng để thêm vào thực đơn cho cả nhà trong những ngày lạnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.