Cách nấu chè nóng thập cẩm

Xem công thức In công thức

Cách nấu chè thập cẩm ở mỗi miền lại có những bí quyết, đặc trưng riêng. Cùng Siêu Ngon học cách nấu chè thập cẩm ngon theo cả 3 kiểu Bắc, Trung, Nam nhé!

Chè thập cẩm là thức ăn vặt quen thuộc với cả già trẻ, lớn nhỏ của ba miền đất nước. Món chè thập cẩm này có thể ăn quanh năm và đặc biệt được yêu thích vào những ngày hè nóng bức. Bởi sự kết hợp của nhiều nguyên liệu mà hương vị của món chè trở nên phong phú hơn, không bị ngấy mà lại ngọt ngon, thanh mát, thêm chút đá lạnh thì phải gọi là mát gan mát ruột, tỉnh táo cả người.

Cách nấu chè nóng thập cẩm
Chè thập cẩm như một dấu hiệu riêng của mùa nắng nóng

Chè thập cẩm là một trong những món ăn vặt đặc trưng của Việt Nam, không những vậy mỗi vùng miền lại có cách nấu chè thập cẩm khác nhau, với hương vị mới lạ.

  • Đậu đỏ đãi bỏ hạt lép, mọt rồi đem ngâm trong nước lạnh khoảng 5 – 6 tiếng để đậu được nở mềm.

  • Bột báng rửa sạch, ngâm khoảng 30 phút trước khi nấu.

  • Khoai môn, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn, ngâm trong nước muối loãng cho hết mủ nhựa  và không bị thâm rồi rửa lại lần nữa, để ráo.

  • Lá dứa (nếu có) khoảng vài lá rửa sạch, bó lại.

  • Chuẩn bị sẵn chậu nước sạch. Cho bột báng cùng ít nước vào nồi luộc khoảng 15 – 20 phút cho chín (bột báng chín sẽ chuyển sang màu trắng trong suốt).  Trong lúc nấu nhớ đảo đều để bột không dính vào đáy nồi, bị cháy.

  • Vớt bột báng đã chín ra rổ, cho ngay vào nước lạnh đã chuẩn bị, dùng đũa khuấy nhẹ nhàng, đợi khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo. Làm như vậy để bột báng rời thành từng viên, không kết dính vào nhau.

  • Nấu chè đậu đỏ: Vớt đậu đỏ ra khỏi chậu ngâm cho vào nồi, đổ thêm nước xâm xấp mặt đậu rồi đem đi đun nhỏ lửa tới lúc chín mềm mà không bị nát. Nêm đường + vani vào cho vừa miệng rồi tắt bếp.

  • Nấu chè khoai môn, khoai lang: Cho cả 2 loại khoai và lá dứa vào nồi nước đun cho tới khi khoai vừa mềm thì nêm đường rồi tắt bếp. Khoai không nên đun quá lâu sẽ bị nát làm chè kém ngon, đun khoảng 10 – 15 phút là được.

  • Ăn chè thập cẩm, bạn múc đậu đỏ, bột báng, khoai vào ly/ bát. Cho thêm đá bào vào, rắc dừa tươi nạo sợi, rưới nước cốt dừa lên là xong.

  • Khi ăn, bạn trộn đều hỗn hợp lên và múc ăn, bắt đầu hưởng thụ cái ngon ngọt, mát lạnh của món chè thập cẩm thôi.

  • Vậy là chỉ với một chút thời gian và công sức, bạn đã nấu và chuẩn bị xong những ly chè thập cẩm ngon cho mình và bạn bè, gia đình rồi.Nếu bạn muốn trổ tài kinh doanh thì cách nấu chè thập cẩm để bán cũng như vậy, bạn cứ đong nấu nguyên liệu sao cho phù hợp rồi bắt đầu triển khai thôi. Tuy nhiên, bạn nên nấu riêng khoai lang, khoai môn để đáp ứng linh hoạt ý muốn của khách hàng nhé!Chúc các bạn thành công với cách nấu chè thập cẩm miền Bắc ngon thơm này nhé!

  • Đậu đỏ: Vo sạch, vớt bỏ hạt lép, sâu mọt rồi ngâm nước cỡ 2 giờ. Cho đậu vào nồi nước ninh cho chín nhừ nhưng vẫn nguyên hạt. Nêm đường vừa đủ ngọt, để riêng.

  • Đậu xanh: Vo sạch, đãi bỏ hạt lép mọt, cũng đem ngâm nước cỡ 2 giờ rồi đem đi hấp chín. Dùng thìa tán mịn đậu rồi vo tròn thành viên cỡ viên bi, để riêng.

  • Đậu phộng: Rang chín, xát vỏ, giã sơ hoặc để nguyên tùy thích.

  • Bột nếp + bột năng: Nhồi bột với nước sao cho nhuyễn mịn, không cho nhiều nước sẽ làm bột bị nhão. Vo tròn bột thành những viên cỡ viên bi rồi đenm đi luộc chín. Bột chín thì đem ngâm trong nước lạnh cỡ 10 phút rồi vớt lên, để ráo.

  • Lá dứa đem đi xay hoặc giã để lọc lấy nước cốt.Dừa lấy nước, phần cùi nạo sợi.Cho hỗn hợp nước dừa + nước cốt lá dứa + sữa tươi vào nồi đun sôi, nêm đường vừa đủ ngọt, để riêng.

  • Cho ít đá bào vào ly. Múc lần lượt các nguyên liệu đậu đỏ + đậu xanh + bột vào. Tiếp đến, chan vào ly chè 1 thìa canh nước sữa lá dứa rồi tới ½ thìa canh nước cốt dừa. Rắc đậu phộng rang và dừa nạo sợi lên trên là hoàn thành 1 ly chè thập cẩm kiểu miền Trung rồi. Lúc này bạn chỉ cần trộn đều lên và thưởng thức mà thôi.

  • Với cách nấu chè thập cẩm đơn giản này, ly chè vừa có cái mềm bùi của đậu đỏ, đậu xanh, hòa cùng cái thơm giòn của đậu phộng, thêm vào hương vị đặc trưng của dừa, lá dứa. Ai thưởng thức chè thập cẩm kiểu miền Trung này chỉ có thể nói là ngon.

  • Đậu đỏ: Đãi bỏ hạt lép, sâu mọt. Ngâm nước lạnh cho đậu ngậm nước, mềm.Bắp: Tách lấy hạt, rửa nhặt sạch râu và "vảy" rồi để ráo nước.Cốm: Ngâm nước cỡ 10 phút cho nở rồi vớt ra rổ, để ráo nước.Bột báng: Rửa sạch, ngâm nước khoảng 10 phút, vớt ra rổ, để ráo nước.Chuối: Bóc bỏ vỏ, cắt miếng cỡ 1 cm. Chọn chuối vừa mới chín để không bị nát, nẩu khi nấu chè.

  • Bột mì + bột năng: Trộn đều bột mì và ½ lượng bột năng đã chuẩn bị. Chế nước vào nhào kĩ cho nhuyễn rồi vo tròn thành viên nhỏ như viên bi.

  • Đậu đỏ: Ninh nhừ, nêm vào 1 thìa cafe đường, để nước sôi lại thì tắt bếp, để riêng.

  • Bắp ngọt: Cho bắp ngọt vào nồi nước đun sôi. Hòa sẵn 25g bột năng còn lại với ít nước. Bắp chín thì đổ bột năng và thêm 2 thìa cafe đường vào khuấy đều. Tiếp tục nấu cho tới khi chè bắp sánh lại, trở nên trong thì cho 50 ml nước cốt dừa vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp.

  • Cốm: Bạn nấu chè cốm tương tự như cách nấu chè bắp ngọt.

  • Chuối: Chuối đun sôi với lượng nước vừa phải. Cho bột năng, bột báng vào đun sôi, thỉnh thoảng khuấy nhẹ để bột báng không dính vào nồi mà chuối không bị nát. Tiếp đến cho nước cốt dừa và 2 thìa cafe đường vào đun sôi trở lại thì tắt bếp.

  • Bột mì: Luộc chín rồi ngâm trong nước lạnh rồi mới vớt ra, để ráo.

  • Làm thạch rau câu: Hòa bột rau câu + đường + 300 ml nước khuấy đều. Đun sôi rồi đổ ra tô đợi nguội.  Nếu có khuôn thì cho vào khuôn để thạch có hình thù đẹp mắt. Bạn cũng có thể dùng nước cốt lá dứa, nước cốt củ dền, … để tạo màu cho thạch. Thạch nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh, lúc gần ăn thì dùng dao cắt miếng vừa ăn.

  • Một ly chè thập cẩm miền Nam ngon có đầy đủ các loại chè đã nấu ở bước 2, thêm vào đó nước cốt dừa, dừa nạo sợi và chút đá bào, trộn đều lên là có thể ăn được.

  • Chè thập cẩm miền Nam có độ ngọt nhiều hơn so với chè kiểu miền Bắc, miền Trung.

  • Chè thập cẩm miền Bắc có độ ngọt vừa phải, đậu và khoai có vị thơm, mềm, bùi trong khi bột báng lại dẻo, hơi dai dai. Nước cốt dừa càng làm món chè thơm ngon hơn nữa.
  • Có thể bạn khá lạ lẫm với cái tên bột báng, bột báng là loại bột được làm từ củ khoai mì, có hình dạng như những viên trân châu nhỏ, khi chín sẽ trở thành màu trắng trong, ăn hơi dai. Chè thập cẩm có bột báng sẽ có độ sánh dính rất ngon. Bột báng có thể dễ dàng mua ở chợ, siêu thị hay các cửa tiệm làm bánh.
  • Đường để nấu chè thập cẩm ngon nên dùng đường phèn sẽ cho vị ngọt thanh. Hoặc bạn có thể sử dụng đường ăn kiêng để đảm bảo sức khỏe bởi vì mùa hè chúng ta thường ăn rất nhiều đồ ngọt trong đó chè là món tủ.
Xem: Đường – Tác dụng, cách sử dụng và bảo quản đường đúng cách.
  • Nếu thích bạn có thể cho thêm vào món chè 50 gram dừa tươi nạo sợi, 1 ống vani, 10ml dầu chuối, lá dứa để chè được thơm ngon, hấp dẫn hơn.
  • Miền Trung khá thích hợp để trồng các loại đậu nên nguyên liệu này cũng được ưu tiên sử dụng trong món chè thập cẩm.
  • Cách nấu chè thập cẩm miền Nam có phần tốn thời gian nhiều hơn bởi chè kiểu miền Nam có rất nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên, cách làm vẫn đơn giản, không hề khó nên đừng nản lòng mà hãy bắt tay vào  nấu chè thập cẩm ngay nhé!

Calories: 1761kcal (88%) | Carbohydrates: 291g (97%) | Protein: 27g (54%) | Fat: 60g (92%) | Saturated Fat: 47g (294%) | Cholesterol: 5mg (2%) | Sodium: 64mg (3%) | Potassium: 1133mg (32%) | Fiber: 22g (92%) | Sugar: 164g (182%) | Vitamin A: 180IU (4%) | Vitamin C: 6mg (7%) | Calcium: 145mg (15%) | Iron: 10mg (56%)

Vậy là Siêu Ngon vừa mới tiết lộ cho các bạn ba cách nấu chè thập cẩm ngon kiểu 3 miền. Bạn yêu thích cách nấu chè thập cẩm của miền nào? Hãy tiết lộ và chia sẻ thành quả của bạn nào.