Cách nhận biết gỗ nu nghiến

Khi mua tượng, đặc biệt những người mới chơi tượng gỗ sẽ rất băn khoăn khi có những cái tên có phần giống nhau nhưng trên thực tế lại khác xa nhau. Ở bài viết này nhắc đến 3 cái tên: nu hương, nu giáng hương, gù hương.

go nu huong

Trước khi đến với từng loại, chúng ta cùng nhau hiểu thế nào nu? hay nu là gì của cây gỗ?

Gỗ nu hay nulà phần thương tật của cây gỗ, nó có vân, màu sắc tự nhiên rất đẹp và khác biệt so với cây gỗ chủ, . Khi cây gỗ bị thương tật như: bị sâu mọt, chặt chém, sét đánh, xây xướtLúc này cây sẽ dồn dinh dưỡng để chữa lành vết thương, từ đó tạo ra nu gỗ.

Vì sao nu gỗ lại quý giá?

Rong von ngoc go nu bach 5

Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống, cây hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và không khí, dồn một lượng lớn vào nơi bị thương tổn, làm cho nó phát triển khác thường so với những nơi khác trên thân cây. Vì thế, chỗ thương tật phình to ra thành bướu cây. Độ lớn của bướu phụ thuộc vào cách hấp thụ chất dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây. Nhưng đa phần bươu có đường kính lớn hơn thân cây chủ.

Nói như thế không phải là có thể tạo ra nu bằng cách mà con người có thể can thiệp vào được như dùng dao chặt, làm trầy xướt thân cây. Trên thực tế, tỷ lệ thành nu rất thấp, có khi chỉ tầm khoảng 1% tỷ lệ.

Một số nu gỗ thường quý hiếm: nghiến, trắc, sưa, cẩm lai, hương, gõ, gụ, chiu liu, mun Điểm khác biệt của các loại gỗ quý đó là vân rất đẹp một cách tự nhiên, chống được mối mọt qua thời gian dài sử dụng, có loại càng lâu càng đẹp.

Gỗ quý đã hiếm, gỗ nu càng hiếm hơn, vì thế giá trị của nu càng lớn và quý giá.

Thứ 1:Không phải cứ thân cây lớn là sẽ có nu. Trong hàng trăm cây gỗ lớn sẽ chỉ có 1 số cây được vài mảng nu, thậm chí nhiều loại cây gỗ quý như sưa thì cả trăm cây chỉ gặp được 1 đến 2 cây cho nu.

Thứ 2:Do cách hình thành và phát triển đặt biệt nên vân gỗ nu không theo 1 sự sắp xếp cố định, vân xoắn ngẫu nhiên tạo ra những hình thù đặc biệt, không có tim gỗ do đó rất khó để chế tác. Ngay cả những nghệ nhân tay nghề cao đôi khi cũng phải ngao ngán với việc chế tác cho loại gỗ này. Nếu không có máy móc hỗ trợ để làm thì cũng phải cho ra đi ít là chục con dao đục. Nay có máy móc thì số đục bị hư cũng giảm đi đáng kể. Và không phải ai cũng dám làm mặc dù giá thợ cao gấp 2-3 lần so với bình thường.

Thứ 3:Thời gian chuẩn bị trước lúc chế tác lâu. Gỗ nu tuy cứng nhưng nếu việc chế tác không khéo có thể gây nứt vỡ và xuống màu sau 1 thời gian sử dụng. Do đó gỗ phải được áp dụng phơi sương bằng cách tối đem phơi sương, sáng mang vô mát trong nhiều tháng liền giúp hơi nước thoát chậm và làm cho các vân gỗ được khít lại không bị tách hay nứt gãy.

Thứ 4:Tương truyền trong nhân gian cho rằng sở hữu gỗ nu không những chỉ thể hiện đẳng cấp, gia thế mà còn có tác dụng mang lại may mắn, tại lộc và thịnh vương cho gia chủ. Vì thế mà ngày càng có nhiều đại gia không tiếc tiền săn cho được những cặp lục bình, bình phú quý gỗ nu khủng, những pho tượng Di Lặc, Tế Công gỗ nu tinh xảo,để thể hiện đẳng cấp chơi gỗ của mình.

Chỉ với 4 lý do trên đã có thể lý giải được vì sao giá những sản phẩm từ nu gỗ như lục bình, bình phú quý, tượng gỗ, lại có giá cao đến như vậy. Đặc biệt đối với những khối nu có kích thước lớn, giá có thể được đưa lên cao hơn rất nhiều do nhiều người cùng muốn sở hữu nó.

1. Cây gỗ hương

cây gỗ hương

Cây gỗ Hương, hay còn gọi các tên khác: Giáng Hương, Dáng Hương. Tên tiếng Anh là Padouk [ Barwood, Mbel, Barwood, Corail, Camwood ], tên khoa học gọi là: Pterocarpus macrocarpus. Là một loài cây họ Đậu, có nhiều ở vùng Đông Nam Á, đông bắc Ấn Độ, Nam Phi.

Câygỗ hương thuộc nhóm 1.

Ở Việt Nam, Gỗ Hương được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo đặc điểm vùng miền: hương nghệ, hương đá, hương huyết, hương đỏ, hương xoàn Thường mọc ở độ cao 100-800m so với mực nước biển. Chúng mọc ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Cây gỗ Hương mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan.

Cây gỗ Hương là cây thân gỗ lớn, chiêu cao thường đạt 30-35m, đường kính có thể lên tới 100cm. Gốc cây thường có bạnh vè, vỏ cây màu xám nâu, nứt dọc sau đó bong vảy lớn. Vết vỏ cây đẽo vàng nhạt khá dày, rớm nhựa hơi đỏ.

Lá kép hình lông chim, mọc cách dài từ 15-25cm, mang từ 7-11 lá chét. Lá chét hình trái xoan hoặc trái trứng, đầu có mũi hơi tù, đuôi gần tròn và hơi lệch, dài khoảng5-11cm vàrộng 2-5cm, mặt trên xanh bóng, lúc non phủ nhiều lông.

Hoa tự thành chùm viên ở phần nách lá, hoa màu vàng. Hoa kích thước không đều, đài hoa có hình chuông có 5 răng. Tràng hoa có màu vàng nhạt, cánh tràng có cuống dài, phủ nhiều lông. Nhị 10 chỉ nhị hợp gốc. Bao phấn hoa đính lưng. Nhụy có cuống. Hoa có mùi thơm nhẹ.

Cụ Thần Tài gỗ hương

Quả đậu cây gỗ hương không nứt, tròn và dẹt đường kính quả từ 5-8cm, đầu nhụy cong về phía cuống quả, khi quả chín màu nâu vàng nhạt. Mép quả mỏng như cánh.

Cây phát triển tương đối chậm, hoa nở vào tháng 1-4, mùa ra quả tháng 4-6. Rụng lá vào mùa khô.

Cây gỗ hương là giống cây ưa sáng mọc tự nhiên phổ biến trong các khu rừng thưa, cây có tán lá rộng sống nơi có khí hậu khô, nóng. Sinh trưởng và mọc nhiều ở Việt Nam, Lào và Camphuchia thích hợp với đất đỏ bazan, chúng sống được trên đất khô nghèo dinh dưỡng. Khả năng tái sinh hạt kém, nhưng tái sinh chồi thì lại khá mạnh.

Khi ta cầm thanh gỗ hương cảm thấy thanh gỗ rất khô và cứng cáp chắc và nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.

Quan sát bề mặt gỗ ta thấy có màu đỏ hoặc màu vàng, nhìn kỹ ta thấy vân gỗ hương rất đẹp có chiều sâu, tom gỗ nhỏ và mịn có nhiều dải màu sắc, thớ gỗ rất dai và dẻo.

Một cách nữa ông cha ta thường dùng để nhận biết gỗ hương là ngâm gỗ hương vào nước vì khi ngâm, nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng sáng màu xanh nước chè.

Gỗ hương rất kỵ đóng giường ngủ, một số vùng miền khác còn kỵ đóng ghế ngồi nhưng quan điểm không đóng bàn ghế dần dần bị loại bỏ. Vì dân gian quan niệm ngồi hay nằm trên gỗ hương là không tốt, thực tiễn là các bạn vẫn thấy người ta đóng bàn ghế từ hương đấy thôi. Duy chỉ giường ngủ là chưa thấy ai đóng cả. Hương rất được chuộng để đóng tượng gỗ đủ mọi loại thể loại theo ý tưởng và hình dáng.

Ngày nay, những gia đình có nguồn tài chính mạnh sẵn sàng chịu chi đóng cho mình những cánh cửa gỗ Hương tuyệt đẹp. Đóng cửa từ gỗ hương đòi hỏi nguyên liệu phải chọn kỹ, mặt phải đẹp và liền lạc không được phép chắp vá. Do đó, giá để đóng được những cánh cửa trên không hề rẻ chút nào. Để đồng bộ hơn, nếu bạn thích đóng cửa từ loại gỗ này hãy chọn những kiểu trang trí hoa văn cho phù hợp nhằm tôn thêm vẻ đẹp cho những cánh cửa. Nếu bạn đang yêu thích gỗ hương.

2. Cây gù hương

cay gu huong
  • Gỗ gù hương là theo tên gọi của miền bắc. Với miền nam thường gọi là xá xị
  • Gỗ gụ hươngloại gỗcó tinh dầu mang mùi thơm đặc biệt, chỉ cần để trong nhà là gỗtự tỏa hương, khiến các loại côn trùng như muỗi, gián, kiến, bỏ đi hết.
  • Cây gỗ lớn, cao tới 25m, nhánh non không lông, đen đen. Lá có mùi sả, có phiến bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, đầu thon, gốc tù không có gân gốc phát triển rõ rệt, gân phụ 6-8 cặp, cuống dài 2-3cm. Chùy hoa ở nách lá, ngắn hơn lá. Hoa nhỏ màu lục trắng, bao hoa và nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả xoan dài 8-9mm, màu đen, trên đài tồn tại hình chén có thùy cạn.
  • Hoa tháng 3-4 quả tháng 7-8.
  • Bộ phận dùng:Rễ, thân, lá, quả Radix, Caulis, Folium et Fructus Cinnanomi Parthenoxyli. Ở Trung Quốc, có tên là Hoàng chương.
  • Nơi sống và thu hái:Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Trị tới Quảng Nam Ðà Nẵng.
  • Thành phần hóa học:Lá, gỗ thân, gỗ rễ chứa tinh dầu; hạt chứa nhiều dầu béo.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:Cũng như long não, tinh dầu, dầu hạt được dùng chữa đau tê thấp. Nước pha rễ dùng thay xá xị. Rễ, thân dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu bụng đầy trướng,đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, tiêu hóa không bình thường, ho gà, lỵ. Còn lá dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả dùng trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi.

Lợi ích kinh tế đem lại

Tượng Di Lặc gỗ gù hương

  • Gốc gù hương có nhiều hình thù kỳ lạ, chế tạo thành bàn ghế rất đẹp. Đây cũng là loại gỗ có tinh dầu mang mùi thơm đặc biệt, chỉ cần để trong nhà là gỗ tự tỏa hương, khiến các loại côn trùng như muỗi, gián, kiến bỏ đi hết.
  • Giá gỗ gù hươngcó nhiều mức. Trên các trang bán đồ gỗ online, giá sập gỗ gù hương dao động trên 65 triệu đồng, bàn ghế gỗ gù hương trị giá cả trăm triệu đồng.
  • Gỗ gù hương thuộc nhóm VI, thân gỗ có tiết ra dầu vì thế nguy cơ bị nứt là có nhưng không đáng kể. Bạn vẫn có thể sử dụng loại gỗ này và sử lý chúng để không còn tình trạng nứt nếu muốn. Cây gỗ càng non, dầu trong gỗ càng nhiều thì nguy cơ nứt càng cao còn những cây gỗ già đời, gỗ lâu năm thì những vết nứt là hy hữu.
  • Gỗ gù hương có khả năng chịu nước cao nên khi ngâm gỗ cho việc sử dụng bạn cần ngâm lâu hơn. Màu gỗ chuyển dần sang màu nâu xám và nước cũng đổi màu theo, lượng dầu trong thân cây cũng không còn. Lúc này bạn có thể dùng chúng để chế tạo ra những sản phẩm nội thất, mỹ nghệ cao cấp.

Đa số các tác phầm đều được giữ lại những nét tự nhiên như hình dáng và màu sắc. Cũng có những chiếc bàn nhìn thô đã rất độc đáo, hình dáng đặc biệt mà không cần gia công thêm gì nữa. Người sành chơi thì thích giữ giá trị mộc mạc còn những tác phẩm được đánh si bóng thì lại mang tới sự sang trọng, quý phái.

3. Cây Giáng Hương

cay giang huong

Tên khác: Giáng hương quả to, đinh hương

Tên khoa học:Pterocarpus macrocarpusKurz.

Họ thực vật: Đậu [Fabaceae]

Gỗ giáng hương được xếp vào nhóm 1

Cây gỗ lớn, cao đến 20-30 m, đường kính có thể đạt 90cm hoặc hơn nữa. Tán cây hình ô, cành non có lông mịn, cành già nhẵn. Vỏ màu nâu xám, dày trung bình 1,5 2 cm, nứt dọc, bong vảy lớn, thịt vỏ màu hơi vàng, khi vạc vỏ chảy nhựa màu đỏ tươi.

Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, mang 7-13 lá chét xếp so le. Hoa màu vàng, mọc thành chùm ở nách lá. Mỗi chùm hoa dài 7-10 cm, mang 20-25 hoa. Quả hình tròn dẹt, đường kính 4,5-cm. Khoang cứng nổi lên ở giữa, chứa 1-3 hạt. Hạt hình lưỡi liềm, khi chín có màu nâu, dài 0,6-01cm, rộng 0,3 0,5cm.

Giáng hương phân bố ở Myanma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia và Việt Nam.

Trên thế giới, Giáng hương có mặt trong 2 kiểu rừng chính là rừng hỗn loài nửa rụng lá [rừng bán thường xanh] và rửng rụng lá mà chủ yếu là rừng thưa cây họ Dầu [rừng khộp], đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau nhưng tốt nhất là trên đất có thành phần cơ giới nhẹ và thường sống ven sông nơi gần nguồn nước. Thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển, chịu được điều kiện mưa nhiều và biên độ nhiệt lớn, nhiêt độ tối cao tuyệt đối 37,7-44,5oC và tối thấp tuyệt đối 4,4-11,2oC. Lượng mưa bình quân 889-3552 mm/năm, mọc tốt ở vùng có lượng mưa 1270-1520 mm/năm.

Ở Việt Nam, Giáng hương cũng có mặt trong hai kiểu rừng là rừng khộp và rừng bán thường xanh, ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Thường thấy ở những nơi có độ cao so với mực nước biển từ 20 m đến 680 m, tập trung ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 2-100, nhiệt độ trung bình năm 21-26,5oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36-42oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1,7-15,0oC, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 29,7-35oC, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 10,6-20,9oC. Mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu thích hợp với những vùng có khí hậu chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt.

Thiềm Thừ ngậm tiền gỗ nu giáng hương

Tại Việt Nam, gỗ dáng hương quả to được xếp vào nhóm 1. Gỗ dáng hương quả to khá đẹp, có mùi thơm nhẹ, cứng, vân hoa đẹp, ít nứt nẻ, không bị mối mọt.

Làm thuốc: Một số báo cáo cho biết loài cây này có chứa hoạt chất chữa bệnh đái tháo đường týp 2.

Nhựa cây có thể dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.

Gỗ có lõi và giác phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu vàng, vân đẹp, bền và có mùi thơm dễ chịu, khả năng hấp sấy khô chậm nhưng dễ khô kiệt, lõi cứng hơi khó gia công.

Gỗ Giáng Hươngcó độ bền cao, màu sắc đẹp và được thị trường vô cùng ưa chuộng, giá một m3 gỗ đã qua xử lý dao động ít nhất từ 40-50 triệu đồng.Gỗ Giáng Hươngnặng trung bình, thuộc loại gỗ quý, dùng được trong xây dựng,đóng đồ dùng cao cấp, bàn ghế, đồ mỹ nghệđều có giá trị cao hơn so với những loại gỗ thông thường khác.

Ngoài ra,gỗ Giáng Hươngcòn dùng để đóng đồ nội thất nhưgiường, tủ, bàn ghế và sàn gỗ tự nhiên. Không dừng lại ở đấy, vỏ củaCây Giáng Hươngcó chứa tanin và nhựa của loài cây này có màu đó còn có thể dùng để nhuộm quần áo.

>> Xem các mẫu tượng gỗ đẹp

Video liên quan

Chủ Đề