Cách sử dụng đồng hồ đo điện sanwa cd800a

Đồng hồ vạn năng Sanwa CD800A là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng. Các chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế, ngoài ra có một số đồng hồ còn có thể đo tần số dòng điện, điện dung tụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn [transitor]...

Giới thiệu đồng hồ đo vạn năng Sanwa CD800A

Đồng hồ vạn năng Sanwa CD800A sử dụng các linh kiện điện tử chủ động do đó cần có nguồn điện như pin. Đây là loại thông dụng nhất hiện nay, có thể hiển thị nhiều kết quả đo đồng thời qua mặt đồng hồ điện tử. Sản phẩm chính hãng của Sanwa được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại của Nhật, đảm bảo chất lượng với một mức giá phù hợp. 

 


Thiết bị được làm từ chất liệu đàn hồi, chống sốc khi rơi. Vật liệu cao cấp, độ bền cao
- Kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng mạnh mẽ dễ dàng mang theo khi sử dụng hay bảo quản khi không sử dụng. 
- Kết cấu chắc chắn, độ bền cao. 

- Sản phẩm cho độ chính xác cao giúp bạn luôn yên tâm và có được hiệu quả cao trong công việc.

Vỏ nhựa mềm chịu nhiệt, trở kháng cao, chống va đập.- Đồng hồ có thể lưu trữ đến 4000 số liệu.- Tự động tắt khi không sử dụng giúp tiết kiệm pin.

- Vỏ hộp có chức năng giống chân đế để bàn. 

Công ty TNHH MTV TM Kết Nối Tiêu Dùng là nhà phân phối Sanwa chính thức tại Tp. Hồ Chí Minh, Ketnoitieudung.vn luôn cung cấp cho bạn những sản phẩm chính hãng, chất lượng với giá tốt hơn so với giá thị trường.

Với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẽ giúp bạn lựa chọn được Sản phẩm phù hợp với nhu cầu công việc của bạn. Giao hàng nhanh 1-2 giờ làm việc. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm và hài lòng khi đến với Công ty của chúng tôi. 

Nhanh tay đặt hàng để được hưởng những ưu đãi hấp dẫn từ Ketnoitieudung.vn!


5/5

 
 
 
 
 

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đồng hồ vạn năng điện tử, ampe kìm là các thiết bị đo điện hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số, có khả năng đo hầu hết các thông số điện năng, cho kết quả chính xác nhanh chóng. Hiện nay có nhiều loại đồng hồ vạn năng điện tử và ampe kìm khác nhau nhưng về cơ bản đều có chung các tính năng cũng như cách thức sử dụng như nhau. Sau đây là các ứng dụng cơ bản và thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử, ampe kìm.

1. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử.

Đồng hồ vạn năng điện tử, còn gọi là đồng hồ vạn năng hiển thị số là loại thiết bị đo điện thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng, giúp người đo dễ dàng đọc, tránh sai số.

a. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo dòng điện.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện một chiều [A.DC]và dòng điện xoay chiều [A.AC].

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+]
  • Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
  • Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
  • Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương [+] và que đo màu đen về phía cực âm [-] theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
  • Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
  • Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.

Chú ý: Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.

b. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện áp.

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều và V~ để đo điện áp xoay chiều.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+].
  • Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V [AC.V] lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
  • Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo [Đo song song]. Nếu đo DC.V thì đặt que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao, nếu đo AC.V thì không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.
  • Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình.

c. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở.
Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu [+]
  • Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở [Đo song song]. Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
  • Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.
  • Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

Chú ý:

  • Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
  • Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện – đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
  • Khi đo điện trở nhỏ [cỡ 10kΩ], tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.

d. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử kiểm tra thông mạch và tiếp giáp bán dẫn.

Kiểm tra thông mạch:

  • Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch.
  • Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại.

Kiểm tra tiếp giáp P-N:

  • Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch .
  • Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Khi diode được phân cực thuận thì sụt áp

Chủ Đề