Cách tháo khay nước sau tủ lạnh Hitachi

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách khắc phục tủ lạnh Hitachi bị chảy nước thông qua mẹo vặt hữu ích dưới đây bạn nhé.

Chảy nước ra sàn từ khay nước phía sau tủ

Nguyên nhân:

- Khay nước tủ lạnh bị bụi bẩn bám nhiều, làm tắc lỗ thoát nước, gây nên hiện tượng tích nước và làm chảy nước ra sàn.

- Đôi khi, khay nước có thể bị nứt cũng có thể làm tủ lạnh bị chảy nước.

- Ống cấp nước của tủ lạnh bị hỏng hoặc kết nối của ống cấp nước lỏng cũng có thể gây nên hiện tượng chảy nước.

Khắc phục:

- Đầu tiên, bạn phải rút phích cắm của tủ lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa.

- Lấy khay nước ra và tìm đường ống thoát nước. Kiểm tra xem ống có bị gấp khúc, tắc hay thủng ở đâu không.

- Nếu không được, bạn cần tiếp tục xem xét đĩa hứng có bị nứt, vết lõm hay xuất hiện lỗ hỏng nào không. Trong trường hợp có, bạn cần gọi điện cho nơi bảo hành để thay mới.

- Trong trường hợp vẫn không thể ngăn nước rò rỉ, bạn cần kiểm tra ống thoát nước ở phía sau tủ xem có bị hư hoặc lỏng hay không và thay thế ống cấp nước mới trong trường hợp cần thiết.

- Nếu đã làm tất cả mà tủ lạnh vẫn tiếp tục bị rò rỉ, hãy gọi thợ bảo hành đến và sửa chữa.

Xem thêm : Dịch vụ bảo hành tủ lạnh Hitachi

Chảy nước trong ngăn mát tủ lạnh Hitachi

Nguyên nhân:

- Nước rỉ ra từ thực phẩm tươi như rau, củ, quả,… do bạn mua về và bỏ ngay vào tủ lạnh.

- Bạn đã cho quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, gây nghẽn đường thông gió giữa ngăn mát và ngăn đá.

- Hệ thống điện có nhiệm vụ điều khiển tủ lạnh bị hỏng, làm đá tan gây chảy nước.

Khắc phục:

- Kiểm tra các thức ăn có trong tủ và lấy ra những bao bì chứa nước đã gây ra sự cố này.

- Kiểm tra đường thông gió [các lỗ thoát hơi lạnh] trên hai ngăn tủ lạnh bằng mắt thường xem có bị bịt kín không

Trước khi tiến hành vệ sinh tủ lạnh Hitachi, để đảm bảo an toàn cho bạn và tránh gây hư hỏng cho tủ lạnh Hitachi bạn lưu ý các điều sau:

  1. Luôn nhớ rút phích cắm tủ lạnh ra khỏi ổ điện trước khi làm vệ sinh.
  2. Không sử dụng các chất tẩy rửa dạng lỏng dễ cháy hay có độc để vệ sinh tủ lạnh.
  3. Chỉ sử dụng nước rửa chén hoặc nước xà phòng pha loãng khi vệ sinh.
  4. Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh [thuốc tẩy, hóa chất, xăng, dầu...] hay bàn chải có thể dễ làm phai, xước màu sơn tủ lạnh.
  5. Không sử dụng nước nóng tránh làm nứt vỡ, biến dạng ngăn kệ tủ.
  6. Lau sạch hơi ẩm bằng mút mềm hoặc vải khô để ngăn không cho nước hoặc chất lỏng lan vào các bộ phận điện và gây giật.

Sau khi đã chắc chắn không bỏ sót điều gì bên trên thì bạn có thể bắt đầu vệ sinh chiếc tủ lạnh của mình theo hướng dẫn dưới đây:

1. Rút dây nguồn của tủ lạnh ra khỏi ổ cắm

2. Lấy hết thực phẩm ra khỏi tủ lạnh

Trong lúc này, bạn cũng có thể tiện phân loại những thức ăn nào sắp hết hạn sử dụng hoặc không còn dùng nữa để bỏ đi.

3. Tháo gỡ và làm sạch các ngăn kệ trong tủ

Hãy tháo hết các ngăn kệ, bất cứ thành phần nào có thể tháo ra được bên trong tủ và cho chúng vào bồn rửa. Dùng nước rửa chén và một miếng mút mềm lau rửa nhẹ nhàng các khay kệ vừa lấy ra này.

Bạn cũng có thể dùng nước ấm để các vết bẩn trôi đi nhanh hơn nhưng không được dùng nước quá nóng vì rất dễ làm nứt, biến dạng ngăn tủ.

Sau khi đã rửa xong, lau khô và đặt các ngăn tủ vào nơi khô cho ráo nước.

4. Vệ sinh bên trong tủ lạnh

Vì tủ lạnh là nơi thường xuyên trong tình trạng “ẩm ướt”, nếu sử dụng khăn ướt để lau vào những chỗ dơ có thể sẽ làm chất bẩn lan ra nhiều hơn nên hãy chọn cho mình một miếng vải khô hoặc mút mềm thấm hút tốt.

5. Vệ sinh bên ngoài tủ lạnh

Đối với tủ lạnh dùng mặt kính: bạn chỉ cần dùng khăn giấy và nước chùi kính lau sạch phần bề mặt cửa và phần tay cầm.

Với tủ lạnh thép không gỉ hoặc sơn tĩnh điện: thấm ướt một miếng vải bằng giấm và lau chùi tủ và đừng quên lau sạch phần nóc tủ lạnh.

6. Làm sạch khay thoát nước phía sau tủ

Nước ở máng nước phía sau tủ lạnh thường sẽ tự bay hơi hết bởi hơi nóng toát ra từ động cơ của tủ lạnh do đa phần các tủ lạnh ngày nay có lượng nước thoát ra rất ít.

Nếu như bạn thấy phía sau tủ có mùi hôi, hoặc máng nước quá nhiều nước, dơ bẩn thì có thể tháo ra đổ nước và lau chùi lại.

7. Gắn lại các khay kệ đã tháo ra, sắp xếp thức ăn vào và cắm phích tủ lạnh

Bạn cũng nên lau hết lại những chai, lọ để mọi thứ được sạch sẽ hơn, tránh dây bẩn lại cho tủ lạnh.

Sau khi đã sắp xếp thực phẩm vào lại tủ lạnh như cũ, bạn có thể cắm điện vào ngay. Ở một số tủ lạnh, máy nén [động cơ] của tủ sẽ khởi động sau khi cắm điện từ 10 tới 20 phút.

Vệ sinh tủ lạnh tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi không chú ý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của tủ lạnh và cả sức khỏe của cả nhà.

Nên duy trì thói quen vệ sinh chiếc tủ lạnh của gia đình mình ít nhất 1 lần mỗi tháng là thích hợp nhất để đảm bảo chiếc tủ lạnh luôn vận hành ổn định và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình mình.

Chủ Đề