Cách thoát khỏi đột quỵ

Khi một người cảm thấy nặng mặt, đầu gục sang một bên và không thể gượng lại được hoặc có cảm giác tê rần một bên mặt, hãy nhờ sự trợ giúp ngay. Trong trường hợp khi được yêu cầu mỉm cười, người bệnh không thể thực hiện, hãy đưa họ đến bệnh viện ngay lập tức.

Triệu chứng cảnh báo đột quỵ

1.2. Yếu cánh tay

Thông thường, người bị đột quỵ sẽ có cảm giác bị tê hay yếu đột ngột ở một hoặc cả hai cánh tay. Trong trường trường hợp này, bạn có thể yêu cầu người đó nâng cao cánh tay, nếu không thể thực hiện được, hãy kịp thời đưa họ đến bệnh viện.

1.3. Khó khăn khi phát âm

Người bị đột quỵ thường nói líu nhíu, không rõ tiếng. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu họ trả lời những câu hỏi đơn giản, nếu họ không thể trả lời một cách rành mạch, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

 1.4. Mất thăng bằng cơ thể

Một người bị đột quỵ thường cảm thấy khó khăn trong việc giữ thăng bằng cơ thể hoặc khó khăn khi di chuyển và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể.

1.5. Đau nhói đầu

Người bị đột quỵ có thể bị đau nhói đầu đột ngột mà không rõ lý do. Tình trạng này thường cảnh báo nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não.

2. Xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ

Theo các chuyên gia tim mạch cho biết, thời gian vàng để cấp cứu cho các bệnh nhân đột quỵ là 4-6 giờ đầu khi xuất hiện triệu chứng của cơn đột quỵ.  Nếu trong khoảng thời gian này, người bệnh được sơ cứu đúng cách, kịp thời đưa đến bệnh viện để được cấp cứu sẽ có cơ hội sống sót và tránh được những di chứng nguy hiểm.

Xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ đúng cách giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ biến chứng nghiêm trọng

Tuy nhiên do không có có kiến thức, nhiều gia đình để bệnh nhân ở nhà cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, không đưa đến bệnh viện kịp thời làm lỡ mất cơ hội tối ưu để điều trị.

Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.

Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt. Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ.

Trong khi chờ xe cấp cứu 115, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng.

Theo Tiến sĩ, Bác sỹ Phùng Đức Lâm – Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng cho biết, nhồi máu não chiếm khoảng 80% trong tổng số đột quỵ não, tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư, di chứng tàn tật đứng hàng đầu. Những người thoát khỏi tử vong thường để lại di chứng nặng nề về thể xác và tâm thần như: mất khả năng lao động, phải có người chăm sóc thường xuyên… là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

[TS.BS Phùng Đức Lâm thăm khám người bệnh]

Dấu hiệu nhận biết sớm và xử trí đúng cách

Người bệnh bị đột quỵ não thường có biểu hiện rõ trên gương mặt khi cười, nhe răng. Người bệnh có thể yếu hoặc liệt tay chân hoặc có vấn đề về ngôn ngữ như không thể hiểu, nói, hoặc lặp lại một số từ đơn giản…

Bệnh này thường hay gặp ở những người cao tuổi song hiện nay độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Đây là nỗi lo không của riêng ai. Khi gặp trường hợp đột quỵ chúng ta cần: Để người bệnh nằm nghiêng đầu sang phải, nếu người bệnh có nôn thì móc hết chất nôn để người bệnh dễ thở và gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp cấp cứu kịp thời. Sai lầm phổ biến của người nhà là cho người bệnh xoa dầu, chích máu ngón tay tại nhà mà không đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế.

Với người bệnh đột quỵ, gia đình không nên tự ý cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc gì vì lúc này người bệnh thường có rối loạn nuốt, nếu gia đình tự cho uống một số loại thuốc sẽ làm cho người bệnh sặc nôn hoặc hít vào đường thở gây viêm phổi do hít hoặc làm bít tắc đường thở. Nhiều gia đình tự mua thuốc An Cung để điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc An Cung không có trong khuyến cáo của Hội đột quỵ châu Âu và thế giới trong phòng và chữa bệnh đột quỵ. Một số ít người bệnh sau khi uống viên An Cung thấy khỏi do người bệnh tai biến mạch máu não thoáng qua, có triệu chứng xuất hiện giống như đột quỵ nhồi máu não, ở bệnh này không cần uống thuốc cũng tự hết vì cơ thể tự phản ứng làm tan cục huyết khối gây tắc mạch. Thể bệnh này cũng rất nguy hiểm bởi vì chúng ta tưởng khỏi bệnh không đi khám tầm soát các yếu tố nguy cơ và phòng chúng, có thể người bệnh sẽ đột quỵ nhồi máu não thật sự.

Điều trị đột quỵ não

Phương pháp 1: Kỹ thuật điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch là một trong những kỹ thuật điều trị triệt để, dùng thuốc tiêm trực tiếp vào đường tĩnh mạch nhằm làm tan cục máu đông trong lòng mạch. Được chỉ định trên người bệnh bị đột quỵ nhồi máu não cấp trong vòng 4,5 giờ đầu. Đây là kỹ thuật an toàn, làm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật đến 30%. Vì vậy gia đình người bệnh phải ghi nhớ chính xác thời điểm đầu tiên bị đột quỵ là rất quan trọng. Tuy nhiên chỉ có khoảng 5% người bệnh được chỉ định dùng thuốc này vì thời gian người bệnh phải đến sớm và một số chống chỉ định kèm theo. Phương pháp này đối với đột quỵ tắc mạch lớn khả năng tái thông động mạch chỉ đạt được 15-25%.

Phương pháp 2: Kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Bác sỹ đưa một kim nhỏ qua đường động mạch đùi, đưa các dụng cụ chuyên biệt qua đường động mạch đến nơi động mạch bị tắc lấy cục huyết khối ra khỏi lòng mạch kỹ thuật này được chỉ định trên người bệnh đột quỵ có tắc mạch lớn và đến trước 6 giờ tính từ lúc khởi phát. Kỹ thuật này làm thông mạch máu với tỷ lệ cao, biến chứng chảy máu nội sọ thấp, nhiều người bệnh sau can thiệp đã phục hồi hoàn toàn các nghiên cứu cho thấy sau 3 tháng có khoảng 70% người bệnh có thể đi lại được.

Mỗi năm Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp tiếp đón trên 1700 ca đột quỵ não. Để giành giật thời gian vàng cứu sống người bệnh cũng như giảm thiểu chi phí trong điều trị bệnh, lãnh đạo bệnh viện đã cử cán bộ sang Singapore học tập. Năm 2018, bệnh viện đã áp dụng thường quy kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học trên 100 người bệnh bị đột quỵ nhồi máu não cấp. Trong đó phải kể đến hai trường hợp người bệnh nặng tỷ lệ tử vong cao đã được cứu sống nhờ kỹ thuật mới đó là: Ngày 21/12/2018, người bệnh Trương T.M.P 23 tuổi vào Bệnh viện Đa khoa quốc tế, sau đó chuyển sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp bị bệnh giờ thứ 2 trong tình trạng thất ngôn, liệt 1/2 người đã được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học sau 40 phút người bệnh nói tốt, liệt phục hồi hoàn toàn. Mới đây nhất, ngày 17/8/2019 người bệnh P.V.Th 59 tuổi bị đột quỵ giờ thứ 2 do tắc động mạch thân nền với biểu hiện hôn mê sâu, liệt tứ chi, sau khi được can thiệp lấy huyết khối hiện nay người bệnh có thể nói tốt, liệt phục hồi hoàn toàn.

Hình 1: cắt lớp vi tính 768 dãy

Hình 2:Hình ảnh DSA mạch máu não trước và sau khi được can thiệp

Theo Tiến sỹ, Bác sỹ Phùng Đức Lâm chia sẻ trường hợp này nếu người bệnh không được lấy huyết khối tỷ lệ tử vong là 75-80% nếu qua được cũng để lại di chứng liệt tứ chi hoặc phải sống đời thực vật, rất may mắn là người bệnh đã được đến bệnh viện kịp thời được áp dụng kỹ thuật mới người bệnh đã hồi phục nhanh chóng và không để lại di chứng.

Trên gương mặt thể hiện niềm vui, người bệnh P.V.Th chia sẻ “Tôi thấy mình thật may mắn vì đã được đưa đến bệnh viện và được điều kịp thời. Đội ngũ y bác sỹ khoa Thần Kinh Bệnh viện Việt Tiệp đã rất tận tâm, nhiệt tình cứu giúp tôi hồi phục, không để lại di chứng. Tôi hy vọng những người bệnh như tôi sẽ được đưa đến bệnh viện sớm và được điều trị bằng các kỹ thuật tiên tiến có ở bệnh viện để hạn chế được những di chứng đáng tiếc của bệnh đột quỵ não”.

Chủ Đề