Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là gì

Độ đa dạng không phải đặc trưng của quần thể mà là đặc trưng của quần xã. Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là: cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng.

Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể

A. độ đa dạng
B. kích thước quần thể
C. mật độ cá thể
D. tỉ lệ đực – cái

Đáp án đúng A.

Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể: độ đa dạng, quần thể là một tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với những quần thể cùng loài khác.

Giải thích vì sao chọn A là đáp án đúng:

Các đặc trưng của quần thể:

* Cấu trúc sinh sản và cấu trúc giới tính:

Cấu trúc sinh sản là tỉ lệ con đực trên con cái trong đàn sinh sản. Tỉ lệ này chủ yếu phụ thuộc vào tập tính sinh sản của từng loài, mục đích của nó nhằm nâng cao khả năng thụ tinh cho trứng hay sức sống của thế hệ con, tăng tỉ lệ sống sót…

* Thành phần nhóm tuổi:

Đời sống của sinh vật thường gồm 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. Nó phụ thuộc vào: tuổi thọ trung bình của loài, khu vực phân bố, điều kiện sống và khả năng sống sót của từng nhóm tuổi. Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta đoán trước được sự phát triển của quần thể trong tương lai.

* Sự phân bố cá thể:

Có 3 dạng phân bố:

– Phân bố đều khi đạt điều kiện môi trường đồng nhất. Các cá thể ở môi trường này có tính lãnh thổ cao. Dạng phân bố này thực chất hiếm gặp trong tự nhiên.

– Phân bố theo nhóm khi điều kiện môi trường không đồng nhất và các cá thể có xu hướng tụ lại với nhau. Dạng phân bố này hay gặp nhất trong tự nhiên.

– Phân bố ngẫu nhiên là dạng trung gian, khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể lại không có tính lãnh thổ cao cũng không có xu hướng tụ lại. Dạng phân bố này cũng khá ít gặp trong tự nhiên.

* Kích thước cá thể và mật độ cá thể:

Kích thước là tổng số cá thể trong quần thể phù hợp với nguồn sống, không gian mà nó chiếm cứ. Mật độ là số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích [nếu quần thể trong nước] mà quần thể sinh sống. Nó cũng cho thấy khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể.

* Sức sinh sản, mức độ tử vong của cá thể:

Sức sinh sản là khả năng gia tăng số lượng của quần thể. Nó phụ thuộc vào sức sinh sản của các cá thể.

Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể khác. Đó là các đặc trưng về tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước quần thể ….

I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH:

– Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

II.  NHÓM TUỔI:

– Người ta chia cấu trúc tuổi thành:

  + Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.

  + Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể

  + Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

– Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

– Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ:  khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai thác hết  tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá mức.

III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Gồm 3 kiểu phân bố:

1. Phân bố theo nhóm:

– Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường [di cư, trú đông, chống kẻ thù …]

2. Phân bố đồng đều:

– Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.

3. Phân bố ngẫu nhiên:

– Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ:

– Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.

Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật

Tỉ lệ giới tính

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính

Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60

Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau.

Do tỉ lệ tử vong khác nhau giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực

Với loài kiến nâu [Formica rufa], nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn cá thể cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực.

Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy theo điều kiện môi trường sống [nhiệt độ]

Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần

Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật

Muỗi đực tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái

Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và con cái – muỗi đực không hút máu như muỗi cái. Muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muỗi cái bay khắp nơi tìm động vật hút máu.

Ở cây thiên nam tinh [Arisaema japonica] thuộc họ Ráy, củ rễ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái, còn loại rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây có hoa đực.

Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể?

Những đặc trưng cơ bản của quần thể.
Tỉ lệ giới tính. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. ... .
Thành phần nhóm tuổi. Quần thế gồm có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. ... .
Mật độ quần thể.

Quần thể có những đặc điểm gì?

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, khả năng sinh sản và tạo lên thế hệ mới. + Quan hệ hỗ trợ: các cá thể giúp đỡ nhau khai thác nguồn sống của môi trường.

Đặc trưng cơ bản nhất của một quần thể là mất đồ gì?

Mật độthể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của quần thể bởi vì mật độthể có sự ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong.

Các đặc trưng cơ bản của quần thể là gì đặc trưng nào là quan trọng nhất vì sao?

- Quần thể có 3 đặc trưng cơ bản là: tỉ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi và mật độ cá thể. - Trong đó, đặc trưng quan trọng nhất là mật độ cá thể. nó quyết định mức sử dụng nguồn sống trong môi trường và khả năng sinh sản và tử vong củathể.

Chủ Đề