Cách tính tụ bù cho gia đình

TỦ TỤ BÙ LÀ GÌ? Tại sao cần phải có TỦ TỤ BÙ, Ứng dụng của tủ tụ bù ,Nguyên lý hoạt động của tủ điện tụ bù ra sao ? cách tính toán dung lượng tụ bù cần thiết như thế nào ?

1. Tại sao phải bù công suất phản kháng?

Công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật: 

– Về kinh tế: chúng ta phải trả tiền cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ.

– Về kỹ thuật: công suất phản kháng gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền.

Vì vậy, ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Q để hạn chế ảnh hưởng của nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số cosφ.

Lợi ích khi nâng cao hệ số công suất cosφ:

– Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện [máy biến áp, đường dây …].

– Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.

– Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.

Theo quy định của Bộ Công Thương: “Thông tư Quy định về mua, bán công suất phản kháng” có hiệu lực từ ngày 10/12/2014, người sử dụng điện sẽ bị phạt tiền nếu hệ số công suất cosφ dưới mức cho phép.

Để cải thiện hệ số công suất [hệ số cos phi] mạng điện, cần một bộ tụ điện làm nguồn phát công suất phản kháng. Giải pháp này gọi là bù công suất phản kháng.

Tải mang tính cảm có hệ số công suất thấp sẽ nhận thành phần dòng điện phản kháng từ máy phát đưa đến qua hệ thống truyền tải phân phối, do đó kéo theo tổn thất công suất và hiện thượng sụt áp.

Khi mắc các tụ song song với tải, dòng điện có tính dung của tụ sẽ có cùng đường đi như thành phần cảm kháng của dòng tải, vì vậy hai dòng điện này sẽ triệt tiêu lẫn nhau Ic = IL . Như vậy không còn tồn tại dòng phản kháng qua phần lưới phía trước vị trí đặt tụ.

Đặc biệt, ta nên tránh định mức động cơ quá lớn cũng như chế độ chạy không tải của động cơ vì lúc này hệ số công suất của động cơ rất nhỏ [0.17] do lượng công suất tác dụng tiêu thụ ở chế độ không tải nhỏ.

2. TỦ TỤ BÙ LÀ GÌ?

Tủ điện tụ bù công suất phản kháng hay còn gọi là TỦ TỤ BÙ thông thường bao gồm các Tụ bù điện mắc song song với tải, được điều khiển bằng một Bộ điều khiển tụ bù tự động thông qua thiết bị đóng cắt Contactor.

tủ tụ bù

TỦ TỤ BÙ có chức năng chính là nâng cao hệ số công suất cosφ [cos phi] qua đó giảm công suất phản kháng [công suất vô công] nhằm giảm tổn thất điện năng tiết kiệm chi phí. Người sử dụng sẽ giảm hoặc không phải đóng tiền phạt công suất phản kháng theo quy định của ngành Điện lực.

3. CẤU TẠO TỦ TỤ BÙ

Tủ tụ bù công suất phản kháng 3 pha thông thường được cấu tạo từ những thiết bị sau:

– Điện áp: 380 ÷ 440V

– Tần số: 50/60Hz

– Tự động tính toán dung lượng cần bù để đóng cắt tụ bù hợp lý đảm bảo hệ số công suất dao động gần ngưỡng cài đặt [cosφ = 0.95]

– Các cấp tụ bù được đóng cắt luân phiên nhằm nâng cao tuổi thọ của tụ bù và thiết bị đóng cắt

– Đèn báo pha Xanh – Đỏ – Vàng

– Cầu chì bảo vệ

– Aptomat

– Contactor

– Tủ 2 lớp cánh bằng thép sơn tĩnh điện, mặt kính, có chân đế, tủ trong nhà, đặt trên sàn / tủ ngoài trời, chống nước mưa

Tùy chọn:

– Đồng hồ Volt, Ampe

– Chuyển mạch Volt, Ampe đo 3 pha

– Quạt làm mát

– Còi báo sự cố

– Cuộn kháng lọc sóng hài

sơ đồ nguyên lý tủ tụ bù

TỦ TỤ BÙ được dùng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao, sử dụng các Contactor để thay đổi số lượng tụ bù vào vận hành, quá trình thay đổi này có thể điều khiển bằng chế độ tự động hoặc bằng tay. Hiện nay, TỦ TỤ BÙ thường sử dụng 2 loại Tụ bù điện là tụ dầu và tụ khô.

Tủ tụ bù thường sử dụng 02 loại tụ bù phổ biến là tụ bù dầu và tụ bù khô, có nhiều dung lượng phân chia phù hợp với nhu cầu sử dụng từ 5Kvar – 50Kvar.

Ngoài thành phần chính là Tụ bù điện, TỦ TỤ BÙ còn có thể được lắp thêm Cuộn kháng lọc sóng hài để tăng tính ổn định của hệ thống điện và bảo vệ tụ điện. Các cuộn kháng lọc sóng hài được chế tạo phù hợp với tính chất sóng hài của mạng điện gồm các loại cuộn kháng 6%, 7%, 14%.

4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG TỦ TỤ BÙ

Nguyên lý hoạt động của Tủ tụ bù là đo độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện nếu nó nhỏ hơn giá trị cài đặt [thường là 0.95] để tự động đóng cắt tụ bù cho đến khi đạt được trị số như yêu cầu và giữ hệ số công suất quanh giá trị cài đặt.

Nếu độ lệch pha của dòng điện và điện áp nhỏ hơn giá trị cài đặt [hệ số cài đặt thông thường là 0.95] thì bộ điều khiển sẽ tự động đóng cắt tụ bù cho đến khi đạt được giá trị gần nhất so với hệ số cài đặt, và giữ ở trị số đó. Bộ điều khiển tụ bù được lập trình để tối ưu quá trình đóng cắt phù hợp với nhu cầu cụ thể của hệ thống.

Khi vận hành tủ bù điện ở chế độ tự động, bộ điều khiển tủ bù sẽ tự động tính toán được lượng công suất cần thiết để đưa ra các chỉ lệnh đóng cắt contactor hợp lý để đảm bảo hệ số cos phi ổn định theo quy định ngành điện. Mỗi cấp của bộ điều khiển sẽ được gán với 1 contactor để thực hiện nhiệm vụ đóng cắt.

TỦ TỤ BÙ thường có khoảng từ 4 ÷ 14 cấp, mỗi cấp sẽ ghép với 01 thiết bị đóng cắt Contactor.

Nhằm đảm bảo tụ bù điện vận hành trơn tru và hiệu quả, ổn định và lâu bên, các kỹ sư điện hay sử dụng cuộn kháng lọc sóng hài để tụ bù điện hoạt động tốt nhất. Các cuộn kháng lọc sóng hài có các loại như 6%, 7%, 14% tùy vào mạng điện.

Có các phương thức và phương pháp bù như: bù nền, bù ứng động, bù tập trung, bù theo nhóm, bù riêng…

5. Ứng dụng TỦ TỤ BÙ:

TỦ TỤ BÙ công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao là thành phần gây ra công suất phản kháng. TỦ TỤ BÙ có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời, có thể hoạt động kết hợp với tủ phân phối tổng MSB hay lắp đặt độc lập, TỦ TỤ BÙ lắp đặt tại phòng kỹ thuật hay tại khu vực trạm máy biến áp của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,..

6. TÍNH TOÁN DUNG LƯỢNG TỤ TỦ BÙ

Cách tính Toán dung lượng tụ bù

Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất [P] của tải đó và hệ số công suất [Cosφ] của tải đó :Giả sử ta có công suất của tải là PHệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 [ trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn ]Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 [ sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ]Công suất phản kháng cần bù là Qb = P [tgφ1 – tgφ2 ].

Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù.

Đối với quá trình vận hành của mỗi doanh nghiệp, vấn đề chi phí điện năng luôn là một trong những yếu tố cần xem xét, giải quyết sao cho hợp lý nhất. Bởi thế mà việc lắp đặt và sử dụng tụ bù đúng cách là điều vô cùng cần thiết. Với cơ chế hoạt động cùng những công dụng tuyệt vời mà tụ bù có thể hỗ trợ doanh nghiệp như tiết kiệm chi phí tối đa trong sản xuất, đảm bảo chất lượng hệ thống máy móc,… liệu bạn đã thực sự biết cách lắp tụ bù sao cho chính xác và đặt được những tác dụng tối ưu nhất? 

Tụ bù là thiết bị như thế nào?

Tụ bù là một thiết bị gồm hai vật dẫn được đặt gần nhau, ngăn cách bằng một lớp điện môi. Tác dụng chính của thiết bị này là tích và phóng điện bên trong mạch điện. Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện gọi là điện dung của tụ bù. Đồng thời, tụ bù được tính bằng thương giữa điện tích và hiệu điện thế của tụ bù C=Q/U.

>>> Mua ngay: Sản phẩm tụ bù tốt nhất 

Cấu tạo và phân loại tụ bù

Cấu tạo tụ bù gồm:

  • Lớp vỏ ngoài: dạng kín, được làm từ kim loại hoặc nhựa.
  • Đầu tụ bù: gồm hai bản cực, thường bằng nhôm, nối kín vào bên trong và được quấn bên ngoài bằng giấy cách điện.

Phân loại dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Phân loại dựa vào điện áp: gồm tụ bù điện 1 pha và tụ bù điện 3 pha.
  • Phân loại dựa vào cấu tạo: Tụ bù khô và tụ bù điện dầu.
  • Phân laoij tụ bù dựa vào điện áp: tụ bù hạ thế 1 pha và tụ bù hạ thế 3 pha.

Lí do bạn nên lắp đặt tụ bù?

Trong sản xuất và sinh hoạt, các thiết bị điện mà chúng ta sử dụng ngoài tiêu thụ điện còn xuất hiện một lượng điện năng hao phí nhất định gọi là công suất phản kháng. Chính công suất phản kháng này khiến cho điện năng bị hao phí làm sụt áp, quá tải, lãng phí.

>> Có thể bạn quan tâm

Tìm Hiểu Về Bộ Điều Khiển Tụ Bù MIKRO 12 Cấp Chính Hãng

5 Tác Dụng Lớn Nhất Của Tụ Bù Điện Có Thể Bạn Chưa Biết

Đánh Giá Chi Tiết 2 Loại Tụ Bù Samwha 50kvar Bán Chạy Nhất

Lợi ích khi lắp đặt tụ bù

Giảm thiểu tối đa góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện: Điều này khiến cho công suất phản kháng có sự hao giảm, làm giảm được điện năng hao phí, tiết kiệm tương đối khoản tiền điện mà hộ gia đình hay doanh nghiệp cần chi trả.

Giảm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo trì: Khi bắt đầu khởi động các động cơ, máy móc lớn hay chạy quá tải, thường xuyên có hiện tượng sụt áp trên toàn lưới điện. Khi lắp đặt tụ bù, tổng công suất giảm xuống kéo theo điện áp trên toàn lưới cũng có sự hao giảm. Từ đó, hệ thống máy móc sẽ tránh được quá tải, hỏng hóc làm tốn kém chi phí sửa chữa và thay thế.

Lắp tụ bù thế nào mới là đúng cách?

Việc lắp đặt tụ bù đúng cách có ảnh hưởng lớn đến công dụng và quá trình hoạt động của tụ bù, đảm bảo khả năng hỗ trợ máy móc vận hành tốt, tối ưu tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng.

Vì vậy, khi lắp tụ bù, người sử dụng cần căn cứ vào các điều kiện, quy mô và loại hình khác nhau.

Đối với các cơ sở sản xuất lớn: Do có tổng công suất thiết bị lớn, thường có trạm biến áp, cần biện pháp lọc sóng nhằm bảo vệ tụ bù nên khi lắp đặt tụ bù cần chú ý dùng hệ thống tụ bù tự động chia nhiều cấp, có thể lắp đặt cuộn kháng lọc sóng hài để bảo vệ tụ bù, hạn chế cháy nổ.

Đối với các cơ sở sản xuất trung bình: Với đặc điểm tổng công suất khoảng vài trăm kW, không cần lọc sóng hài, công suất phản kháng tới vài trăm kVAr, không thể dùng phương pháp bù tĩnh mà cần chia ra nhiều cấp tụ bù: cách bù thủ công và bù tự động.

Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ: Tổng công suất khoảng vài chục kW, không cần lọc sóng hài, có công suất phản kháng tương đối thấp thì chỉ cần dùng phương pháp bù tĩnh đối với các nhu cầu cần bù công suất phản kháng thấp, tiết kiệm.

Hướng dẫn lắp tụ bù

Những tham số quan trọng PFR mà người dùng cần lưu ý:

Hệ số công suất: từ 0,92-0,95

Độ nhạy: thiết lập tốc độ đóng cắt, độ nhạy càng lớn tốc độ đóng càng chậm và ngược lại. Độ nhạy = 60s/ bước

Thời gian đóng lặp lại: là khoảng thời gian an toàn để ngăn tụ cùng một cấp khi chúng chưa xả điện hoàn toàn [thường được đặt lớn hơn thời gian xả của tụ lớn nhất đang được sử dụng]

Cấp định mức: bước tụ nhỏ nhất đang sử dụng

Độ méo dạng tổng: do sóng hài quyết định

Nếu bạn cần thuê xe vận chuyển cho các đơn hàng điện từ hồ Chí Minh đi các tỉnh với chi phí giá rẻ nhất, lái xe chúng tôi sẽ nhận hàng tại kho hàng của bạn và giao đến tận nơi cho khách hàng, công ty thuê xe Đại tính Việt Nam sẽ giúp bạn vận chuyển tất cả  các mục đồ điện với giá rẻ nhất. Rent a car with driver Vietnam với đội ngủ lái xe lâu năm, kinh nghiệm trong việc bảo quản hàng hóa của bạn rất cẩn thận và tận tâm, chúng tôi còn nhận giao hàng với hình thức thu hộ [ COD].

Bạn có thể tham khảo bản giá vận chuyển như bên dưới:

Công ty vận chuyển Đại Tín Việt

Địa chỉ : 497/6A Phan Văn Trị, phường 5, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: 

Tel:+84.932.726.644.

Website: //www.vietnamtrustcarrental.com/

Khi lắp tụ bù cần đấu đúng sơ đồ:

Trường hợp 1: khi lắp cần lưu ý sao cho điện áp pha cấp cho rơ le và tín hiệu dòng điện phải ở cùng một pha duy nhất

Trường hợp 2: 

Tín hiệu dòng điện cần được lấy trên một pha và tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ le được lấy trên hai pha còn lại.

Vị trí lắp đặt biến dòng thích hợp:

Biến động phải bao gồm đủ dòng điện của tải và dòng điện đi qua tụ.

Khi lắp đúng: dòng sơ cấp đi vào K, đi ra L; tín hiệu của dòng thứ cấp cực K,L của biến dòng nối với K,L rơ le.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn nắm được cách lắp tụ bù chính xác nhất. Để đảm bảo được các tính năng vượt trội trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần chú ý đến thương hiệu và tính năng của các dòng tụ bù khác nhau. Đừng quá lo lắng khi bạn chưa biết cách lựa chọn và lắp đặt tụ bù như thế nào cho hợp lý, bởi bạn có thể tin tưởng vào những chia sẻ của công ty Huỳnh Lai, ghé qua để nhận được nhiều tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất.

Video liên quan

Chủ Đề