Cách trị gàu nấm da đầu tại nhà

Nấm da đầu không những gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Thực tế, tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để có cách trị nấm da đầu hiệu quả, trước hết cần tìm hiểu chính xác nguyên do để áp dụng hướng điều trị hiệu quả.

1. Nấm da đầu từ đâu mà có?

Nấm da đầu phát sinh do da đầu bị nhiễm nấm, loại nấm phổ biến gây nên bệnh này là Trichophyton và Microsporum. Bệnh xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, lây truyền khi người lành tiếp xúc với người bệnh hay từ môi trường. Đặc điểm dễ nhận biết khi mắc là da đầu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, rụng tóc nhiều, vảy gàu nhiều,… Tình trạng nặng hơn sẽ có nguy cơ gây viêm da đầu, nhiễm trùng,… Kể cả đã khỏi thì da đầu cũng có thể để lại sẹo, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.

Bệnh nấm da đầu khiến cho người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp

Loại nấm gây bệnh này phát triển mạnh mẽ ở môi trường có độ ẩm cao. Vì thế, da đầu ẩm ướt là một nơi lý tưởng để chúng phát triển. Dưới đây sẽ là một số điều kiện tạo nên môi trường để nấm phát triển:

Da đầu không được vệ sinh sạch sẽ:

Da dầu lâu ngày không được vệ sinh sẽ tích tụ bụi bẩn, mồ hôi, dầu nhờn, tế bào chết,… những thứ này sẽ tạo nên một môi trường vô cùng thuận lợi để nấm phát triển. Ngoài ra, trong lúc gội đầu nếu tác dụng lực quá mạnh như gãi, chà xát sẽ làm da đầu bị tổn thương, nấm lúc này sẽ nhân cơ hội mà tấn công da đầu.

Thói quen sinh hoạt:

Đối với những người bận rộn, không có thời gian chăm sóc da đầu thường xuyên. Hay những người có thói quen gội đầu ban đêm, để đầu còn ẩm ướt đi ngủ. Chính những thói quen tưởng như vô hại này lại là yếu tố giúp bệnh phát sinh. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh như mũ, lược, gối, khăn,… rất dễ bị lây nhiễm bệnh.

Lây nhiễm khi tiếp xúc với động vật bệnh:

Vật nuôi trong nhà rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến nấm da. Nếu gia chủ không quan tâm hay không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, thì khi có người tiếp xúc với chúng sẽ dễ dàng bị lây nhiễm bệnh. Loại nấm này có khả năng lây từ động vật sang người và khả năng lây nhiễm rất mạnh.

Tóc ướt, da đầu ẩm là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển

2. Cách trị nấm da đầu đơn giản mà hiệu quả

Đa số các trường hợp bị nấm da đầu đều có bệnh trạng nhẹ, dễ dàng điều trị. Bệnh nhân có thể sử dụng dầu gội có chứa sulfide selenium hay nizoral sẽ đem lại hiệu quả tốt. Gội đầu thường xuyên giúp giảm tình trạng rụng tóc, ngoài ra vùng da đầu bị nấm tóc nên được cắt ngắn để thuận tiện cho việc sử dụng thuốc. Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm thì cần sử dụng thuốc sát khuẩn cùng thuốc kháng sinh trong trường hợp cần thiết.

Gội đầu bằng bồ kết

Từ xa xưa đến nay, bồ kết được biết như là loại dược liệu có hiệu quả chăm sóc tóc và da đầu rất tốt. Vì trong bồ kết có chứa hoạt chất Saponin, có tác dụng làm sạch da đầu, ngoài ra nó còn có một mùi hương thơm rất dễ chịu. Những người bị nấm da đầu có bệnh trạng nhẹ có thể sử dụng chúng. Với bồ kết, trước khi sử dụng cần nướng trên than đỏ sau đó đem đun sôi trong nước, chờ đến khi nước nguội thì sử dụng nước đó để gội.

Bồ kết là dầu gội thiên nhiên được sử dụng từ xưa đến tận bây giờ

Sử dụng thuốc trị nấm

Thuốc uống sẽ được ưu tiên sử dụng vì nếu người bệnh muốn sử dụng thuốc bôi thì cần loại bỏ vùng tóc có phần da nhiễm bệnh, đồng thời kết hợp với dầu gội trị nấm. Thuốc uống trị nấm da đầu thường được dùng như: Fluconazole, Terbinafine, Griseofulvin, Itraconazole,…

Thuốc Itraconazole, Fluconazole và Terbinafine có thời gian sử dụng ngắn, trong khoảng từ 2 đến 4 tuần. Ngoài ra, các loại thuốc này có phản ứng phụ là gây đau bụng đối với trẻ em. Nếu nấm da đầu do nấm Microsporum gây ra thì sử dụng Griseofulvin sẽ cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, thời gian sử dụng thuốc tương đối dài, trong khoảng từ 6 đến 8 tuần, và kèm theo một số tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa. Còn đối với nấm Trichophyton thì ưu tiên sử dụng Terbinafine có khả năng loại bỏ rất cao.

Nếu tình trạng nặng và xảy ra hiện tượng bội nhiễm, thì cần sử dụng thuốc sát khuẩn và thuốc kháng sinh. Ngoài ra, để hạn chế mắc bệnh cũng như bệnh phát triển nặng.

Ngoài những cách trị nấm da đầu trên thì còn một số các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị dưới đây:

Vệ sinh da đầu sạch sẽ

Vào những thời điểm có thời tiết nắng nóng oi bức trong năm, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý trong việc giữ vệ sinh da đầu, nhất là trong những môi trường tiếp xúc đông người như trường học, ký túc xá, nhà trẻ,… nhằm hạn chế lây bệnh. Gội đầu thường xuyên, xả nước nhiều lần để tẩy sạch xà phòng, hạn chế gãi quá mạnh lên da đầu. Giữ tóc luôn khô ráo, sạch sẽ và lưu ý nên sấy khô tóc sau khi gội hay dính nước mưa để tránh nấm phát triển.

Không đội mũ quá chật, không sử dụng chung vật dụng cá nhân

Đội mũ quá chật trong thời gian kéo dài sẽ tạo ra môi trường ẩm nóng thuận lợi cho nấm phát triển, do mồ hôi khó có thể bốc hơi khi mũ quá chật sẽ tạo nên môi trường ẩm. Vì thế, nên bỏ thói quen này từ bây giờ. Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như lược, mũ, khăn lau. Vì nấm có thể bám lên những vật dụng này khi người bệnh sử dụng. Từ đó, khi người lành sử dụng những bào tử nấm này sẽ dính trực tiếp nên tóc và gây bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với thú nuôi bị bệnh

Thú nuôi có thể là nguồn bệnh lây nhiễm cho bạn và các thành viên trong gia đình. Nếu bạn phát hiện trên lông da của thú nuôi xuất hiện vảy gàu, lông rụng từng mảng, nhờn dính, viêm đỏ,… thì cần đưa ngay đến bệnh viện thú y để khám điều trị, tránh lây cho người. Đối với những thú nuôi này thì cần được điều trị và cách ly xa nơi sinh hoạt của gia đình để tránh lây lan bệnh.

Không nên tiếp xúc với thú nuôi bị nhiễm nấm

Như vậy, thông qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn biết thêm nhiều cách trị nấm da đầu hiệu quả mà an toàn. Bệnh nấm da đầu tuy không phức tạp nhưng cũng không nên chủ quan, vì nó sẽ có thể gây mất thẩm mỹ cũng như làm bản thân người bị mất tự tin. Do đó cần điều trị ngay khi phát hiện biểu hiện bất thường.

Nếu cần được tư vấn thêm về các phương pháp điều trị nấm da đầu, bạn đọc có thể gọi đến số tổng đài 1900565656 để được hỗ trợ, tư vấn.

Nấm da đầu là một bệnh lý da liễu với nhiều triệu chứng khó chịu và có thể lây cho người khác. Tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách trị nấm da đầu triệt để, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Nguyên nhân gây ra nấm da đầu

Hai loại nấm sợi có tên Microsporum và Trichophyton là tác nhân gây ra bệnh nấm da đầu. Chúng thường xâm nhập vào các sợi tóc nơi có vùng da đầu ẩm ướt, gây ra tình trạng vảy gàu và ngứa ngáy. Nếu như không có cách trị nấm da dầu triệt để sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Nấm da đầu gây ra bởi hai loại nấm sợi Microsporum và Trichophyton

Dưới đây là những yếu tố khiến cho hai loại nấm này có thể sinh sống và phát triển ở vùng da đầu:

  • Vệ sinh da đầu kém: Da đầu bẩn kết hợp cùng mồ hôi là môi trường vô cùng có lợi cho nấm sợi phát triển. Bên cạnh đó, gội đầu không đúng cách như chà xát hoặc gãi quá mạnh sẽ khiến cho da đầu bị trầy xước. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong.

  • Lây nhiễm từ người bị bệnh: Nấm da đầu có thể lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hay sử dụng chung các đồ vật với người nhiễm bệnh như khăn tắm, áo quần hoặc chăn màn,…

  • Nguồn nước bẩn: Sử dụng nguồn nước bẩn có chứa nấm gây bệnh để tắm gội hàng ngày sẽ khiến chúng ta rất dễ bị nấm da đầu.

  • Do thói quen xấu: Những thói quen xấu như lười gội đầu hoặc để tóc ẩm ướt rồi đi ngủ cũng là những yếu tố tạo môi trường cho nấm phát triển.

  • Lây nhiễm từ động vật: Các loại nấm có thể tồn tại ở chó, mèo, gà hoặc ngựa,... Khi những loài động vật này nhiễm bệnh, chúng ta rất dễ dàng bị lây khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những đồ vật.

2. Triệu chứng khi bị nấm da đầu

Khi bị nấm da đầu, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng gây khó chịu, làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đó là:

Gàu xuất hiện nhiều ở da đầu:

Khi nấm gây bệnh tấn công sẽ làm cho da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn so với bình thường. Chính vì vậy, vảy gàu ở những người mắc bệnh sẽ bị ướt. Đây là triệu chứng mà rất nhiều người thường không để ý. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu bất thường về gàu, cần đi khám và áp dụng các cách trị nấm da đầu triệt để ngay.

Da đầu bị ngứa và nổi mụn:

Việc xuất hiện gàu thường sẽ kéo theo tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu ở vùng da đầu. Cho dù, chúng ta có gội đầu sạch sẽ như thế nào cũng không thể cải thiện được. Ngoài ra, da đầu còn bị nổi những nốt mụn đỏ.

Nấm da đầu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh

Rụng tóc:

Triệu chứng này sẽ xuất hiện ở giai đoạn muộn của nấm da đầu, thường là sau thời gian bắt đầu nhiễm bệnh từ 20 ngày cho đến 1 tháng. Số lượng tóc bị rụng sẽ tăng dần theo thời gian nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời.

Rụng tóc từng mảng:

Đây là tình trạng tóc rụng không thể kiểm soát được, tạo các mảng hói hình tròn hoặc bầu dục, có đường kính tầm 2 đến 5 cm. Ngoài ra, ở một số người còn xuất hiện triệu chứng viêm da lan rộng ở vùng da đầu. Lúc này, việc điều trị để loại bỏ nấm gây bệnh và phục hồi cho nang tóc là biện pháp bắt buộc.

3. Cách trị nấm da đầu triệt để

Biến chứng của bệnh là gây ra nấm tóc Kerion. Đây là một dạng viêm nhiễm nặng, khiến cho vùng da đầu bị chảy mủ và sưng phồng lên. Chính vì vậy, cần phải có cách điều trị nấm da đầu triệt để ngay từ khi bệnh mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhẹ.

Điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây để điều trị tình trạng nấm da đầu nhẹ hoặc có thể kết hợp với các loại thuốc chuyên trị để gia tăng hiệu quả:

  • Chanh: Axit tự nhiên có trong loại quả này có tác dụng rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn cũng như loại bỏ các loại nấm gây bệnh. Chúng ta sẽ dùng nước cốt chanh đã được pha loãng bôi lên tóc. Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 đến 15 phút rồi xả sạch.

  • Dầu dừa: Đối với bệnh nấm da đầu, sử dụng dầu dừa để massage khoảng 1 đến 2 phút sẽ giúp làm giảm đi tình trạng ngứa ngáy. Bên cạnh đó, loại nguyên liệu tự nhiên này còn có công dụng nuôi dưỡng tóc rất tốt.

Massage da đầu với dầu dừa có thể làm giảm đi tình trạng ngứa do nấm

  • Tinh dầu tràm: Để chống lại các loại nấm gây bệnh và làm lành vùng da đầu bị tổn thương, chúng ta có thể sử dụng tinh dầu tràm kết hợp với dầu dừa để ủ tóc. Nếu thực hiện phương pháp này các ngày đều đặn sẽ thấy được hiệu quả rất rõ ràng.

  • Giấm: Giấm pha loãng cùng với nước sẽ tạo ra được một hỗn hợp có tác dụng tẩy đi tế bào chết, giảm gàu và tình trạng ngứa ngáy da đầu hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc

Nấm da đầu sẽ được điều trị với 2 dạng thuốc, đó là bôi hoặc uống. Thuốc bôi sẽ được sử dụng đối với tình trạng bệnh nhẹ. Nếu như không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc uống. Cụ thể là:

  • Thuốc trị nấm da đầu dạng bôi: Loại thuốc này sẽ được bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị nấm để làm giảm tình trạng ngứa và loại bỏ đi nấm gây bệnh. Tuy nhiên, rất khó tiếp cận thuốc ở những vùng nấm bị che khuất. Do vậy, chúng ta đôi khi buộc phải loại bỏ hết tóc mới có thể bôi được. Một số loại thuốc dạng bôi là: Clotrimazol. Naftifine hoặc Miconazol,...

Thuốc uống là cách điều trị nấm da đầu triệt để từ phía bên trong

  • Thuốc trị nấm da đầu dạng uống: Đây là cách trị nấm da đầu triệt để từ phía bên trong cơ thể với 2 thuốc phổ biến hiện nay là Terbinafine và Griseofulvin. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nổi mề đay hoặc chóng mặt,… Lưu ý, khi sử dụng thuốc này cho trẻ nhỏ, cần phải theo dõi liên tục để có thể can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

  • Dùng dầu gội đầu chuyên dùng trị nấm đặc hiệu.

Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã biết được cách trị nấm da đầu triệt để. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những cách trên mà các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đến ngay khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra, điều trị. Để đặt lịch khám nhanh nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề