Cách ủ bánh mì hoa cúc qua đêm

Bánh mỳ hoa cúc còn tên gọi khác là Harrys Brioche có nguồn gốc từ nước Pháp. Chiếc bánh “gây nghiện” nhiều người bởi hương thơm nức mũi, từng thớ bánh dai mềm. Gọi là bánh mỳ hoa cúc nhưng thành phần lại không hề có hoa cúc. Sở dĩ có tên gọi bánh mì hoa cúc bởi những chiếc bánh nướng xong sẽ nở bung từng bím vàng ươm trông nhưng đóa hoa cúc vậy. Chiếc bánh thơm nức mùi bơ và hương hoa cam. Nhìn qua chiếc bánh tưởng chừng bình thường nhưng làm bánh mì hoa cúc đòi hỏi kĩ thuật cao, hương thơm khiến ai từng nếm thử cũng phải xuýt xoa, lưu luyến.

Cách ủ bánh mì hoa cúc qua đêm

Nguyên liệu làm bánh mỳ hoa cúc

Cách làm bánh mỳ hoa cúc đòi hỏi kĩ thuật cao, cực kì cẩn thận trong từng khâu từ nhào bột, ủ đến nướng bánh. Chiếc bánh đạt yêu cầu phải nở bung, bên ngoài không bị chai bánh. Dùng tay xé lộ rõ từng thớ bánh dài, bánh để được 4-5 ngày mà vẫn mềm ngon.

Công thức bánh Brioche truyền thống có tỉ lệ bơ cao nên quá trình nhồi phải lưu ý cẩn thận, tránh làm bơ chảy khiến bánh bị bết và không xốp. Khi về Việt Nam, công thức làm bánh mì hoa cúc được biến tấu cho dễ hơn, phù hợp nhu cầu làm bánh đơn giản hơn cho chị em. Để làm bánh mì hoa cúc, bạn cần chuẩn bị:

Cách ủ bánh mì hoa cúc qua đêm

+ Bột mì số 13. Bột mì số 13 có hàm lượng protein cao, thành phần protein khi gặp nước sẽ chuyển hóa thành các sợi gluten. Trong quá trình nhào nặn, sợi gluten lớn dần, dai và dẻo tạo ra kết cấu vững chắc cho bánh. Chính vì thế bột mì số 13 được dùng để làm các loại bánh mì, bánh mì hoa cúc, đế bánh pizza. + Bơ nhạt + Kem tươi (Whipping cream). Bơ và kem tươi quyết định độ ngon mềm của bánh nên chọn loại ngon. Mình thường sử dụng bơ nhạt và whipping của Anchor. Nếu không có kem tươi, bạn có thể thay thế bằng 10g bơ và 70g sữa tươi không đường nhưng bánh sẽ kém ngon đi một chút. + Sữa tươi không đường + Đường trắng + Chiết xuất vani + Nước hoa cam + Muối tinh + Trứng gà + Men Instant

+ Hạnh nhân lát

Bánh mì hoa cúc thần thánh từ nước Pháp, cuối cùng đã xuất hiện tại Savoury Days ;)

Mình ít khi dùng từ “thần thánh” để nói về món ăn, nếu nhiều lắm chắc cũng chỉ “ngon kinh khủng khiếp” thôi, nhưng mà riêng món bánh này thì quả thực là không có từ nào chính xác hơn.

Brioche là một trong những loại bánh mì khá nổi tiếng của Pháp, với điểm nổi bật là thớ bánh rất mềm, nhẹ và xốp, kiểu như lai giữa bánh mì và bánh ngọt vậy. Có được điều này là nhờ trong Brioche luôn có một lượng bơ và trứng khá lớn, đôi khi bơ có thể chiếm tới 65% tổng lượng bột. Bánh vì thế mà khi nướng lên luôn có hương vị quyến rũ vô cùng.

Ở Việt Nam thì loại Brioche phổ biến nhất chắc là bánh  mì gối Harry Brioche nhập khẩu từ Pháp. Cá nhân mình không đánh giá cao món bánh này lắm. Vì nó là kiểu bánh công nghiệp, nên ưu điểm lớn nhất là có thể để lâu mà không bị khô (một phần nhờ có chất bảo quản). Còn về hương vị, độ xốp mềm trong thớ bánh thì ngay cả với bánh mì sữa Hokkaido cũng chưa chắc đã bằng, chứ chưa nói tới Brioche tự làm.

Công thức Brioche này nằm trong số các món bánh mà mình học được từ Le Cordon Bleu Paris mùa hè năm nay. Người hướng dẫn là một trong những thợ làm bánh mì hàng đầu của châu Âu nên chắc mình sẽ không “quảng cáo” thêm cho công thức nữa :) Mình làm bánh này thì ngay từ lần thử đầu tiên cũng đã rất thành công rồi.

Cách ủ bánh mì hoa cúc qua đêm

Trong công thức ở dưới thì phần bánh là từ Le Cordon Bleu còn hạnh nhân và glaze mật ong chanh là mình thêm vào. Vị chua chua ngọt ngọt từ glaze và giòn bùi của hạnh nhân nướng giúp cho bánh dễ ăn và bớt ngậy hơn kha khá (vì trong bánh có tương đối nhiều bơ mà). Ngoài ra, mình cực kì thích hương cam chanh từ Bergamot flavor (có thể mua từ Amazon US vd như link này).

Nguyên liệu

A. Phần bánh

  • 250 gram (2 cup) bột bánh mì (bread flour)
  • 30 gram (2 tablespoon) đường (caster sugar)
  • 5 gram (1 teaspoon) muối
  • 5 gram (1.5 teaspoon) men instant
  • 3 trứng gà (150 gram – không tính vỏ)
  • 125 gram bơ nhạt (bơ động vật không muối) – để mềm ở nhiệt độ phòng
  • 3 ml (1/2 tsp) vani chiết xuất
  • 3 ml (1/2 tsp) tinh dầu hoa cam
  • 1 quả trứng đánh tan để quét mặt bánh – có thể dùng nước thay thế
  • hạnh nhân lát

B. Glaze mật ong chanh

  • 45 gram (1/3 cup) đường bột (icing sugar)
  • 10 ml (2 tsp) mật ong
  • 10 ml (2 tsp) nước cốt chanh

(*) Bơ là nguyên liệu quan trọng tạo nên hương vị thơm ngon của bánh, nên chọn loại bơ ngon thì bánh sẽ có mùi vị ngon hơn. Không nên dùng bơ thực vật.

Cách làm

Trước khi vào phần cách làm cụ thể, mình có một ghi chú nhỏ là:

Với cùng 1 công thức, kết quả bánh ra hoàn toàn có thể khác nhau – do loại bột, điều kiện bếp (nhiệt độ, dụng cụ…) khác nhau và quan trọng nhất là tay nghề khác nhau. Như chiếc bánh mì đầu tiên mà mình làm với chiếc bánh làm bây giờ, đều từ một công thức nhưng từ bột cho đến bánh có sự khác biệt lớn. Cho nên, nếu bạn thử công thức và thấy chưa hài lòng, đừng vội kết luận gì mà hãy kiên trì làm lại, để vừa luyện tập, vừa rút ra kinh nghiệm cho các lần sau. Sẽ rất đáng tiếc nếu chỉ thử một lần và kết luận ngay là loại bánh hay công thức này không ngon. Ngon hay không, thực ra chỉ có 30% ở công thức, 70% còn lại là do người làm quyết định.

Với Brioche, vì trong bánh có lượng bơ rất lớn nên khi làm cần phải đặc biệt lưu ý nhiệt độ, tránh để bơ chảy trong những khả năng sau:

  • Nhồi bột bằng máy ở tốc độ cao trong thời gian dài làm bột quá nóng -> bơ chảy
  • Nhồi bột bằng tay, nhiệt từ tay làm bơ chảy
  • Khi tạo hình bột thao tác chậm, hơi nóng từ tay làm bơ chảy
  • Ủ bột hoặc tạo hình hay nhồi bột trong môi trường nóng ẩm -> bơ chảy

Bơ không được phép chảy trong bột Brioche cho tới khi nướng vì sẽ làm cho thớ bánh bị ẩm và bết đặc chứ không còn tơi xốp và mềm nữa.

Brioche làm thành công sẽ có phần vỏ ngoài vàng nâu sậm, ruột bánh màu vàng đậm hay nhạt tùy vào màu của bơ và lòng đỏ trứng gà. Ruột bánh mềm, ẩm nhưng đồng thời rất xốp, nhẹ và thớ bánh dai mịn. Khi ăn sẽ cảm nhận thấy vị thơm ngậy lan tỏa trong miệng. Brioche nếu làm chuẩn có thể bọc kín và dùng trong 4 ngày mà bánh vẫn mềm ngon. Hoặc có thể để trong tủ đá (bọc kín, trữ trong túi ziplock) và dùng trong 6 – 8 tuần (rã đông trong ngăn mát tủ lạnh).

Cách ủ bánh mì hoa cúc qua đêm

Mời các bạn xem cách làm cụ thể tại kênh YouTube của Savoury Days (mình cập nhật video mới hàng tuần nên các bạn có thể Subscribe/ Đăng kí để nhận được thông báo ngay khi có video mới nhé :) ).

Video có phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt. Khi xem các bạn bật CC và chỉnh Language trong Setting để chọn ngôn ngữ. Ngoài ra, nhớ chọn chế độ 720p (HD) để xem video được rõ nét nhất nha.

Tóm tắt các bước làm bánh:

1. Cho vào âu trộn bột bánh mì, đường, muối và trộn đều. Tiếp theo cho men instant, trộn đều.

2. Tạo một lỗ trống ở giữa âu bột, đập trứng vào phần trống này. Cho thêm hương liệu tuỳ thích (vanilla, hương cam chanh…).

3. Nhồi bằng máy ở tốc độ thấp trong 3~4 phút tới khi các nguyên liệu hoà quyện thành một khối. Sau đó tăng tốc độ lên mức vừa và nhồi thêm 5~10 phút tuỳ vào tốc độ máy, tới khi bột mịn mượt và khá đàn hồi thì dừng lại.

* Lưu ý: khối bột cần đủ ẩm và mềm, dễ nhồi. Tuỳ vào loại bột mà độ hút nước sẽ khác nhau do vậy cần linh hoạt khi nhồi bột. Nếu bạn cảm thấy bột quá khô, cứng khó nhồi và khó mịn thì có thể đánh tan một quả trứng rồi cho vào âu khoảng 1~2 thìa cafe một lần, tiếp tục nhồi ở tốc độ chậm. Khi thấy bột đã đủ mềm và mịn thì không cho thêm trứng nữa. Ngoài trứng, có thể dùng sữa.

4. Nếu có nhiệt kế thì đo nhiệt độ của khối bột. Nhiệt độ này không nên cao hơn 27 độ C do sẽ làm cho bơ chảy khi trộn bơ vào. Nếu bột nóng hơn 27 độ C thì đậy kín âu, để bột nghỉ ở nhiệt độ phòng cho bột mát hơn.

5. Cho bơ đã để mềm nhưng chưa chảy vào âu. Trộn ở tốc độ thấp để bơ hoà quyện vào bột. Khi bơ và bột đã hoà quyện rồi thì tăng lên tốc độ vừa, nhồi thêm 3~5 phút nữa tới khi bột chuyển mịn và bóng.

* Lưu ý: công thức này không yêu cầu nhồi bột quá kĩ. Lý do: nếu nhồi bột kĩ, thớ bột dai thì khi tạo hình sẽ khó khăn hơn nhiều, và nhồi bột nhiều còn có thể làm bơ chảy, hoặc tệ hơn nữa là làm đứt gluten trong bột.

6. Bọc bột bằng giấy nến hoặc nilon bọc thực phẩm, để nghỉ ở nhiệt độ phòng (18~23 độ C) trong 20~30 phút (nếu nhiệt độ cao hơn mức này thì thời gian nghỉ ngắn lại, nếu nhiệt độ thấp hơn thì thời gian nghỉ nên dài hơn).

7. Cho bột vào tủ lạnh, ủ bột ở nhiệt độ 2~4 độ C trong 12~14 giờ. Sau lần ủ này, bột sẽ nở hơn một chút và khá cứng nhờ lượng bơ lớn trong bột cứng lại khi để lạnh.

8. Lấy bột ra ngoài, cân rồi chia thành 3 phần. Bọc kín rồi cho vào tủ lạnh để nghỉ thêm 20 phút nữa.

9. Lấy một phần bột ra ngoài và nhẹ nhàng lăn cho bột thành hình que dài khoảng 35~40 cm. Dùng bột khô để chống dính cho tay và mặt bàn nhưng không nên dùng quá nhiều vì sẽ làm cho bột trượt trên mặt bàn khi tạo hình. Ngoài ra, cố gắng tạo hình nhanh để tránh cho bơ bị chảy.

Nếu nhiệt độ phòng nóng hoặc tạo hình chậm, làm bơ chảy và dính vào tay thì bọc cả khối bột lại, cho vào tủ lạnh tới khi bơ đông lại mới tạo hình tiếp. Trong thời gian tạo hình 1 phần bột thì 2 phần còn lại nên để trong tủ lạnh.

10. Khi đã tạo hình xong cả 3 phần bột thì quay về phần đầu tiên, vê cho bột dài ra, khoảng 60 cm. Tạo hình hai lần giúp cho bột có thời gian nghỉ, gluten thư giãn, do vậy bột không co lại khi chúng ta tạo hình.

11. Tết bột thành bím rồi đặt bột lên khay nướng có lót giấy nướng bánh hoặc tấm nướng silicon. Dùng một chiếc hộp lớn để đậy bột (tránh cho bột không bị khô mặt). Ủ bột ở nhiệt độ 20~24 độ C tới khi bột nở gấp 2 lần (mất khoảng 2~3 giờ). Không ủ ở nhiệt độ cao hơn vì có thể làm bơ bị chảy.

12. Làm nóng lò ở nhiệt độ 170 độ C – hai lửa. Khi bột đã nở gấp đôi, đánh tan nhẹ 1 quả trứng rồi quét mặt bánh với trứng này. Rắc hạnh nhân lát lên mặt bột. Nướng bánh ở 170 độ C trong 20 phút rồi hạ xuống 160 độ, nướng thêm 10~15 phút tới khi mặt bánh chuyển vàng sậm và bếp nhà bạn chìm trong mùi bánh và bơ thơm phức :)

Nếu mặt bánh vàng quá nhanh, có thể dùng 1 tờ giấy bạc để che mặt bánh, tránh cho mặt bánh bị cháy.

13. Khi bánh chín, lấy ra khỏi lò và để bánh nguội trên rack.

14. Trong khi đợi bánh nguội, chuẩn bị glaze mật ong chanh bằng cách trộn đều tất cả các nguyên liệu gồm đường, mật ong và chanh.

15. Khi bánh đã nguội hoàn toàn, dùng một chiếc thìa nhỏ để rắc phần glaze lên mặt bánh.

Yêu cầu thành phẩm về Brioche và cách bảo quản mình đã viết ở trên. Nếu bạn dùng không hết và bánh bị khô thì đừng bỏ đi nhé vì khi đó bánh sẽ trở thành nguyên liệu cực ngon cho món Pudding bánh mì :)