Cách xây nhà bằng gạch block

Câu trả lời nhanh

Xây nhà bằng gạch block đang là xu hướng của hiện tại bởi chúng có độ bên cao, cách tâm khá tốt, dễ thi công và cũng gọn nhẹ. Tuy nhiên nhược điểm của gạch Block là có giá thành cao hơn, do quy trình đúc khó hơn và chống ẩm khá kém, cần phải có loại sơn tường chống nước cực tốt kèm theo khi xây dựng.

Gạch block trong một vài năm trở lại đây nổi lên như một hiện tượng trong giới xây dựng, bởi nó sở hữu rất nhiều các ưu điểm vượt trội. Vậy, xây nhà bằng gạch block có tốt hay không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng GAXA đi tìm hiểu chi tiết về gạch block, cách phân loại và các ưu nhược điểm của nó. Đồng thời, tham khảo giá thành các loại gạch block nhằm áp dụng vào xây dựng công trình nhà ở của mình một cách tối ưu nhất.

Gạch block xây nhà là gạch thế nào?

Gạch block xây nhà là loại gạch xây được làm từ xi măng, cát vàng, cát đen, mạt cát cùng một số loại phế thải nhưng không trải qua công đoạn nung như các loại gạch truyền thống khác.

Sau khi được tạo hình, gạch block sẽ tự động đóng rắn và đạt các chỉ số cơ học như cường độ uốn, cường độ nén, độ thấm nước, độ dẻo, Gạch block không hoàn toàn là gạch không nung nhưng tỉ lệ nung rất thấp nhằm tạo sự gắn kết giữa các nguyên liệu với nhau.

Loại gạch này còn có rất nhiều tên gọi như gạch không nung, gạch xi măng hay gạch bê tông.

Gạch Block là gạch được làm từ xi măng và cát không qua công đoạn nung

Gạch block xây tường có mấy loại

Gạch block xây tường khá đa dạng về chủng loại và phục vụ cho rất nhiều các công trình nhà ở cũng như các dự án có quy mô lớn.

Trong đó, hai loại gạch thuần tuý không sử dụng bất cứ vật liệu qua nung nào là gạch bê tông cốt liệu và gạch đất hoá đá. Hai loại gạch này có trọng lượng riêng nặng hơn gạch đất nung truyền thống và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tiếp theo là loại gạch bê tông bọt, bê tông chưng khí áp [AAC] vẫn dùng than hoặc điện để đốt lò hơi đóng rắn do có độ tiêu hao năng lượng thấp. Gạch có tỷ lệ lỗ xốp lớn giúp giảm tải trọng lượng cho một số công trình.

Cuối cùng là gạch không nung có cốt liệu xốp được cấu tạo bởi nhiều thành vách, nhiều lỗ rỗng đan xen nhau. Loại gạch này có khả năng cách âm, cách nhiệt tương đối tốt cùng khả năng chống thấm cao.

Các loại gạch Block phổ biến

Ưu và nhược điểm của gạch Block

Trước khi thi công xây dựng bất cứ một công trình nào, gia chủ phải tìm hiểu thật kỹ thật càng về các vật liệu xây dựng, nhất là gạch xây. Nếu bạn đang cân nhắc chọn gạch block, hãy tham khảo các ưu điểm và nhược điểm của nó ngay sau đây:

Ưu điểm của gạch bloc

  • Có mẫu mã đẹp, đa dạng và phong phú.
  • Có độ bền cao do khả năng chịu lực gấp hai lần so với gạch nung truyền thống và có thể thay đổi tùy theo từng nhu cầu sử dụng.
  • Chống cháy hiệu quả do sử dụng nguyên liệu vô cơ, khó bắt lửa và có thể chịu được 1200 độ trong bốn ngày liên tiếp mà không ảnh hưởng đến kết cấu gạch.
  • Cách âm cực tốt với kết cấu bọt khí cùng cơ chế hấp thụ âm thanh, giúp bẻ gãy sóng âm khiến âm thanh bị chia nhỏ dẫn đến vỡ vụn.
  • Cách nhiệt tốt vào mùa hè và giảm thoát nhiệt vào mùa đông do có hệ số dẫn điện cực thấp.
  • Có trọng lượng nhẹ giúp giảm tải trọng cho kết cấu móng sàn, khung nhà công trình và dễ dàng vận chuyển.
  • Có giá thành rẻ và thời gian thi công nhanh hơn so với gạch đất nung truyền thống, giúp các gia chủ và nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí xây dựng cho các công trình lớn, nhỏ.
  • Có độ chính xác lên đến 99,99% do được sản xuất bằng dây chuyền hiện đại nên gạch có kích thước đồng đều, không bị cong vênh, méo mó.
  • Thân thiện với môi trường và không gây độc hại cho người sản xuất do quá trình làm gạch không nung qua nhiệt độ cao, không sử dụng nguyên liệu đốt. Vì thế sẽ không tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm của gạch block

  • Nếu gạch được sản xuất trên các dây chuyền và công nghệ đã cũ rất dễ gặp tình trạng ẩm mốc và rạn nứt công trình do ép không kỹ gây ảnh hưởng tới độ chống thấm của gạch. Đặc biệt, không thích hợp để xây nhà tắm, bể nước,
  • Có thể gây ra tình trạng bở tường, khi khoan đóng cố định các thiết bị lên tường sẽ gặp nhiều khó khăn, bạn cần hết sức cẩn thận.
  • Có chứa một số chất gây ô nhiễm như bột nhôm, xi măng,

Có thể thấy, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, gạch block vẫn có những nhược điểm khiến nhiều người phải đắn đo suy nghĩ có nên xây nhà bằng gạch không nung hay không.

Tốt nhất, gia chủ nên dựa trên thiết kế căn nhà của mình, sau đó xem xét các ưu nhược điểm để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Gạch Block có độ bền cao, cách âm tốt nhưng lại chống ẩm khá kém

Tóm lại có nên xây nhà bằng gạch nung/block không?

Như đã phân tích ở trên, gạch block hội tụ rất nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi cho các công trình nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, quán bar, karaoke, Xây nhà bằng gạch block sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với gạch đất nung truyền thống, bởi nó có giá thành rẻ và quá trình thi công nhanh gọn giúp giảm bớt được nhiều chi phí nhân công.

Bên cạnh đó, công trình nhà ở của bạn sẽ được cách âm, cách nhiệt tốt, chống thấm và chống cháy hiệu quả, có độ bền cao giúp kéo dài tuổi thọ lâu hơn.

Tuy nhiên, tại tỉnh Bến Tre đã có quyết định cấm sử dụng các loại gạch block trong các công trình xây dựng do gặp nhiều sự cố như nhà ở bị nứt, sụt, yếu. Nguyên nhân ở đây là do các công trình này sử dụng loại gạch block không phù hợp với kết cấu và tải trọng của nó.

Trên thực tế có rất nhiều công trình và dự án quy mô lớn sử dụng gạch block từ các nhà đầu tư nước ngoài như Keangnam Landmark 72, Lotte Liễu Giai Hà Nội, Aeon Mall Sài Đồng, khách sạn Pullman Hà Nội, Samsung Thái Nguyên,

Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nhà ở, biệt thự, toà nhà lớn và các trung tâm thương mại đều đã lựa chọn gạch block để xây dựng. Trải qua nhiều năm, các công trình này vẫn vững chắc và bền bỉ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng gạch block để xây nhà ở cho chính mình.

Lưu ý trước khi xây nhà bằng gạch block, bạn nên tính toán thật cẩn thận kết cấu và tải trọng của công trình. Sau đó, lựa chọn loại gạch block phù hợp để đảm bảo an toàn và tránh các hậu quả nghiêm trọng về sau.

Gạch Block ngoại trừ giá thành cao hơn gạch nung thì hầu như các tiêu chuẩn khác đều vượt trội

Khi thi công bằng gạch block cần lưu ý điều gì?

Muốn xây dựng một công trình nhà ở vừa đẹp vừa chắc chắn bằng gạch block, gia chủ cần lưu ý sáu điều cụ thể như sau:

  • Chú ý lựa chọn gạch không nung tại các địa điểm bán hàng uy tín, có đầy đủ giấy chứng nhận sản phẩm có khả năng chịu nén của bê tông.
  • Cần thuê thợ có kinh nghiệm thi công loại gạch này, bởi kích thước và khối lượng của nó lớn hơn gạch đất nung thông thường gấp 3 4 lần.
  • Nên sử dụng gạch block để xây tường rào bao quanh nhà, xây tường ngăn cách giữa các phòng, tường nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Vì đây là những nơi ẩm ướt, dễ thấm nước và nấm mốc do ảnh hưởng của thời tiết.
  • Khi xây nhà, bạn nên sử dụng vữa thông thường với lượng vừa đủ để bề mặt của gạch block nhẵn và khuôn gạch khít nhau hơn.
  • Khi thi công hệ thống điện nước ngầm trong nhà, gia chủ nên dùng máy khoan cắt theo từng mạch vữa.
  • Tưới nước từ 3 6 lần trong một ngày và đảm bảo làm liên tục như vậy trong 4 6 ngày sau khi thi công trát vữa để làm tăng hiệu quả hoạt động cũng như đảm bảo chất lượng cho công trình.
Trước khi xây nhà gạch Block hãy tìm đơn vị phân phối gạch uy tín tránh mua hàng kém chất lượng

Một số giá gạch Block bạn có thể tham khảo

Tiêu chí hàng đầu khi chọn mua gạch block đó mua gạch tại những cửa hàng vật liệu xây dựng uy tín có giá cả phải chăng và dịch vụ tốt. Hầu hết các đại lý đều bán giá gạch theo mặt bằng chung, vì thế bạn có thể tham khảo một số giá gạch block trên thị trường như sau:

Gạch block đặc

  • Khối lượng từ 2,3 4,2 kg/ viên.
  • Giá thành rơi vào khoảng 850 1.580 đồng/ viên tùy theo từng kích thước khác nhau.

Gạch block xi măng cốt liệu rỗng 3 thành vách

  • Khối lượng từ 5,2 12,1 kg/ viên.
  • Giá thành rơi vào khoảng 2,490 6,353 đồng/ viên tùy theo từng kích thước khác nhau.

Gạch block xi măng cốt liệu rỗng T3 dùng đan cốt thép để đổ bê tông âm tường

  • Khối lượng từ 11,5 18,5 kg/ viên.
  • Giá thành rơi vào khoảng 4,990 8.990 đồng/ viên tùy theo từng kích thước khác nhau.

Gạch block xi măng cốt liệu rỗng 3 lỗ 2 vách có trọng lượng nhẹ và chịu lực tốt

  • Khối lượng từ 11,1 19,9 kg/ viên.
  • Giá thành rơi vào khoảng 4,890 9,590 đồng/ viên tùy theo từng kích thước khác nhau.

Gạch block xi măng cốt liệu rỗng 2 lỗ 2 thành vách

  • Khối lượng từ 4,2 15,6 kg/ viên.
  • Giá thành rơi vào khoảng 2,090 7,990 đồng/ viên tùy theo từng kích thước khác nhau.

Đơn giá gạch block trên đây là giá xuất xưởng từ nhà máy đã bao gồm thuế VAT. Tại một số đại lý, giá gạch có thể cao hơn một chút do phát sinh chi phí vận chuyển và chất lượng dịch vụ.

Hy vọng, với các thông tin GAXA.VN vừa cung cấp, bạn sẽ xây được ngôi nhà bằng gạch block hoàn hảo và ưng ý nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về gạch không nung, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Chúng tôi sẽ giải đáp hết các vấn đề xây nhà bằng gạch block.

Video liên quan

Chủ Đề